Cấp học Năm 2014 (triệu đồng) Năm 2015 (triệu đồng) Năm 2016 (triệu đồng) So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Bình quân Mầm non 5.209 5.516,64 5.793,66 105,91 105,02 105,46 THCS 2.446,9 2.574 2.691,98 105,19 104,58 104,89 Tổng cộng 7.655,9 8.090,64 8.485,64 105,68 104,88 105,28
Từ bảng (4.5) cho thấy hàng năm việc giao kế hoạch thu học phí của hai cấp học qua các năm học đều tăng. Năm học 2014 tổng giao thu học phi là 7.655,9 triệu đồng, năm 2015 tổng giao thu học phí là 8.090,64 triệu đồng tăng 5,68% năm 2014, năm học 2016 tổng giao thu học phí là 8.485,64 triệu đồng tăng tăng 4,88% so với năm 2015.
Căn cứ các quy định của UBND tỉnh và kế hoạch giao thu học phí các nhà trường tổ chức thu học theo tháng hoặc quý và nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN huyện. Khi phát sinh các nội dung chi theo quy định kế toán các nhà trường lập giấy rút tiền mặt đến KBNN rút nguồn về chi tiêu theo quy định.
Do chính sách của nhà nước nên cấp học Tiểu học không phải đóng học phí. Nguồn học phí qua các năm cũng góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách, giúp các trường tăng thêm nguồn thu để thực hiện chi trả tiền lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên môn tại các nhà trường. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Mầm non
THCS
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ giao thu học phí của cấp học mầm non và THCS
c) Xây dựng quy trình thu
Bước 1: Các nhà trường thuộc cấp học Mầm non, THCS thống nhất chủ trương kế hoạch thu các khoản, dự kiến chi từng khoản trong Ban Giám hiệu, Hội đồng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Bước 2: Các nhà trường thuộc cấp học Mầm non, THCS lập Kế hoạch thu và dự trù kinh phí chi tiết niêm yết công khai ít nhất một tuần để tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh kế hoạch thu và dự trù kinh phí.
Bước 3: Báo cáo UBND xã, thị trấn xin chủ trương thống nhất bằng văn bản và chỉ được tiến hành tổ chức thực hiện sau khi có sự đồng ý của UBND các xã, thị trấn.
Bước 4: Các nhà trường thuộc cấp học Mầm non, THCS phối hợp với Ban đại diện phụ huynh học sinh triển khai lấy ý kiến của tất cả phụ huynh học sinh theo phương thức phù hợp. Phải được sự nhất trí theo đa số thì mới tổ chức thu.
Bước 5: Tổ chức thu theo kế hoạch
Bảng 4.6. Đánh giá của cán bộ quản lý về quy trình thu học phí giai đoạn 2014-2016 (N=75) Nội dung Rất hợp lý Hợp lý Không hợp lý Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Bước 1 56 74,67 15 20,00 4 5,33 Bước 2 55 73,34 13 17,33 7 9,33 Bước 3 54 72,00 16 21,33 5 6,67 Bước 4 58 77,34 13 17,33 4 5,33
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Từ bảng (4.6) cho thấy tỷ lệ đánh giá rất hợp lý của cán bộ quản lý đối với các bước quy trình thu chiếm từ 73,34% đến 77,34%; tỷ lệ đánh giá hợp lý của cán bộ quản lý đối với các bước quy trình thu chiếm từ 17,33% đến 21,33%; còn tỷ lệ ý kiến đánh giá không hợp lý của cán bộ quản lý đối với các bước quy trình thu chỉ chiếm 5,33%. đến 9,33%. Qua số liệu phân tích cho thấy quy trình tổ chức thu học phí đảm bảo và đầy đủ quy trình.
d) Tổ chức thu và quản lý nguồn học phí
Các nhà trường thuộc cấp học Mầm non, THCS trên địa bàn huyện thu học phí không đồng nhất và thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh. Có trường thu theo tháng, có trường thu theo quý và phần lớn các trường thu theo học kỳ. Khi tổ chức thu các nhà trường sử dụng phiếu thu theo quy định. Đối với cấp học THCS phiếu thu được học sinh nộp và ký trực tiếp vào phiếu thu; đối với cấp học Mầm non do phụ huynh học sinh trực tiếp nộp và ký phiếu thu.
Các nhà trường thực hiện công tác kế toán, thống kê các khoản thu theo các quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của Phòng Tài
chính - KH và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Nguồn thu, chi học phí được tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm của các nhà trường theo quy định.
Bảng 4.7. Đánh giá của phụ huynh học sinh về việc thực hiện thu học phí giai
đoạn 2014-2016 (N=20) Nội dung Rất hợp lý Hợp lý Không hợp lý Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Thu học phí theo tháng 14 70,00 4 20,00 2 10,00 Thu học phí theo quý 2 10,00 3 15,00 15 75,00 Thu học phí theo kỳ 0 0,00 1 5,00 19 95,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Từ bảng (4.7) cho thấy việc tổ chức thu học phí theo tháng có đến 70% ý kiến của phụ huynh cho rằng rất hợp lý, hợp lý chiếm tỷ lệ 20% và không hợp lý chiếm tỷ lệ 10%; thu học phí theo quý có 10% cho rằng rất hợp lý, hợp lý là 15% và không hợp lý chiếm tỷ lệ 75%; còn đối với thu học phí theo kỳ không có ý kiến nào của phụ huynh học sinh cho rằng rất hợp lý, tỷ lệ hợp lý chỉ chiếm 5% và không hợp lý chiếm tỷ lệ 95%. Qua số liệu phân tích cho thấy việc tổ chức thu học phí theo tháng là phù hợp nhất và việc tổ chức thu học phí theo kỳ là không phù hợp với khả năng đóng góp của phụ huynh học sinh.
e) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Trên địa bàn huyện Kiến Xương việc thanh tra, kiểm tra, giám sát nguồn thu chi học phí được thực hiện hàng năm và được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên các cơ quan chuyên môn cấp huyện không thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đơn thuần mỗi khoản thu chi học phí mà thường lồng ghép với một hoặc nhiều nội dung khác.
- Công tác thanh tra: thanh tra nguồn thu chi học phí hàng năm do Thanh tra nhà nước huyện Kiến Xương thực hiện. Bình quân mỗi năm Thanh tra nhà nước thực hiện thanh tra khoảng 20 nhà trường song được thực hiện lồng ghép thanh tra
tất cả các nội dung trong một nhà trường chứ không tách riêng (nguồn NS cấp, nguồn học phí, các nguồn thu theo thỏa thuận, nguồn khác). Thời điểm thực hiện thanh tra thường là 2 năm, thời gian thanh tra ngắn từ 3 đến 5 ngày.
- Công tác kiểm tra nguồn học phí được Phòng Tài chính - KH và Phòng GD&ĐT thực hiện thường xuyên hàng năm. Tuy nhiên cũng như công tác thanh tra việc kiểm tra được thực hiện với tất các các nội dung thu chi chứ không tách riêng nguồn học phí. Các cuộc kiểm tra được thực hiện như sau.
Công tác giám sát: Công tác giám sát hàng năm được HĐND huyện thực hiện hàng năm. Tuy nhiên việc giám sát không được nhiều trong giai đoạn 2014- 2016 HĐND huyện thực hiện giám sát được 31 nhà trường, thời gian giám sát ngắn, thời điểm giám sát dài và lồng ghép việc giám sát với nhiều nội dung.
+ Đối với Huyện ủy: Hàng năm thành lập đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra các khoản thu theo quy định và thỏa thuận của các nhà trường.
+ Đối với Phòng GD&ĐT: Thực hiện kiểm tra toàn diện hàng năm vào cuối năm học; thực hiện việc kiểm tra thường xuyên công tác quản lý điều hành, công tác tài chính kế toán, việc thực hiện thu chi nguồn NS nhà nước cấp và các khoản thu.
Trong giai đoạn 2014-2016 bình quân mỗi trường học trên địa bàn huyện Kiến Xương được kiểm tra từ 4 đến 5 lần, thanh tra và giám sát trung bình 01 lần. Các cuộc thanh tra, kiểm tra giám sát đều được lồng ghép với một vài hoặc nhiều nội dung khác, số lượng các cuộc thanh tra, giám sát còn ít, thời gian thực hiện ngắn. Qua thanh tra, kiểm tra, giám sát đã phát hiện ra nhiều lỗi vi phạm trong công tác quản lý điều hành chi và một số sai phạm trong việc thu các khoản thỏa thuận. Đối với việc thực hiện thu chi nguồn học phí không có sai phạm các nhà trường thu đúng thu đủ, chi đúng tỷ lệ, đúng mục đích. Tuy nhiên có tình trạng hướng phụ huynh học sinh phải nộp học phí theo kỳ.
4.1.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách trong giáo dục trên địa bàn huyện
4.1.3.1. Cơ cấu chi ngân sách huyện trong giáo dục
Ở tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Kiến Xương nói riêng, những nỗ lực về NS cho giáo dục cũng như cơ cấu NS cho giáo dục thời gian qua đã và đang đi đúng hướng. Theo số liệu của Phòng Tài chính - KH huyện, giai đoạn 2014 - 2016 đã có sự tăng đáng kể trong việc tăng tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục.
Năm 2014 dự toán giao đầu năm là 212.117 triệu đồng, quyết toán là 244.066 triệu đồng đạt 115,06%. Năm 2015 dự toán giao đầu năm là 231.071 triệu đồng, quyết toán là 242.529 triệu đồng đạt 104,96%. Năm 2016 dự toán giao đầu năm là 241.729 triệu đồng, quyết toán là 256.294 triệu đồng đạt 106,03%.
Nguyên nhân số quyết toán hàng năm đều tăng so với dự toán là do dự toán giao đầu năm chưa tính toán được đầy đủ các yếu tố tăng trong năm. Thực tế trên địa bàn huyện Kiến Xương giai đoạn 2014-2016 ngoài dự toán đầu năm trong các năm ngân sách cấp trên bổ sung rất nhiều nguồn phát sinh cho giáo dục như: Nguồn kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em, nguồn kinh phí cấp bù miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, nguồn kinh phí tăng lương cơ sở hàng năm theo Nghị định của Chính phủ (Nghị định 17/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về tiền lương tăng thêm đối với cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số 2,34 trở xuống, theo đó những người có hệ số dưới 2,34 sẽ được tăng thêm 8% nhân với mức lương hiện hưởng. Năm 2016 chính phủ ban hành Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, theo đó mức lương cơ bản tăng từ 1.150 ngàn đồng lên 1.210 ngàn đồng), nguồn kinh phí tinh giảm biên chế, nguồn kinh phí thực hiện một số chính sách đối với giáo viên mầm non, nguồn ghi thu – ghi chi học phí và một số nguồn bổ sung khác.
Qua bảng (4.8) cho thấy tỷ lệ chi NS cho giáo dục so với tổng chi tiêu dùng thường xuyên ở huyện Kiến Xương trong 3 giai đoạn 2014 -2016 có sự thay đổi biến động từng năm đồng thời phụ thuộc nhiều vào tổng chi tiêu dùng thường xuyên và mức độ tăng của chi sự nghiệp giáo dục, nếu tổng chi tiêu dùng thường xuyên cao, mức độ tăng chi sự nghiệp giáo dục không thay đổi thì tỷ lệ chi NS cho giáo dục so với tổng chi tiêu dùng thường xuyên thấp và ngược lại. Năm 2014 dự toán 46,6% quyết toán là 49,6% tăng 3% so với dự toán, năm 2015 dự toán là 47,7% quyết toán 45,3% giảm 2,4% so với dự toán, năm 2016 dự toán 48,6 quyết toán 44,9 giảm 3,7% so với dự toán. Tỷ lệ chi NS cho giáo dục so với tổng chi NS huyện năm 2014 dự toán 33,7%, quyết toán 29,2%; năm 2015 dự toán 28,9%, quyết toán 26%; năm 2016 dự toán 32,7% quyết toán 28,8%. Tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào tổng chi NS huyện, nếu tổng chi NS huyện cao thì tỷ lệ này thấp và ngược lại.
Bảng 4.8. Cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục trên địa bàn huyện Kiến Xương giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dự toán (triệu đồng) Quyết toán (triệu đồng) Dự toán (triệu đồng) Quyết toán (triệu đồng) Dự toán (triệu đồng) Quyết toán (triệu đồng)
A.Tổng chi NS huyện 629.737 834.752 798.222 925.895 738.341 889.622
Trong đó:
I. Chi cân đối NS 629.737 792.148 798.222 915.071 738.341 875.260 - Chi đầu tư phát triển 164.502 276.076 308.114 353.870 234.888 277.321 - Chi tiêu dùng thường xuyên 454.914 491.895 484.294 530.524 497.034 570.626 + Chi sự nghiệp giáo dục 212.117 244.066 231.071 240.529 241.729 256.294
+ Chi khác 242.797 247.829 253.223 289.995 255.305 314.332
Tỷ lệ chi NS cho sự nghiệp giáo dục so
với tổng chi thường xuyên. 46,60 49,60 47,70 45,30 48,60 44,90
Tỷ lệ chi NS cho sự nghiệp giáo dục so
với tổng chi ngân sách 33,70 29,20 28,90 26,00 32,70 28,80
4.1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ngân sách trong giáo dục trên địa bàn huyện Kiến Xương
Từ năm 2013 đến nay, để phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước về GD&ĐT, phân cấp nhiệm vụ về quản lý NSNN đối với sự nghiệp giáo dục. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý chi NS trong sự nghiệp giáo dục của huyện Kiến Xương được tổ chức như sau:
Sơ đồ 4.1. Mô hình bộ máy quản lý ngân sách trong giáo dục
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)
- HĐND huyện Kiến Xương
Căn cứ vào dự toán UBND tỉnh giao, HĐND huyện quyết định dự toán và phân bổ NS huyện, phê chuẩn quyết toán NS huyện, quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện NS huyện, giám sát việc thực hiện NS đã được HĐND quyết định.
UBND huyện Kiến Xương
HĐND huyện Kiến Xương
Phòng Tài chính – KH
KBNN huyện Kiến
Xương Phòng GD&ĐT huyện Kiến Xương
Các trường Mầm Non, Tiểu học, THCS.
- UBND huyện Kiến Xương
Chịu trách nhiệm quản lý NS sự nghiệp GD&ĐT trên địa bàn huyện Kiến Xương theo quy định của pháp luật.
Lập dự toán và phương án phân bổ NS huyện, dự toán điều chỉnh NS huyện trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định, lập quyết toán NS huyện trình UBND cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan, ngành quản lý cấp trên theo quy định; kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp dưới về dự toán NS và quyết toán ngân sách, căn cứ vào nghị quyết của HĐND cùng cấp quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung cho NS cấp dưới tổ chức thực hiện NS huyện, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý NS theo lĩnh vực trên địa bàn.
- Phòng Tài chính - KH
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, quốc phòng – an ninh của huyện.
Theo mô hình quản lý trên tại Phòng Tài chính - KH huyện bố trí 01 chuyên viên phụ trách thu NS huyện trực tiếp theo dõi cấp kinh phí qua hệ thống TABMIS cho các nhà trường. Hàng năm có nhiệm vụ phối hợp với chuyên viên Phòng GD&ĐT thực hiện hướng dẫn xây dựng dự toán, kiểm tra rà soát việc lập, phân bổ dự toán và xét duyệt, thanh quyết toán đối với các nhà trường.
- Phòng GD&ĐT huyện
Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung GD&ĐT; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng GD&ĐT.
Theo Quyết định số 2584/QĐ-UBND ngày 09/12/2011 của UBND tỉnh Thái Bình về việc quản lý tài chính NS đối với các đơn vị dự toán và mô hình