Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách trong giáo dục trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 52)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Tôi chọn huyện 112 trường học trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình làm địa bàn nghiên cứu vì một số lý do sau đây:

Thứ nhất: Kiến Xương là một huyện thuần nông nguồn thu ngân sách rất thấp, chi ngân sách cũng như chi ngân sách cho giáo dục các cấp chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách trung ương.

Thứ hai: Công tác quản lý, sử dụng ngân sách, công tác xây dựng phân bổ, chấp hành dự toán, quyết toán của các nhà trường trong những năm gần đây có nhiều bất cập, hạn chế đội ngũ cán bộ quản lý ngành giáo dục trên địa bàn huyện phần lớn không có nghiệp vụ chuyên môn về quản lý tài chính gây khó khăn cho công tác quản lý ngân sách cho giáo dục của huyện.

Thứ ba: Trong những năm gần đây chế độ, định mức phân bổ cho giáo dục có nhiều thay đổi. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp còn chưa được thường xuyên.

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Tài liệu thứ cấp bao gồm: Báo cáo xây dựng dự toán, giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, báo cáo quyết toán NS hàng năm; các chủ trương chính sách của nhà nước, Bộ Tài chính về sử dụng NS nhà nước; tình hình thực hiện NS của các nước và một số địa phương của Việt Nam và các nghiên cứu trước đây có liên quan.

Thu thập thông tin tài liệu cơ sở lý luận của đề tài từ các nguồn sách, báo, tạp chí, website, ...có liên quan đến quản lý chi NS trong giáo dục. Thông tin số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH trên địa bàn có ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục được thu thập từ các đơn vị chức năng của huyện.

Thu thập số liệu từ các quyết định giao dự toán của UBND huyện, các báo cáo quyết toán NS hàng năm của huyện và của các đơn vị tại các cơ sở giáo dục, thuyết minh báo cáo quyết toán NS của các đơn vị dự toán có liên quan đến sự nghiệp giáo dục.

Các dữ liệu, báo cáo có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài của các phòng, ban, ngành: Phòng Tài chính - KH, Phòng GD&ĐT, Chi Cục thống kê, Phòng LĐTB&XH, KBNN.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu là điều tra phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi đã thiết kế đối với cán bộ quản lý, chuyên quản khối giáo dục, Hiệu trưởng các trường học trong huyện về công tác lập dự toán, công khai dự toán, chấp hành dự toán và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và quyết toán.

Các cơ quan và đối tượng điều tra bao gồm: Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách kinh tế; Trưởng, phó phòng Tài chính – KH; Trưởng, phó phòng GD&ĐT; Giám đốc, kế toán KBNN huyện; Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và một số phụ huynh học sinh thuộc cấp học.

Phân bổ mẫu điều tra của đề tài được thể hiện trong bảng 3.4 bao gồm:

Bảng 3.4. Bảng phân bổ số lượng mẫu điều tra

STT Nội dung Số lượng phiếu điều tra

1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện 9

1.1 UBND huyện 1

1.2 Phòng Tài chính – KH huyện 2 1.3 Phòng GD&ĐT huyện 2 1.4 Thanh tra Nhà nước huyện 2 1.5 Kho bạc nhà nước huyện 2

2 Các đơn vị trường học 112

2.1 Khối THCS 37

2.2 KhốiTiểu học 37

2.3 Khối Mầm non 38

3 Phụ huynh học sinh các cấp 20

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Sau khi thu thập xong dữ liệu, toàn bộ những dữ liệu này được kiểm tra chỉnh sửa, sắp xếp theo một trình tự, khoản thu ngân sach, chi ngân sách, tính toán các chỉ tiêu, so sánh, đối chiếu, đánh giá để rút ra những kết luận cần thiết.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả

Thông qua số liệu từ các báo cáo để diễn tả các khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục, để phân tích tốc độ biến động của nguồn NSNN và các khoản chi NSNN trong giáo dục.

* Phương pháp so sánh

Là phương pháp so sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy thay đổi về tài chính của đơn vị, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục. So sánh giữa số thực hiện so với số kế hoạch để thấy mức độ xây dựng kế hoạch dự toán.

* Phương pháp cân đối

Phương pháp cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các số liệu thu - chi cho sự nghiệp giáo dục qua các năm thể hiện mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng. Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình thu – chi NS cho sự nghiệp giáo dục. Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về tổng nguồn thu, huy động và nguồn kinh phí thực hiện chi.

* Phương pháp đánh giá cho điểm xếp hạng

Phương pháp đánh giá cho điểm xếp hạng là phương pháp xây dựng các chỉ tiêu đánh giá, cho điểm cho các đơn vị quản lý chi NS theo từng chỉ tiêu (Tốt, khá, trung bình, yếu). Tổng hợp các ý kiến và xếp hạng (có hoặc không hoặc phù hợp, không phù hợp, có, không, đầy đủ, chưa đầy đủ, kịp thời, chưa kịp thời).

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, trình độ kế toán các đơn vị, vai trò chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan cấp huyện liên quan.

- Quy mô và cơ cấu các nguồn vốn cho sự nghiệp giáo dục - Các hình thức quản lý và cơ chế quản lý từng loại ngân sách.

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh thu NS trong giáo dục + Nguồn thu NSNN, nguồn thu học phí.

+ So sánh nguồn thu bổ sung cân đối năm sau so với năm trước. Tính bình quân giai đoạn 2014-216.

+ So sánh nguồn thu bổ sung mục tiêu năm sau so với năm trước. Tính bình quân giai đoạn 2014-216.

+ So sánh nguồn thu học phí năm sau so với năm trước. Tính bình quân giai đoạn 2014-216.

+ So sánh tổng thu/giáo viên hàng năm + So sánh tổng thu/ học sinh hàng năm

+ Tỷ lệ các nguồn thu so với tổng thu ngân sách hàng năm + Đánh giá quy trình thu học phí

+ Đánh giá thu học phí theo tháng, quý, năm

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chi NS trong giáo dục + Ngân sách chi cho nhân lực trực tiếp giảng dạy

+ Ngân sách chi con người, quản lý hành chính, nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa, chi khác.

+ So sánh số quyết toán với số dự toán giao hàng năm

+ So sánh số dự toán, số quyết toán năm sau so với năm trước + Tỷ lệ chi NS cho sự nghiệp giáo dục so với tổng chi ngân sách

+ Tỷ lệ chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục so với tổng chi thường xuyên + So sánh nhóm mục chi thanh toán cá nhân năm sau so với năm trước + So sánh nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn năm sau so với năm trước + So sánh nhóm mục chi mua sắm, sửa chữa năm sau so với năm trước + So sánh nhóm mục chi khác năm sau so với năm trước

+ So sánh, đánh giá chi đầu tư XDCB cho giáo dục từ nguồn NS địa phương năm sau so với năm trước.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TRONG GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN XƯƠNG ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN XƯƠNG

4.1.1. Tình hình phát triển giáo dục trên địa bàn huyện Kiến Xương

Trong những năm gần đây, song song với những kết quả đạt được về KT- XH, ngành giáo dục của Kiến Xương đã thu được những thành quả quan trọng về mọi mặt. Quy mô giáo dục được mở rộng, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường, xã hội hóa công tác giáo dục. Chất lượng giáo dục cũng đã có sự chuyển biến đáng kể, trình độ dân trí được nâng cao. Giáo dục huyện Kiến Xương nằm trong hệ thống giáo dục chung của tỉnh Thái Bình là một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, thống nhất đa dạng với các cấp học từ Mầm non tới THCS.

Xét về quy mô giáo dục trong những năm qua ổn định đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện.

Về giáo dục Mầm non, hiện tại đã huy động được 69% trẻ em trong độ tuổi này đi nhà trẻ. Đối với bậc Tiểu học phần lớn các trường Tiểu học trên địa bàn thực hiện học sinh học 2 buổi/ngày, tạo điều kiện cho các em được kết hợp học tập, lao động, vui chơi ngay tại trường học. Đối với bậc phổ thông cơ sở, thực hiện học 1 buổi/ngày.

Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết với sự nghiệp trồng người, trong nhiều năm gần đây huyện Kiến Xương luôn được ngành giáo dục tỉnh Thái Bình ghi nhận nhiều thành tích về công tác giảng dạy. 100% giáo viên cấp Tiểu học đạt trình độ chuẩn trong đó trình độ trên chuẩn là 97,2%, giáo viên cấp THCS đạt chuẩn 100%, trong đó trình độ trên chuẩn là 61,7%.

Qua bảng số (4.1) ta thấy tổng số lớp và số học sinh các năm học tương đối ổn định. Số lớp của cấp học Mầm non tăng dần qua các năm, tuy nhiên số lớp của khối Tiểu học và THCS có xu tăng từ năm học 2013-2014 đến năm học 2015-2016 nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ trong năm học 2016-2017. Số lớp và số học sinh tăng hoặc giảm qua các năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan như quan niệm về năm sinh, điều kiện kinh tế, di dân và chuyển trường.

Bảng 4.1. Sự phát triển các cấp học trên địa bàn huyện Kiến Xương từ năm học 2013-2014 đến năm học 2016-2017 Ngành học Số trường Số lớp Số học sinh Năm học 2013- 2014 Năm học 2014- 2015 Năm học 2015- 2016 Năm học 2016- 2017 Năm học 2013- 2014 Năm học 2014- 2015 Năm học 2015- 2016 Năm học 2016- 2017 Năm học 2013- 2014 Năm học 2014- 2015 Năm học 2015- 2016 Năm học 2016- 2017 Mầm non 38 38 38 38 414 423 425 428 12.033 12.415 12.615 12.550 Tiểu học 37 37 37 37 489 489 491 488 12.810 12.800 12.781 12.395 THCS 37 37 37 37 345 347 348 346 11.320 11.740 11.857 11.428 Tổng số 112 112 112 112 1.248 1.259 1.264 1.262 36.163 36.955 37.253 36.373

Đến năm học 2016 -2017, toàn ngành giáo dục huyện Kiến Xương có 112 trường (bao gồm 38 trường Mầm non, 37 trường Tiểu học, 37 trường THCS với tổng số 36.373 học sinh và 1.258 nhóm lớp. Việc huy động trẻ em 5 tuổi đến trường đạt 100%; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6; có đến 95-97% học sinh tốt nghiệp THCS được vào các trường THPT, TTGDTX và đi học nghề.

Công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ ở tuổi mức độ 3 là 37/37 xã, thị trấn đạt tỷ lệ 100%, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS ở 37/37 xã, thị trấn đạt 100% trong huyện (trong đó có 8 xã đạt mức độ 2 và 29 xã đạt mức độ 3).

- Chất lượng giáo dục ở các cấp học * Giáo dục Mầm non

Các trường Mầm non đã đảm bảo an toàn cho trẻ khi tới trường, không để xảy xa dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm. Các cháu khỏe mạnh, hoạt bát, tự tin và biết thể hiện được những hiểu biết trong giao tiếp, biết múa hát, kể chuyện. Đối với trẻ 5 tuổi biết tự phục vụ những nhu cầu cần thiết, trẻ đạt kênh bình thường hàng năm từ 98% trở lên.

* Giáo dục Tiểu học, THCS

Về đạo đức: nhìn chung học sinh ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập, không có học sinh trong học đường mắc tệ nạn xã hội, không có vụ việc đáng tiếc xảy ra trong học đường. Cấp Tiểu học 99,5% học sinh thực hiện đủ 4 nhiệm vụ; cấp THCS có 98% học sinh xếp loại đạo đức khá tốt.

- Công tác xây dựng đội ngũ

Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng. Toàn ngành 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. Trong đó trình độ trên chuẩn ở cấp học Mầm non là 71%; cấp học Tiểu học đạt 97%; cấp học THCS đạt 61,7%.

Đến hết năm 2016 toàn ngành có 2.610 giáo viên, số đảng viên là 1.816 đảng viên chiếm 70% tăng 8,6% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 24 nhiệm kỳ 2011 -2015 đề ra. Toàn ngành giáo dục có 1.973 lượt cán bộ, giáo viên nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, 299 cán bộ giáo viên đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 156 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Bảng 4.2. Số lượng giáo viên trên địa bàn huyện Kiến Xương từ năm học 2013-2014 đến năm học 2016-2017 ĐVT: Người

Cấp học

Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017

Biên chế được giao Biên chế có mặt Biên chế được giao Biên chế có mặt Biên chế được giao Biên chế có mặt Biên chế được giao Biên chế có mặt Mầm non 859 847 859 846 859 839 859 834 Tiểu học 958 943 945 933 935 931 935 917 THCS 912 924 884 902 873 883 873 859 Tổng số 2.729 2.714 2.688 2.681 2.667 2.653 2.667 2.610

4.1.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách trong giáo dục trên địa bàn huyện Kiến Xương Kiến Xương

Thu NS trong giáo dục trên địa bàn huyện Kiến Xương giai đoạn 2014-2016 chủ yếu bao gồm 02 nguồn: Nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu học phí của cấp học Mầm non và THCS. Đối với các nguồn khác không tính vào thu ngân sách nhà nước trong giáo dục như nguồn sửa chữa, xây mới, nguồn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới do các nguồn này bổ sung cho ngân sách xã, thị trấn và không được quyết toán vào ngân sách sự nghiệp giáo dục.

Ngoài các nguồn thu kể trên các trường học trên địa bàn huyện còn thu các khoản theo thỏa thuận để duy trì phục vụ cho công tác dạy và học theo quy định của UBND tỉnh. Tuy nhiên do giới hạn của đề tài nên luận văn không đề cập đến. 4.1.2.1. Thực trạng thu ngân sách nhà nước trong giáo dục

Trong giai đoạn 2014-2016 thu ngân sách nhà nước cho giáo dục trên địa bàn huyện Kiến Xương thực hiện đúng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các Nghị định hướng dẫn thi hành luật ngân sách của Chính phủ, các Thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và các Nghị quyết, Quyết định của UBND tỉnh Thái Bình.

Nguồn thu ngân sách bao gồm: Nguồn thu cân đối, nguồn thu bổ sung có mục tiêu và nguồn học phí. Tất cả các nguồn thu trên đều chịu sự quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát của HĐND, Phòng GD&ĐT, Phòng Tài chính – KH, Thanh tra nhà nước và KBNN huyện.

- Nguồn thu cân đối: là nguồn được bố trí trong dự toán đầu năm cho các nhà trường thông qua quy trình lập, duyệt, phân bổ và giao dự toán hàng năm. Hàng tháng sau khi nhận được thông báo nguồn của Phòng Tài chính – KH các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách trong giáo dục trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)