Hoàn thiện và điều chỉnh quy định về định mức chi tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách trong giáo dục trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 111 - 113)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trong giáo dục trên địa

4.3.5. Hoàn thiện và điều chỉnh quy định về định mức chi tiêu

Hệ thống văn bản pháp luật quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ chính sách là cơ sở để lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán NS được cụ thể hợp lý. Tuy nhiên, hệ thống định mức chi tiêu ban hành chưa đầy đủ, ban hành đã lâu nên không còn phù hợp với sự phát triển và giá cả thực tế hiện nay. Điều này làm cho công tác lập dự toán phân bổ dự toán gặp khó khăn và khó khăn trong việc thực hiện chi NS như chế độ làm việc, định mức tiếp khách, hội nghị, văn phòng phẩm, công tác phí, định mức biên chế, mức thu học phí….).

Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý NS trong giáo dục, nó là cơ sở cho quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Nếu không có một hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp sẽ khó có thể xác định nhu cầu chi tiêu cũng như thực hiện, kiểm soát các nội dung chi tiêu tại các đơn vị dự toán. Tuy nhiên, trong thời gian qua hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi NS còn chưa được ban hành đầy đủ, cụ thể: Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của Trung ương cho địa phương không còn phù hợp; hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của tỉnh theo định mức tại Quyết định 2815/QĐ-UBND chưa hợp lý gây nhiều khó khăn, bất cập đặc biệt là chênh lệch chi khác giữa các cấp học Mầm non, Tiểu học so với cấp THCS trên cùng địa bàn trong việc phân bổ dự toán chi hoạt động. Để khắc phục được tình trạng nêu trên, cần thực hiện tốt giải pháp như sau:

Một là: Hoàn thiện, điều chỉnh định mức phân bổ ngân sách

Tỉnh Thái Bình xem xét điều chỉnh lại định mức phân bổ chi hoạt động tại Quyết định 2815/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Thái Bình cho phù hợp. Việc xác định tỷ lệ chi khác trên tổng chi hoạt động thường xuyên nhất thiết cần phải được tính cố định theo một mức lương tối thiểu trong thời kỳ ổn

định ngân sách. Nên điều chỉnh lại tỷ lệ chi khác theo định biên biên chế dược duyệt. Để nhằm khắc phục tình trạng tỷ lệ chi khác có xu hướng giảm so với tổng chi trong thời kỳ ổn định NS do nhà nước điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu, nhất là đối với việc bố trí chi khác cho các cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Do đặc thù của ngành giáo dục quy mô trường lớp biến động tăng giảm theo từng năm, cho nên về lâu dài tỉnh vẫn cần phải tổ chức sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên cho hợp lý, có như vậy mới đảm bảo phân bổ NS được công bằng, hợp lý, khắc phục tình trạng như hiện nay do lịch sử để lại nên NSNN vẫn phải bố trí, phân bổ kinh phí để chi trả lương cho giáo viên dôi dư ở trường thừa biên chế chưa thể điều chuyển được, trong khi đó vẫn phải bố trí trả lương cho giáo viên hợp đồng, tiền dạy thêm giờ cho giáo viên ở trường thiếu.

Hai là: Hoàn thiện hệ thống định mức chi tiêu ngân sách

Các nhà trường cần tiếp tục tổ chức rà soát nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ bảo đảm quy định đầy đủ, rõ ràng các nội dung chi, định mức chi, hồ sơ chứng từ chi và quy định cụ thể biện pháp quản lý chi tiêu đối với từng nội dung theo hướng công khai, minh bạch, tiết kiệm, đúng chế độ. Thực tế trong thời gian vừa qua UBND tỉnh đã giao quyền tự chủ tài chính cho tất cả các cơ sở giáo dục, tuy nhiên chất lượng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị nhìn chung còn thấp, chưa thực sự trở thành công cụ quản lý chi NSNN hữu hiệu theo như mong muốn. Tình trạng chi tiêu tùy tiện, sai nguyên tắc tài chính vẫn còn xảy ra ở một số nhà trường và chậm được khắc phục, thêm vào đó do chưa xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ đầy đủ cho nên cũng đã gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát chi của cơ quan chức năng. Cho nên việc hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính NS ngay từ cơ sở cả về trước mắt cũng như lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách trong giáo dục trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)