Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách trong giáo dục
2.4. Bài học rút ra cho công tác quản lý ngân sách trong giáo dục trên địa
TRONG GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN XƯƠNG
Từ kinh nghiệm về quản lý NS trong giáo dục của một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả quản lý NS trong giáo dục huyện Kiến Xương như sau:
- Cơ chế quản lý NS trong giáo dục cần kết hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương. Trung ương chỉ đạo thống nhất cả nước về cơ chế chính sách vĩ mô, về chương trình mục tiêu... địa phương phải được vận dụng để phù hợp với các điều kiện cụ thể về thiên nhiên, dân cư, lao động truyền thông và đặc biệt là phù hợp với NS địa phương.
- Thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế; phân cấp quản lý thu, chi NS cho các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ. Tạo điều kiện cho các địa phương phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính; thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
- Vai trò của chính quyền trong hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách cho giáo dục là vô cùng quan trọng. Chính quyền đầu tư vào giáo dục là nhằm để tăng hiệu quả của đầu tư xã hội và tạo ra sự công bằng về cơ hội giáo dục, từ đó tạo sự công bằng trong tìm kiếm việc làm và phân phối thu nhập.
- Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ thu, chi NS trên toàn bộ các khâu của chu trình NS từ lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán. Thường xuyên thanh kiểm tra công tác lập, chấp hành và quyết toán chi NS.
- Xây dựng cơ chế quản lý tài chính, NS giáo dục vừa bảo đảm đáp ứng các yêu cầu mở rộng qui mô, chất lượng, hiệu quả, đồng thời gắn với những mục tiêu công bằng, bình đẳng trong giáo dục, kết hợp với cải cách thể chế, cải cách hệ thống tài chính công. Đồng thời cần bảo đảm sự đa dạng về phương thức quản lý, cũng như kết hợp chặt chẽ giữa cơ chế quản lý Nhà nước với cơ chế tự vận động của giáo dục trong lĩnh vực quản lý chi cho sự nghiệp giáo dục.
Xây dựng một chiến lược đầu tư cho hệ thống giáo dục đào tạo song song với chiến lược phát triển KT-XH. Khi tăng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả và phải phù hợp với điều kiện, khả năng phát triển KT-XH trong từng thời kỳ.