Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách trong giáo dục trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách trong giáo dục trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách trong giáo dục trên địa

SÁCH TRONG GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN XƯƠNG 4.2.1. Chính sách quản lý tài chính của Nhà nước

Hệ thống văn bản ban hành về chính sách chế độ của nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi NS nhà nước. Các chính sách về NSNN càng được cụ thể hóa, công khai dân chủ thì công tác quản lý chi NSNN ngày càng được quản lý chặt chữ và thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên các văn bản của Bộ Tài chính, UBND tỉnh còn nhiều bất cập và không phù hợp cụ thể:

- Quyết định số 2815/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục thì định mức chi hoạt động cho các nhà trường được thực hiện theo định mức như sau: Cấp học Mầm non định mức phân bổ kinh phí NS cấp theo đầu trường là 20 triệu đồng/trường/năm; chi hoạt động là 0,2 triệu đồng/học sinh/năm; cấp Tiểu học và THCS định mức phân bổ kinh phí NS cấp theo đầu trường là 80 triệu đồng/trường/năm; chi hoạt động là 0,73 triệu đồng/học sinh/năm.

Với định mức phân bổ như vậy là không hợp lý ảnh hưởng đến công tác quản lý điều hành NS và khó khăn đối với cấp học Mầm non và Tiểu học.

+ Đối với Mầm non: Các trường Mầm non mới chuyển sang công lập và từ chủ tài chính từ năm 2013, nguồn lực cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn với định mức như vậy các trường Mầm non gặp nhiều khó khăn về nguồn chi hoạt động, nguồn mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho công tác dạy và học, công tác kế toán tài chính nhưng định mức phân bổ chỉ được 27% so với khối Tiểu học và THCS. Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2014-2016 mức chi hoạt động của khối Mầm non bao gồm cả 60% học phí để lại rất thấp chỉ đạt 10% đến 12% trên tổng chi trên đầu trường.

+ Đối với trường Tiểu học: Các trường Tiểu học không được thu học phí theo quy định nhưng định mức phân bổ giống như khối THCS là không hợp lý. Vì khối THCS còn được để lại 60% học phí để chi hoạt động.

- Cơ chế phân cấp quản lý tài chính

Theo Quyết định số 2584/QĐ-UBND ngày 09/12/2011 của UBND tỉnh Thái Bình về việc quản lý tài chính NS đối với các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện được thực hiện như sau: Phòng GD&ĐT là đơn vị dự toán cấp I, các nhà trường là đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc phòng giáo dục.

Dự toán chi cho sự nghiệp giáo dục sau khi được HDND huyện quyết định được UBND huyện giao cho Phòng GD&ĐT. Sau khi có dự toán UBND huyện giao Phòng GD&ĐT triển khai giao dự toán chi tiết cho từng trường. Phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm trước UBND huyện, trực tiếp hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, phối hợp với Phòng Tài chính - KH xét duyệt quyết toán hàng năm đối với các nhà trường.

Với việc phân cấp quản lý NS như vậy trong quá trình quản lý, điều hành, ảnh hưởng đến thời gian công tác lập duyệt phân bổ dự toán do Trưởng phòng GD&ĐT không được đào tạo chuyên sâu về quản lý tài chính. Cán bộ quản lý của phòng thiếu phải tăng cường thêm từ các nhà trường. Việc triển khai hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, xét duyệt quyết toán chưa được sâu và thường xuyên.Việc giao dự toán, quyết toán và thực hiện dự toán hàng tháng, quý phải qua nhiều phòng ban, cơ quan.

- Các Thông tư, văn bản quy định: chi hội nghị công tác phí, tiếp khách, còn chung chung không còn phù hợp, các quy định về hóa đơn chứng từ đối với địa bàn nông thôn không phù hợp và khó thực hiện nên dẫn đến việc chi sai chế độ, chi vượt định mức và không đáp ứng đúng quy định về hóa đơn chứng từ trong quá trình mua sắm.

Qua hỏi ý kiến đánh giá của kế toán, chủ tài khoản các đơn vị được đánh giá như sau:

Bảng 4.21. Đánh giá một số quy định của chính sách ảnh hưởng đến công tác

quản lý chi ngân sách trong giáo dục (N =112)

Nội dung Rất hợp lý Hợp lý Không hợp lý Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%)

Định mức giao chi hoạt

động 37 33,0 0 0 75 67,0

Cơ chế phân cấp quản lý 15 13,4 24 21,4 73 65,2 Các thông tư, văn bản 5 4,5 14 12,5 93 83,0

Qua bảng (4.21) cho thấy có 75 ý kiến đánh giá cho rằng định mức giao chi hoạt động hàng năm không hợp lý chiếm 67%, có đến 73 ý kiến đánh giá cho rằng cơ chế phân cấp quản lý không hợp lý chiếm 65,2%, 93 ý kiến đánh giá cho rằng các thông tư, văn bản hướng dẫn quy định không còn hợp lý gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành ngân sách.

4.2.2. Trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học khoản tại các đơn vị trường học

Kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác là người có khả năng quản lý tài chính một cách nề nếp từ việc ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí. Thực hiện xây dựng dự toán trên cơ sở định mức chi tiêu và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị. Kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi theo các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. Lập và nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên đúng quy định. Kế toán có trình độ năng lực tốt sẽ giúp tham mưu cho lãnh đạo quản lý và sử dụng nguồn NSNN một cách tốt hơn. Năng lực quản lý của chủ tài khoản tốt sẽ chỉ đạo và điều hành chi NSNN một cách hợp lý hiệu quả.

Qua tìm hiểu đánh giá về trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học làm công tác quản lý chi NS cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Kiến Xương được thể hiện qua bảng (4.22).

Qua bảng phân loại đánh giá cho thấy số lượng kế toán được đánh giá có trình độ chuyên môn tốt là 25 người tương ứng với tỷ lệ 22,3%, số lượng kế toán được đánh giá có trình độ chuyên môn khá là 45 người tương ứng với tỷ lệ 40,2%, số lượng kế toán được đánh giá có trình độ chuyên môn trung bình là 35 người tương ứng với tỷ lệ 31,3%, số lượng kế toán được đánh giá có trình độ chuyên môn yếu là 7 người tương ứng với tỷ lệ 6,2%. Tuy nhiên năng lực quản lý tài chính của chủ tài khoản tại các nhà trường được đánh giá tốt là 18 người tương ứng với tỷ lệ 16%, được đánh giá khá là 26 người tương ứng với tỷ lệ 23,2%, được đánh giá trung bình là 51 người tương ứng với tỷ lệ 45,5% và được đánh giá yếu là 17 chiếm 15,2%. Như vậy trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán chủ yếu là tốt, khá chiếm tỷ lệ cao, trình độ năng lực quản lý tài chính của chủ tài khoản chủ yếu là trung bình và còn nhiều cán bộ yếu.

Bảng 4.22. Bảng phân loại đánh giá trình độ chuyên môn đối với kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản của cán bộ quản lý cấp huyện

Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Trình độ chuyên

môn của kế toán 25 22,30 45 40,20 35 31,3 7 6,20 Năng lực quản

lý tài chính của chủ tài khoản

18 16,10 26 23,20 51 45,5 17 15,20

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Kiến Xương (2017)

Qua bảng phân tích trên cho thấy một vẫn còn một số kế toán có trình độ năng lực yếu vì tuổi đã cao, khả năng sử dụng máy tính chưa thành thạo. Chủ tài không được đào tạo chuyên sâu về quản lý tài chính mà được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm và ở môi trường giáo dục nên kiến thức về quản lý tài chính của các chủ tài khoản rất hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý, điều hành thu chi ngân sách hàng năm.

4.2.3. Công tác luân chuyển cán bộ hàng năm

Công tác luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên trong ngành giáo dục được tiến hành vào tháng 9 hàng năm trước khai giảng năm học mới, đối với kế toán các nhà trường những năm gần đây khi đủ 3 năm phải thực hiện luân chuyển từ trường này sang trường khác nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, giáo viên tạo sự công bằng cho cán bộ giáo viên công tác tại các địa bàn khó khăn. Tuy nhiên công tác luân chuyển có những hạn chế sau:

Thứ nhất, công tác luân chuyển, điều động làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng và lập dự toán hàng năm do kế hoạch xây dựng và lập dự toán được bắt đầu từ tháng 7 hàng năm. Sau đó là công tác điều chỉnh tăng giảm dự toán vào cuối năm do sự điều chỉnh chuyển đi, chuyển đến giữa các trường. Các đơn vị khó theo dõi chênh lệch các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội gây nên tình trạng thừa thiếu khó xử lý.

Thứ hai, công tác luân chuyển, điều động gây ra sự thiếu công bằng, minh bạch, có hiện tượng chạy chọt, xin xỏ, ưu tiên con cháu, con em trong ngành gây dư luận không tốt đối với xã hội.

Thứ ba, Công tác luân chuyển cán bộ hàng năm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của cán bộ giáo viên và kế toán. Việc thực thi công việc chuyên môn bị ảnh hưởng nhiều, nhất là những trường thừa và thiếu giáo viên theo định biên.

Bảng 4.23. Đánh giá về công tác luân chuyển cán bộ hàng năm của cán bộ quản lý các nhà trường (N =112) Nội dung Rất hợp lý Hợp lý Không hợp lý Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%)

Luân chuyển cán bộ, giáo

viên 12 10,71 20 17,86 80 71,43 Luân chuyển kế toán 3 năm

một lần 20 17,86 17 15,18 75 66,96

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Công tác luân chuyển cán bộ giáo viên hàng năm hàng năm được đánh giá

không hợp lý chiếm 71,43%, đánh giá là hợp lý chiếm 17,86%, rất hợp lý chỉ chiếm từ 10,71%. Công tác luân chuyển kế toán 3 năm một lần hàng năm hàng năm được đánh giá không hợp lý chiếm 66,96%, đánh giá là hợp lý chiếm 15,18%, rất hợp lý chỉ chiếm từ 17,86%.

4.2.4. Bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý của cơ quan tài chính

Một là: Số lượng cán bộ theo dõi và quản lý tài chính của Phòng GD&ĐT quá ít chỉ có 02 người vừa thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp I vừa thực hiện nhiệm vụ hạch toán thu chi NS của phòng là quá sức, không có thời gian đi cơ sở để tìm hiểu giám sát tình hình tài chính của các đơn vị cấp dưới.

Hai là: Phòng GD&ĐT là đơn vị lần đầu tiên thực hiện là đơn vị dự toán cấp I theo hướng dẫn thực hiện mô hình quản lý NS theo ngành đối với giáo dục do đó trong những năm mới chuyển giao còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong

việc thực hiện hướng dẫn xây dựng dự toán, lập dự toán, phân bổ và giao dự toán đặc biệt là quản lý chi và thanh kiểm tra.

Qua hỏi ý kiến đánh giá năm 2016 (bảng 4.24) cho thấy chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan rõ ràng, sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý NS đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành văn bản quy phạm pháp luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công tác quản lý, điều hành được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, không đùn đẩy trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý NS.

Bảng 4.24. Đánh giá của cán bộ quản lý về ảnh hưởng của bộ máy đến công tác quản lý ngân sách trong giáo dục (N =112)

Nội dung Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Tổ chức bộ máy 27 24,10 40 35,70 45 40,20 Phân công nhiệm vụ 24 21,40 54 48,20 34 30,40 Quy mô đơn vị quản lý 35 31,30 47 42,00 30 26,70

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) 4.3. GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

TRONG GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN XƯƠNG

4.3.1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng lập, chấp hành dự toán và quyết toán chi ngân sách trong giáo dục trên địa bàn huyện Kiến Xương quyết toán chi ngân sách trong giáo dục trên địa bàn huyện Kiến Xương

Để thực hiện tốt quy trình quản lý NS từ khâu xây dựng, lập, phân bổ dự toán đến công tác quyết toán chi ngân sách, nhằm nâng cao công tác xây dựng, lập dự toán, quyết toán khắc phục được những tồn tại, hạn chế như đã đánh giá, phân tích. Trong thời gian tới UBND huyện Kiến Xương cần tập trung chỉ đạo các phòng chuyên môn và các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau.

- Về công tác, xây dựng, lập dự toán

Xây dựng, lập dự toán phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, khai thác triệt để lợi thế của địa phương. Lập dự toán phải dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước quy định, cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa trong việc hướng dẫn các đơn vị dự toán các cơ sở giáo dục thực hiện xây dựng dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán theo đúng quy định của Luật NSNN. Phòng GD&ĐT huyện mới đảm nhiệm là đơn vị dự toán cấp I nên không tránh khỏi những vướng mắc thiếu sót. Vì vậy, Phòng Tài chính – KH huyện quan tâm, phối hợp giúp đỡ nhiều hơn nữa. Ngoài ra UBND huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho chủ tài khoản và kế toán để công tác lập dự toán được sát với tình hình thực tế hơn.. Về phía các cơ sở giáo dục cũng cần chú trọng và nâng cao hơn chất lượng công tác lập dự toán, muốn vậy cần phải bám sát tình hình thực hiện dự toán năm hiện hành, hướng dẫn xây dựng dự toán của các cơ quan chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao của đơn vị năm kế hoạch, số kiểm tra dự toán được thông báo, trên cơ sở đó thực hiện xây dựng dự toán bảo đảm đầy đủ các nội dung thu, chi, theo đúng mẫu biểu quy định, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của tỉnh, đặc biệt là phải phản ánh được đầy đủ các khoản thu sự nghiệp vào dự toán để theo dõi quản lý, thuyết minh rõ các chỉ tiêu thu chi, nhất là đối với các nhiệm vụ chi đặc thù, chi nghiệp vụ chuyên môn.

- Công tác chấp hành dự toán

Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng các biện pháp kinh tế hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi đã được ghi trong kế hoạch NS trở thành hiện thực. Chấp hành NS đúng, hiệu quả là tiền đề quan trong trong thực hiện chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển. Các trường cần phát huy hơn nữa quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của mình. Tự cân đối nguồn thu để đảm bảo các nhiệm vụ chi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách trong giáo dục trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)