Tình hình thị trường khách du lịch quốc tế đến Hà Nội giai đoạn 2011 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghệ thuật hát xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn hà nội (đào tạo thí điểm) (Trang 56 - 60)

7. Bố cục luận văn

2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của du lịch Hà Nội

2.1.3. Tình hình thị trường khách du lịch quốc tế đến Hà Nội giai đoạn 2011 – 2016

– 2016

Năm 2011, du lịch Hà Nội phấn đấu đón 1,75 triệu lượt khách quốc tế và 11,5 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2015, du lịch Hà Nội đón 2 triệu lượt khách quốc tế; 14 triệu lượt khách du lịch nội địa, bổ sung thêm so với năm 2009 khoảng 3.000 phòng cơ sở lưu trú. Thống kê của Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Hà Nội cho thấy 5 tháng đầu năm 2011, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt gần 5,7 triệu lượt người, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách quốc tế đạt 552.000 lượt khách, tăng 20%.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, lượng khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt trên 1 triệu lượt, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2011. Đáng ghi nhận là sự gia tăng ở lượng khách lưu trú với 736.000 lượt. Trong đó các thị trường khách có mức

tăng và lưu trú cao là Nhật Bản (68.738 lượt khách, tăng 13%), Australia (61.867 lượt khách, tăng 24%), Hàn Quốc (36.590 lượt, tăng 46%). Mục tiêu cả năm 2012 của du lịch của Hà Nội là đón hơn 2 triệu lượt khách quốc tế và 12,8 triệu lượt khách nội địa.

Năm 2013 lượng khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 2,58 triệu lượt (tăng 12,2% so với năm 2012). Trong đó, một số thị trường có lượng khách đến Hà Nội tăng trong năm nay gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Pháp… Ngoài ra, khách nội địa đến Hà Nội năm 2013 cũng đạt 14 triệu lượt (tăng 11,3% so với năm trước). Kết quả trên đạt được là nhờ ngành du lịch Hà Nội đã tăng cường cơng tác quảng bá, đồng thời tích cực xây dựng sản phẩm du lịch mới, nâng cấp hạ tầng du lịch, nhất là cải thiện môi trường du lịch. Hình ảnh và vị thế của du lịch Thủ đơ đã được tăng cường trong khu vực và quốc tế, khẳng định là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu khu vực.

Cũng trong năm 2013, Thủ đô Hà Nội đã được tạp chí Smart Travel Asia bình chọn là một trong 10 điểm đến được ưu tiên lựa chọn hàng đầu Châu Á. Mới đây, độc giả website du lịch danh tiếng TripAdvisor cũng bình chọn Hà Nội xếp thứ 8 trong tổng số 10 điểm du lịch đang lên của thế giới. Nếu tính trong khu vực Châu Á, Hà Nội chỉ xếp thứ 3 sau các địa danh Kathmandu (Nepal) và Sapporo (Nhật Bản).

Năm 2015, tổng số khách đến Hà Nội đạt 19,69 triệu lượt người, trong đó, 3,26 triệu lượt khách quốc tế và 16,43 triệu lượt khách nội địa, đã đạt chỉ tiêu Nghị quyết 12/2012/NQ-HĐND; đặc biệt đạt chỉ tiêu số khách quốc tế của năm 2020.

Giai đoạn 2010-2015, trong bối cảnh tình hình khó khăn chung do tác động của suy thoái kinh tế và những bất ổn chính trị tại một số nước trên thế giới, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng bình qn hơn 10%/năm (trong đó khách quốc tế tăng 14%/năm, khách nội địa tăng 9,2%/năm), cao hơn chỉ tiêu tại Quy

hoạch Du lịch xác định là 6,31% giai đoạn 2010-2015 và 6,8% giai đoạn 2015- 2020.

Thủ đơ Hà Nội đã đón khách quốc tế đến từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, có cả khách đến từ các thị trường có khả năng chi trả cao như: Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ và nhiều thị trường khác; 40% số khách quốc tế du lịch đến Việt Nam có đến Hà Nội.

Trong 9 tháng năm 2016, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 2.862.212 lượt, tăng 25% so với cùng kỳ. Khách quốc tế có lưu trú đạt 2.069.260 lượt, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2015. Khách du lịch nội địa đạt 13.571.300 lượt, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số khách đạt 16.433.512 lượt khách, tăng 9% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch đạt 46.009 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2015.

Một số thị trường khách quốc tế nhiều tiềm năng đến Hà Nội tăng mạnh trong 9 tháng năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015, cụ thể: Ấn Độ đạt 24.939 lượt, tăng 46%; Đan Mạch đạt 20.425 lượt, tăng 50%, Hà Lan đạt 36.882 lượt, tăng 40%, Ireland đạt 15.866 lượt, tăng 153%.

Về cơ bản, khách từ 5 quốc gia Việt Nam miễn thị thực (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý) tiếp tục tăng mạnh trong 9 tháng năm 2016. Cụ thể: Pháp đạt 119.379 lượt, tăng 21%; Đức đạt 77.829 lượt, tăng 33%; Ý đạt 22.588 lượt, tăng 25%; riêng Tây Ban Nha (7 tháng năm 2016 tăng 37% so với cùng kỳ song 8 tháng đầu năm 2016 lại giảm 5% so với cùng kỳ 2015 và 9 tháng đầu năm tiếp tục đà giảm 9% so với cùng kỳ năm 2015), Anh vẫn tiếp tục đà giảm.

Tuy nhiên, riêng trong tháng 9 năm 2016, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 237.555 lượt khách, giảm 3% so với cùng kỳ. Khách quốc tế có lưu trú đạt 169.682 lượt khách, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo đó, trong tháng 9/2016, trong số 26 thị trường khách quốc tế hàng đầu đến Hà Nội có 11 thị trường lượng khách du lịch đến Hà Nội giảm so với cùng

kỳ tháng 9 năm 2015, trong đó giảm mạnh như Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Tây Ban Nha, Ý, Israel...

Tổng thu từ khách du lịch tăng ổn định: giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 15,5%/năm, năm 2015 đạt gần 55.000 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2016, tổng thu từ khách đu lịch đạt 46.009 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2015. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch ở Hà Nội là khách quốc tế ước là 110 USD/ngày và khách nội địa ước là 55 USD/ngày. Hà Nội đứng thứ 4 trong danh sách những điểm đến rẻ nhất thế giới.

Khách nội địa đạt 1.396.850 lượt khách, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số khách đạt 1.634.405 lượt khách, tăng 5% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch đạt 4.386 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2015.

Dự kiến tháng 10/2017, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 1.764.000 lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó: khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 392.000 lượt khách, tăng 25% so với cùng kỳ (khách du lịch quốc tế đến có lưu trú ước đạt 280.000 lượt khách, tăng 25% so với cùng kỳ); khách du lịch nội địa tại Hà Nội ước đạt 1.372.000 lượt khách, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 5.299 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2016.

Dự kiến 10 tháng đầu năm 2017, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 19.812.027 lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 3.990.188 lượt khách, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước (khách du lịch quốc tế đến có lưu trú ước đạt 2.850.134 lượt khách, tăng 24% so với cùng kỳ); khách du lịch nội địa ước đạt 15.821.839 lượt khách, tăng 7% so với cùng kỳ; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 58.653 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu cung cấp của các khu, điểm trên địa bàn Hà Nội, ước tính 10 tháng đầu năm lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến các điểm cơ bản tăng

trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tiêu biểu như Văn Miếu Quốc Tử Giám; Bảo tàng Dân tộc học; Khu Di tích danh thắng Chùa Hương; Khu di tích Cổ Loa. Một số điểm lượng khách đón tăng nhẹ so với năm trước như Làng cổ Đường Lâm, Đền Ngọc Sơn,... Một số điểm giảm nhẹ như: Hoàng Thành Thăng Long (song phí thu lại tăng so với cùng kỳ), Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (đón 338.008 lượt khách, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước), khu vực Ao Vua, vườn quốc gia Ba Vì...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghệ thuật hát xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn hà nội (đào tạo thí điểm) (Trang 56 - 60)