7. Bố cục luận văn
3.1. Phương hướng mục tiêu của du lịch Hà Nội 201 5 2020
Trong thời gian qua, Thành uỷ Hà Nội đã chỉ đạo Sở Du lịch Hà Nội xây dựng các đề án, chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2015 và 2020. Trong đó, đề án phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 đưa ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm quan trọng để phát triển du lịch Hà Nội, thật sự xứng đáng với vị thế của một Thủ đơ lớn, có tốc độ phát triển kinh tế cao và đặc biệt là có bề dày
Xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội năm 2020 và tầm nhìn 2030: đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và vùng Thủ đơ. Sở Du lịch chủ trì thực hiện trong năm.
Xây dựng, hồn thiện các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế; đẩy mạnh xã hội hoá; đơn giản các thủ tục hành chính, ưu đãi đối với các dự án du lịch trọng điểm.
Rà soát và và đề xuất ý kiến nhằm hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về du lịch, tăng cường phân cấp quản lý cho các quận, huyện, phường, xã. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với các sở, ngành Thành phố trong chỉ đạo phát triển du lịch Thủ đô.
Tạo mơi trường văn hóa du lịch trên địa bàn Hà Nội, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, các hành vi trái với thuần phong mỹ tục và gây phiền hà với du khách.
Rà sốt các điểm di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng và có sức hấp hẫn với khách du lịch trên địa bàn Hà Nội để đưa vào đề xuất đầu tư, tu bổ tôn tạo nhằm khai thác phục vụ khách du lịch.
Lập danh mục các lễ hội và các sự kiện văn hóa, thể thao hàng năm có sức hấp hẫn với khách du lịch trên địa bàn Hà Nội để tuyên truyền giới thiệu với khách du lịch.
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình và các hoạt động du lịch. Trong đó tập trung nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các chương trình du lịch trong thành phố Hà Nội và các chương trình du lịch liên tỉnh, liên quốc gia. Phát triển đồng bộ các loại hình du lịch, trong đó tập trung phát triển loại hình du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện).
Nghiên cứu phát triển các khu du lịch sinh thái. Giai đoạn trước mắt tập trung vào các Quận huyện: Tây Hồ, Thanh Trì, Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Xn, Gia Lâm, Đơng Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Long Biên.
Giữ vững và phát triển thị trường du lịch trong nước, xác định rõ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các thị trường trọng điểm, mục tiêu trên thế giới. Tham gia các chương trình xúc tiến của các tổ chức, hiệp hội du lịch lớn trên thế giới và khu vực. Tăng cường các kênh thông tin về thống kê du lịch. Nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ thông tin trong công tác quản lý và phát triển sản phẩm du lịch.
Ưu tiên quỹ đất để kêu gọi đầu tư vào các trung tâm biểu diễn nghệ thuật truyền thống, khu ẩm thực qui mô lớn, bán hàng lưu niệm … cho khách du lịch. Đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống hạ tầng như giao thơng, thốt nước, bãi đỗ xe, bến cảng, hệ thống điện, thông tin liên lạc, các tiện nghi công cộng phục vụ khách du lịch, khu vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch, các di tích, danh thắng trên tồn Thành phố. Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại các tuyến đường giao thông, khu vực có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu tham quan.
Đẩy mạnh xã hội hóa kết hợp với tăng tỷ lệ đầu tư ngân sách nhà nước trong đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề trong ngành du lịch. Kêu gọi đầu tư xây dựng một số trường đào tạo nghề du lịch có trình độ quốc tế. Khuyến khích doanh nghiệp đào tạo lao động tại chỗ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung vào ngoại ngữ và chuyên mơn nghiệp vụ.
Có thể nói, nhìn vào đề án mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 ở trên thì những vấn đề cốt lõi, quan trọng đã được định hướng và hướng tới với tầm nhìn xa. Việc quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Hà Nội, đẩy mạnh phối hợp liên ngành, liên vùng, quảng bá mạnh mẽ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, nâng cấp sở sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch,... cũng đã được xem xét và đưa vào đề án.
Tuy vậy, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của du lịch Hà Nội là phát triển mạnh mẽ hơn nữa du lịch văn hố hay nói cách khác là xây dựng nên những sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng, hồn chỉnh và có sức thu hút du khách lớn, thì lại chưa được đề cập một cách chính thống.
Du lịch Hà Nội phải coi các loại hình du lịch văn hoá là thế mạnh rõ rệt so với nhiều địa phương khác bởi giá trị lịch sử lâu đời và tính chất của một Thủ đơ hàng nghìn năm. Sản phẩm du lịch văn hố của Hà Nội khơng chỉ có bề dày ở các sản phẩm văn hoá vật thể như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Trấn Quốc, Thăng Long tứ trấn, khu phố cổ,... mà còn có nhiều sản phẩm du lịch văn hố tinh thần, phi vật thể độc đáo, đặc trưng và có khả năng thu hút khách quốc tế rất lớn.
Hà Nội có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch văn hố. Bên cạnh đó, Hà Nội cịn là trung tâm văn hoá lớn nhất cả nước. Với bề dày hơn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, cùng với tài nguyên du lịch văn hố sẵn có, du lịch Hà Nội đã biết tận dụng tối đa lợi thế để biến du lịch văn hoá tại Hà Nội thành một
sản phẩm đặc trưng, nổi bật không chỉ tại Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á.
Trong đó, cần đề cao các giá trị văn hố phi vật thể, các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống cho bạn bè thế giới biết đến, bằng cách tập trung xúc tiến quảng bá cho loại hình này.