Giá trị văn hóa truyền thống và những giá trị phi vật thể của các loại hình nghệ thuật biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghệ thuật hát xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn hà nội (đào tạo thí điểm) (Trang 26 - 31)

7. Bố cục luận văn

1.2. Giá trị văn hóa truyền thống và những giá trị phi vật thể của các loại hình nghệ thuật biểu

hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống

1.2.1. Những giá trị văn hóa truyền thống

1.2.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa truyền thống

Trong hồn cảnh hiện nay của một thế giới mở cửa, của sự tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến những tác động về nhiều mặt về văn hoá, xã hội, văn hoá truyền thống, cốt cách dân tộc được mọi người chú ý và đến đâu, ngừi ta cũng thấy tầm quan trọng của văn hoá được đặt lên hàng đầu. UNESCO thừa nhận văn hoá là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trị điều tiết xã hội. Trong những nước tiên tiến, sự chi tiêu cho phục hưng, bảo tồn, duy trì và phát huy bản sắc văn hố một dân tộc ngày càng cao. Vậy thì tại Việt Nam, văn hoá đã được đề cập như thế nào?

Gần đây, UNESCO đã đưa ra một định nghĩa chính thức về văn hố: "Văn

hố phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động m i m t của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đ ng) đ diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đ cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình".

"Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đ bị cá nhân này hay tộc người này mơ hình hố theo cái mơ hình t n tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hố dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa ch n riêng của cá nhân hay tộc người, khác với các kiểu lựa ch n của các cá nhân hay tộc người", định nghĩa về văn hoá của tác

giả Phan Ngọc - Bản sắc văn hố Việt Nam 2002.

Trong khi đó, bản sắc văn hố lại là sự nói đến cái mặt bất biến của văn hố trong q trình phát triển của lịch sử. Văn hoá là một hệ thống các quan hệ, không phải là những vật cụ thể. Các hệ thống quan hệ này mang những tên gọi riêng, có thể chưa đựng những cách lý giải khác nhau trong cách biểu hiện qua các thời đại. Cái tạo thành tính bất biến của các mối quan hệ này là những nhu cầu tâm thức con người từng dân tộc.

Nói đến bản sắc văn hố Việt Nam là nói đến tính ổn định, bất biến trong văn hoá Việt Nam. Nhưng cái phần ổn định này khơng nhìn thấy bắng mắt thường được do là sự đan xen, chống chéo của các quan hệ. Văn hoá Việt Nam cũng vậy, nó có thể thay đổi theo nhiều cách mà ta khó đốn biết hết được, nhưng phải duy trì một mối quan hệ kiểu trọng tâm. Duy trì bản sắc văn hố, hiểu theo cách nhìn này khơng có nghĩa là đóng cửa lại, mà phải chấp nhận mọi tiếp xúc, mọi quan hệ. Khơng có văn hố tự lực cánh sinh, tự túc, mà phải biết gìn giữ, phát huy nhưng vẫn học tập, giao thoa để cùng tiến bộ.

Như vậy, ngồi khái niệm văn hố nói chung đưa ra được những vấn đề liên quan đến sự hình thành nên khái niệm đó thì bản sắc văn hố mỗi dân tộc cũng được đề cập đến là cái mặt bất biến của văn hố trong q trình phát triển lịch sử. Mỗi tộc người, mỗi dân tộc đều có mặt bất biến đó và dù q trình phát triển lịch sử có tác động như thế nào chăng nữa thì nó vẫn mang bản sắc riêng.

1.2.1.2. ăn hóa truyền thống Việt Nam

Với bề dày truyền thống hàng nghìn năm, với lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước, văn minh Văn Lang, - Âu Lạc hay văn minh sơng Hồng, văn hố Việt Nam truyền thống là thứ văn hoá cội rễ xuất phát từ hoạt động của cư dân nông nghiệp lúa nước.

Trong phạm vi hẹp, đất nước Việt Nam nằm trên địa bàn cư trú của người Bách Việt. Có thể hình dung khu vực này như một hình tam giác với cạnh đáy là sông Dương Tử (Trung Quốc) và đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay. Ở phạm vi rộng hơn, văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Indonesia lục địa. Có thể hình dung đây là một tam giác có cạnh đáy vẫn là sơng Dương Tử, cịn đỉnh đã đưcợ kéo dài tới tận đồng bằng sông Mê Kông. Như vậy, kể từ trước khi nhà Nguyễn mở đất phía Nam, vẽ lên bản đồ hình chữ S hồn chỉnh, thì văn hố Việt Nam vcũng đã nằm trong khu vực tam giác có hình thù như trên. Dù rộng hay hẹp thì đặc trưng địa lý cố hữu của khu vực này vẫn là nhiệt độ cao, độ ẩm cao (lượng mưa hàng năm lớn) và có gió mùa.

Điều kiện tự nhiên quy định cho khu vực này laọi hình văn hố gắn với nông nghiệp với đặc trưng sau:

+ Trống lúa nước, khác với văn hố khơ mạch của Trung Quốc ở phía Bắc sơng Dương Tử.

+ Sống định cư và hoà hợp với thiên nhiên, khác với văn hoá du mục.

Đề cao vai trị của phụ nữ (một đặc trưng của văn hố thực vật, nơi chế độ mẫu hệ dựa trên nền kinh tế hái lượm, trồng trọt là hình thái thống trị).

+ Sùng bái mùa màng, sinh nở - văn hố phồn thực, nơng nghiệp.

Do nằm trong vùng địa lý này nên văn hố Việt Nam có được đẩy đủ các đặc trưng nêu trên, sau đó cấu thành các yếu tố đặc thù (mang tính khu vực) trong nội dung văn hoá Việt Nam. Bên cạnh đó, văn hố Việt Nam cũng đã tạo nên sự khác biệt:

+ Ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao (ảnh hưởng của môi trường nước)

+ Tính dung chấp cao do là đầu mối giao thơng đường bộ, đường thuỷ chính nên người dân thường xuyên giao lưu với các khu vực bên ngoài và tiếp thu nhiều kiến thức từ hoạt động giao lưu đó.

+ Khơng có các cơng trình kiến trúc đồ sộ (ngoại trừ hệ thống đê điều và thuỷ lợi) do là vùng đất trẻ lấn dần ra biển nên khơng có kết cấu bền vững và cư dân của khu vực này thường phải sống chung với nước.

+ Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sông nước (chèo, rối nước, đua thuyền, làng nghề thủ công truyền thống ven các dịng sơng,...)

Văn hố truyền thống Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong tính đa dạng. Tính đa dạng của văn hố là kết quả của sự đa dạng tộc người. Do vậy, dù đa dạng, nhưng văn hoá Việt Nam vẫn hướng tâm vào văn hoá Việt.

Tuy vậy, xét một cách tồn diện, dù chứa đựng tính hỗn dung lớn, nhưng do bản chất xuất phát từ nền văn minh lúa nước, nông nghiệp, nên văn hoá Việt Nam vẫn có bản sắc rất đặc trưng, mang dáng dấp riêng của văn hố nơng nghiệp lúa nước, điển hình là sự ra đời, tồn tại và phát triển của hàng loạt các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, lễ hội nơng nghiệp, các nghệ thuật thủ công nông nghiệp,...

Các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam ra đời và tồn tại cho đến ngày nay nhờ ý thức bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc của cha ông ta qua ngàn đời.

1.2.2. Giá trị văn hóa phi vật thể của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam truyền thống Việt Nam

1.2.2.1. Văn hóa vật thể và phi vật thể

Văn hố vật chất (văn hố vật thể, hữu hình) là khái niệm dùng để chỉ các đồ vật, sản phẩm hiện hữu và màn tính hình thể, do con người tạo ra, được sử

dụng để thoả mãn nhu cầu của họ. Đây là văn hoá đã đưcợ khách thể hố, hay nói cách khác là văn hố vật chất, khơng phải văn hố tinh thần.

Nhưng văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật chất vật thể) là khái niệm dùng để chỉ hệ thống các giá trị tồn tại dưới dạng các ý niệm văn hoá, các hành vi biểu đạt các ý niệm ấy. Nó cấu thành đời sống tinh thần của chủ thể văn hoá. Những hành vi ấy chỉ có thể được nắm bắt bằng trực quan, kinh nghiệm sống hay bằng cảm nhận của mỗi người.

Như vậy, trong khối văn hố nói chung, có hai nhánh hồ quyện, tạo dựng nên văn hố Việt Nam. Đó là khối các di sản văn hố vật thể truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ như hệ thống lăng tẩm, đền đài, cơng trình kiến trúc, đình, đền, chùa, miếu mạo, di tích lịch sử, di tích cách mạng,.... được hiển thị như những vật chất cụ thể. Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Kinh thành Huế, Hoàng Thành Thăng Long,...là những giá trị văn hoá vật thể tiêu biểu nhất.

Tuy vậy, do tính chất của luận văn, người viết xin chỉ đề cập sơ qua đến vấn đề văn hoá vật thể hay các tài nguyên du lịch nhân văn vật thể ở mức độ ngắn gọn như vậy, mà hầu hết sẽ tập trung khai thác tối đa các giá trị văn hoá phi vật thể - văn hoá tinh thần của dân tộc, trong đó điển hình là các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống.

1.2.2.2. Văn hóa phi vật thể và những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt nam thống Việt nam

Văn hoá phi vật thể đưcợ coi là những giá trị văn hố tinh thần mà khơng ở đâu giống ở đâu, không dân tộc nào giống dân tộc nào. Đời sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật diễn xướng, ca nhạc, âm nhạc, nhạc cụ, lễ hội, phong cách ăn mạc, ở, đi lại, nhà cửa, nghề thủ công,... là tất cả các giá trị văn hố mang tính phi vật thể hay cịn gọi là văn hoá tinh thần.

Văn hoá phi vật thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có văn hố phi vật thể ở dạng tự nhiên do điều kiện tự nhiên, điều kiện sống đem lại ngay từ thời sơ khai, và văn hoá phi vật thể có được do chính con người Việt Nam tạo nên sau từng thế hệ sống và đúc kết, chắt lọc để tạo nên những thứ văn hố tinh thần vơ giá.

Xét ở dưới góc độ du lịch thì có thể coi các giá trị văn hoá phi vật thể ấy chính là các tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể, có tác dụng khai thác phát triển du lịch văn hố nói chung.

Tại Hà Nội, nơi được coi là mảnh đất nghìn năm văn vật, nơi hội tụ đầy đủ các nét tinh hoa văn hoá dân tộc và được coi là sự hội tụ với đầy đủ các nét tinh vi, độc đáo, đặc sắc và có phần quý phái nhất, để tạo nên các tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể như nghệ thuật múa rối nước, nghệ thuật hát ca trù (ả đào), nghệ thuật hát chầu văn, nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương và có thể là hát xẩm, hát xoan, hát ghẹo,...

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn đã đề cập ở phần trên, luận văn xin chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu loại hình nghệ thuật biểu diễn hát Xẩm có khả năng thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Do vậy, luận văn sẽ chỉ tập trung nghiên cứu việc khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống hát Xẩm trong phát triển du lịch Hà Nội. Trong đó, luận văn sẽ cố gắng chỉ ra tác động của việc phát triển du lịch Hà Nội đến loại hình nghệ thuật hát Xẩm và ngược lại, nghệ thuật hát Xẩm sẽ giúp du lịch Hà Nội phát triển du lịch văn hoá như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghệ thuật hát xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn hà nội (đào tạo thí điểm) (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)