7. Bố cục luận văn
1.3. Khái lược về sự hình thành và phát triển của nghệ thuật hát Xẩm
1.3.1. Nguồn gốc xuất xứ của hát Xẩm
Trong dòng mạch nguồn âm nhạc dân gian, gắn liền với đời sống con người Việt Nam. Đặc biệt là cuộc sống dân dã, thị thành và kẻ chợ,... đó là hát xẩm. Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và
trung du Bắc Bộ. "Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống và do đó hát Xẩm cịn có thể coi là một nghề.
Theo các nghệ nhân, hát xẩm khởi phát vào khoảng thế kỷ thứ 14. Từ khi ra đời đến khoảng đầu thế kỷ 20, hát Xẩm được gọi với những tên gọi khách nhau như hát rong, hát dạo,…
Theo truyền thuyết, đời nhà Trần, vua cha Trần Thánh Tơng có hai hồng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt rồi đem bỏ giữa rừng sâu. Tỉnh dậy, hai mắt mù loà nên Trần Quốc Đĩnh chỉ biết than khóc rồi thiếp đi. Trong mơ bụt hiện ra dạy cho ông cách làm một cây đàn với dây đàn làm bằng dây rừng và gẩy bằng que nứa. Tỉnh dậy, ơng mị mẫm làm cây đàn và thật lạ kỳ, cây đàn vang lên những âm thanh rất hay khiến chim muông sà xuống nghe và mang hoa quả đến cho ông ăn. Sau đó, những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm thấy và đưa ơng về. Trần Quốc Đĩnh dạy đàn cho những người nghèo, người khiếm thị. Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông lan đến tận hoàng cung, vua vời ông vào hát và nhận ra con mình. Trở lại đời sống cung đình nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca dạy cho người dân để họ có nghề kiếm sống.[1,76] Hát xẩm đã ra đời từ đó và Trần Quốc Đĩnh được suy tơn là ơng tổ nghề hát xẩm nói riêng cũng như hát xướng dân gian Việt Nam nói chung. Người dân lấy ngày 22 tháng 2 và 22 tháng 8 âm lịch làm ngày giỗ của ông. Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã lập ra một giải thưởng mang tên Trần Quốc Đĩnh nhằm tôn vinh, hỗ trợ các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà sưu tầm, nghiên cứu, nhà báo có cơng lao, đóng góp cho lĩnh vực âm nhạc truyền thống và trao giải lần đầu tiên năm 2008.
Theo chính sử thì vua Trần Thánh Tơng khơng có hồng tử tên Đĩnh hay Tốn. Thái tử con vua Thánh Tơng tên là Khảm, sau lên ngôi là vua Nhân Tông;
một người con nữa là Tả Thiên vương. Vì vậy nguồn gốc hát Xẩm là dựa trên thánh tích chứ khơng truy được ra trong chính sử.[2]
1.3.2. Những bước thăng trầm của nghệ thuật hát Xẩm
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là thời gian thịnh đạt nhất của hát Xẩm. Lúc này, khơng cịn đơn thuần là loại hình giải trí lúc nơng nhàn, Xẩm đã phát triển thành một nghề kiếm sống của người nghèo nơi thành thị và được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Trong q trình phổ biến lối hát Xẩm, có những người mù hoặc nghèo khổ nhưng rất có năng khiếu về âm nhạc đã vận dụng hát Xẩm làm phương tiện kiếm sống, vơ hình trung, đưa hát xẩm trở thành "đặc sản" của những người ăn xin. Lượng người hát Xẩm đông nhất là thời kỳ Pháp thuộc và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Có thể nói, một thời gian dài, hát Xẩm đã là món ăn tinh thần của quần chúng lao động. Nó đề cập đến nhiều vấn đề ở mọi khía cạnh, trong mọi tình huống của cuộc sống, từ cơng cha nghĩa mẹ, tình yêu, tình vợ chồng, tình huynh đệ cho đến những tình cảm riêng tư của mỗi con người, hay những vấn đề mang tính thời sự cập nhật, đả kích và phê phán những thói hư tật xấu của xã hội đương thời… Không chỉ phục vụ cho đám đơng ngồi xã hội, người nghệ sĩ xẩm còn sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu như trong dịp cưới xin, ma chay, giỗ kỵ... và thậm chí nhiều khi chỉ đơn giản là “nhờ bác xẩm đánh tiếng dùm” với cô nàng thôn nữ đang đứng bên đàng...
Một trong những chức năng vô cùng độc đáo của nghệ thuật hát Xẩm là một kênh truyền thông bằng tiếng hát rất hữu hiệu. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Xẩm địch vận đã xuất hiện và phát huy vai trị tích cực của mình. Để động viên tinh thần đấu tranh anh dũng của các chiến sĩ trong trận tuyến quyết giữ mạch máu lưu thông cầu Hàm Rồng, nghệ nhân Xẩm Minh Sen (Thanh Hố) đã ơm cây đàn nhị đi khắp mọi
nơi trên mặt trận để mang những lời ca hóm hỉnh, mang lại tiếng cười sảng khoái cho các chiến sĩ. Rồi nghệ nhân Xẩm đất Ninh Bình là bà Hà Thị Cầu, người được mệnh danh là người đàn bà hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ XX, tuy không hề biết đến mặt chữ, nhưng cách đây hơn nửa thế kỷ đã sáng tác ra bài Xẩm “Theo Đảng trọn đời” theo điệu thập ân với những câu thơ: “Vững tâm theo Đảng nghe con/ Đạp bằng sóng gió sắt son lời thề”. Hay nghệ nhân Vũ Ðức Sắc với bài “Tiễu trừ giặc dốt” hưởng ứng Phong trào Bình dân học vụ do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động...
Tới giữa thế kỷ XX, nghề hát Xẩm vẫn còn với các tên tuổi nghệ nhân tài ba, như: Nguyễn Văn Nguyên - tức cụ Trùm Nguyên, Vũ Đức Sắc (Hà Nội); Thân Đức Chinh (Bắc Giang); Nguyễn Phong Sắc (Hải Dương), cụ Trùm Khoản (Sơn Tây), cụ Chánh Trương Mậu (Ninh Bình); cụ Đào Thị Mận (Hưng Yên); cụ Trần Thị Nhớn (Nam Định); Trần Thị Thìn, Nguyễn Văn Khơi (Hà Đông)... và nhiều nghệ nhân khuyết danh khác. Tuy nhiên, đến nay, nghệ nhân hát Xẩm chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, đặc biệt những người coi hát Xẩm như một nghề kiếm sống giờ chỉ còn duy nhất nghệ nhân Hà Thị Cầu (vợ út của ông Chánh Trương Mậu - trùm Xẩm đất Ninh Bình khi xưa).
Từ thập niên 60 trở lại đây, vì nhiều nguyên nhân khác nhau do điều kiện môi trường và xã hội, đặc biệt là do những quan niệm sai lầm nên các phường Xẩm dần tan rã và không hoạt động nữa. Các nghệ nhân Xẩm tài danh bước dần vào tuổi xế chiều, rồi lần lượt ra đi, vĩnh viễn đem theo những giá trị nghệ thuật đặc sắc mà họ đã từng lưu giữ và thực hành. Đời sống xã hội của nghệ sĩ Xẩm khơng cịn, nghệ thuật hát Xẩm đã bị lãng quên, tưởng như đã thất truyền.
1.4. Sự phát triển của nghệ thuật hát Xẩm ở Hà Nội