Hệ thống làn điệu và lời ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghệ thuật hát xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn hà nội (đào tạo thí điểm) (Trang 42)

7. Bố cục luận văn

1.4.2. Sự phát triển của hát Xẩ mở Hà Nội

1.4.2.3. Hệ thống làn điệu và lời ca

Theo thống kê, Xẩm có khoảng 400 bài, với nhiều làn điệu, đa dạng phong phú, cũng có nhiều cách phân chia thể loại khác nhau như:

- Chia theo tên gọi (Xẩm thập ân, Xẩm anh Khóa)

- Theo mục đích, nội dung bài Xẩm: Xẩm dân vận (được chính quyền khuyến khích sáng tác để tuyên truyền, vận động quần chúng)

- Theo môi trường biểu diễn: Xẩm chợ, Xẩm cơ đầu (hay cịn gọi là Xẩm nhả tơ, Xẩm ba bậc, Xẩm nhà trị, Xẩm h tình), Xẩm tàu điện

- Theo địa phương: Hà Nội , Ninh Bình, Nam Định…

Nhưng theo một số nhà nghiên cứu, hát Xẩm có thể chia thành 8 làn điệu chính như sau:

- Xẩm Chợ: đây là thể loại khởi đầu cho các loại hình Xẩm khác. Chợ là nơi

tụ họp đơng người,nơi biểu diễn để kiếm sống đầu tiên của các nghệ sĩ dân gian … Đặc trưng của Xẩm Chợ là giản dị ngắn gọn, với điệu hát mạnh mẽ, tiếng đệm, tiếng đưa hơi đều hát nổi tiếng bằng lời hát chính và đệm đàn bầu hay nhị với sênh phách.

Những bài chính: Anh Xẩm, Mục hạ vơ nhân

- Xẩm H Tình (hay cịn gọi là Xẩm Cơ Đầu, Xẩm Nhà Trị, Xẩm Ba Bậc,

Xẩm Nhà Tơ) Những bộ môn khác như hát chầu văn, hát cô đầu vay mượn ca từ của Xẩm nên có những tên gọi như vậy, người ta gọi chung là Xẩm Huê Tình. Xẩm Huê Tình điệu hát dịu dàng hơn Xẩm Chợ, những điệu Ba Bậc nhị bằng duyên dáng, tha thiết. Những tiếng đệm và tiếng đưa hơi lẫn vào lời chính, cốt giúp cho có nhiều dư âm và bắt khúc được dễ dàng. Xẩm Huê Tình đệm đàn đáy và sênh phách khơng dùng đàn bầu và nhị.

Những bài chính: Dứa dại khơng gai, Xẩm huê tình, Xẩm nhị tình (Sáng cả đêm rằm), Nhời này, Ba Bậc.

Những bài chính: Lơ lửng con cá vàng, Quyết chí tu thân, Cịn dun chớ có làm cao, Sướng khổ vì chồng, Lấy chồng già, Chơi khắp long thành

- Xẩm Tàu Điện: Khác với địa bàn biểu diễn chính ở chợ, Xẩm tàu điện được

sinh ra ở Hà Nội trên những chuyến tàu điện hành trình ngắn, tiếng leng keng báo hiệu tàu đi tàu đến, đông đúc người qua lại và dễ dàng thu hút người xem. Xẩm tàu điện có đơi nét khác với các loại hình Xẩm khác, vì phục vụ cho khách đi tàu, cho tầng lớp thị dân nên cách ăn mặc của các nghệ sĩ cũng trải chuốt trẻ trung hơn, ca từ, nhạc điệu cũng có sự thay đổi để phù hợp với người thưởng thức. Có thể thấy được rõ nét trong việc các nghệ sĩ Xẩm lấy ca từ từ những bài thơ đậm chất dân gian của Nguyễn Bính như: Chân quê, Em đi tỉnh về… làm vốn để từ đó tạo nên những khúc ca đi vào lòng người, được đơng đảo người nghe u thích.

Những bài chính: Giăng sáng vườn chè, Chân q, Cơ hàng nước, Hỏi thăm cô Tú

- Xẩm Thập Ân: Nổi tiếng với ca từ dài, nội dung kể về công ơn cha mẹ sinh

thành dưỡng dục, từ lúc phôi thai, mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn đến lúc trưởng thành… Với tính chất da diết, xốy sâu vào lịng người, Xẩm Thập Ân được xem như làn điệu đặc trưng nhất của nghệ thuật Xẩm. Nếu hát liền mạch đủ từ một ân đến mười ân, phải mất tới nửa giờ. Xẩm thập ân được coi như một trường ca giáo hiếu hồn hảo.

Những bài chính: Ngãi mẹ sinh thành, Thập ân, Mười khuyên

- Xẩm Sai : Những bài chính: Thuốc phiện, Tiễu trừ giặc dốt, Tiễu trừ tham

nhũng

- Xẩm Hị Khoan: Những điệu chính: Hị bốn mùa

- Xẩm Phồn Huê: điệu hát kể nghe thương cảm về những nỗi cực nhục khổ

đau của người phụ nữ trong xã hội. Hát ai với tính chất than thở, ốn trách pha chút hài hước.

Những điệu chính: Cái trống cơm

Ngồi ra cịn có một số bài Xẩm ít gặp, có sự hịa trộn giữa các làn điệu Xẩm với nhau như:

- Xẩm thập ân + Xẩm chợ: Theo Đảng trọn đời.

- Xẩm tàu điện + Xẩm chợ + Xẩm thập ân: Lỡ bước sang ngang, Đón dâu về làng

- Xẩm tàu điện + Trống quân + Xẩm chợ: Hà thành ba sáu phố phường, Vui nhất có chợ Đồng Xuân

- Xẩm tàu điện + Xẩm chợ + Xẩm sai: Đáng mặt anh hào…

Bên cạnh hệ thống làn điệu và lời ca riêng, theo bài viết của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền: “…Xẩm cũng thường vay mượn, du nhập nhiều làn điệu của các thể loại khác, cũng như dân ca, dân nhạc ở nhiều miền quê để làm phong phú thêm cho kho tàng nghệ thuật của mình. Sẽ khơng thấy lạ khi nghe Xẩm hát Trống quân, hát Ví, Lảy Kiều, ngâm Sa Mạc, rồi ca Hành Vân, Lưu Thủy, Nam thương… của ca Huế, lối giọng Phú- Sử của Chèo, Chầu Văn và Ca trù... Thậm chí cả những giọng của giới thầy phù thủy bắt mà trừ tà như điệu Sai chẳng hạn, cũng được Xẩm dung nạp tài tình. Điều đáng nói, tất cả những làn điệu du nhập, ít nhiều đều được “Xẩm hóa” để phù hợp với phong cách giang hồ của nghề hát rong. Ví như Trống quân, vốn là làn điệu hát đối đáp trai gái đã được Xẩm sử dụng để chuyển tải những bài ca mang tính châm biếm, điển hình như bài Dâu lười, Rể lười.., hoặc dùng để hát những truyện thơ hay những bài vè đậm chất thời sự. Có thể nói, một hình thức hát rong kiếm cơm độ nhật của những nghệ sĩ khiếm thị đói nghèo mà đạt được tầm nghệ thuật như hát Xẩm là điều rất hiếm thấy trong nội bộ một nền âm nhạc dân tộc.”

Đã có một thời Xẩm là món ăn tinh thần khơng thể thiếu đối với đại đa số tầng lớp nhân dân. Với bản chất nghệ thuật ngẫu hứng ứng diễn, hát Xẩm có nội dung nghệ thuật phong phú và đa dạng. Những nghệ sĩ hát xẩm đã tạo nên một

di sản tinh thần quý báu cho đời sau. Dù tàn tật hay nghèo đói, họ vẫn kiếm sống bằng tài năng và sức lực của mình, trên mơi vẫn hát lời lạc quan, yêu đời:

“Tham giàu lấy chú biện tuần Tuy rằng bóng bẩy nợ nần chan chan

Thà rằng lấy chú xẩm xoan Cơng nợ khơng có hát tràn cung mây”. 1.4.2.4. Kỹ thuật trình diễn

Trong diễn xướng, do áp lực miếng cơm manh áo phụ thuộc vào lòng tự nguyện của khách qua đường, nên người nghệ sĩ Xẩm buộc phải rèn luyện tính đa năng. Vừa đàn vừa hát hay kiêm nhiệm cùng lúc nhiều nhạc cụ được xem là tiêu chuẩn xếp hạng của giới nghề. Sự đa năng đó một mặt thể hiện tài năng của nghệ sĩ, tất gây ấn tượng với khán giả, mặt khác nó cũng là sự tinh giảm biên chế nghệ sĩ mỗi nhóm để đảm bảo tối đa mức thu nhập. Phổ biến kiểu dạng biên chế một người vừa hát vừa đàn bầu (hoặc nhị). Người cịn lại, một tay gõ sênh chơi một mơ hình tiết tấu, tay kia cầm dùi trống gõ “bập bung” điểm xuyết vào 2 chiếc trống mảnh được kẹp ở tay và kê lên đùi, có nhiều người cịn chơi cả cỗ phách bàn bằng chân, với dùi được kẹp ở ngón, đồng thời có thể hát chính hoặc hát phụ họa. Cũng có trường hợp một người vừa tay đàn miệng hát, đồng thời 2 chân gõ trống phách, rất điệu nghệ. Trong các thể loại nhạc cổ truyền Việt Nam, những nghệ sĩ kiêm nhiệm đàn hát hoặc diễn tấu nhiều nhạc cụ cùng lúc như xẩm khơng có nhiều. Đó cũng là một đặc điểm độc đáo của Xẩm.

Nói về khả năng trình diễn, Xẩm thuộc loại bộ mơn mà nghệ nhân luôn phải vừa hát, vừa diễn tấu nhạc cụ cùng lúc. Ở đây, có lẽ tính chất o ép miếng cơm manh áo đã khiến người nghệ sĩ buộc phải rèn luyện tối đa để thích ứng với sự “tinh giảm biên chế”, nhưng vẫn đảm bảo sự phong phú về nghệ thuật. Vừa đàn vừa hát được xem như một tiêu chuẩn “có hạng” của một bác Xẩm thực thụ.

1.4.3. Giá trị của nghệ thuật hát Xẩm đối với sự phát triển du lịch

1.4.3.1. Gía trị văn hóa – nghệ thuật

Rõ ràng, nghệ thuật biểu diẽn truyền thống hát Xẩm là những sản phẩm nghệ thuật đặc trưng văn hoá truyền thống Việt Nam. Tất cả đều mang những giá trị nghệ thuật - văn hoá đặc biệt mà chỉ Việt Nam ta mới có và cũng chỉ có người dân đất Việt mới cảm nhận được hết vẻ đẹp tuyệt vời ấy.

Nghệ thuật truyền thống hát XẩmViệt Nam có từ hàng nghìn năm trước đây với những câu hát, bài dân ca, những làn điệu dân dã bắt nguồn từ đồng ruộng, những thú vui tao nhã,... đều được đúc kết, chắt lọc một cách tinh tuý nhất từ nền tảng văn hoá - lịch sử lâu đời của những cư dân nông nghiệp lúa nước, nhưng cư dân sống bằng ruộng đồng, ao cá và sơng ngịi, kênh rạch.

Trải qua hàng nghìn năm, giá trị văn hoá truyền thống ấy vẫn được gìn giữ và phát huy với đầy đủ bản sắc mà khơng nơi nào trên thế giới này có được. Người nước ngoài sững sờ khi được chứng kiến những vẻ đẹp tuyệt vời của nghệ thuật truyền thống. Như vậy đã đủ để nói lên giá trị văn hố nghệ thuật của loại hình nghệ thuật truyền thống hát Xẩm mà Việt Nam đang sở hữu.

Tiếng đàn bầu gợi nhớ quê hương trong lòng lữ khách, tiếng hát xẩm văng vẳng bên tai thực khách,..., tất cả đều hoà quyện vào một không gian biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Bản thân Thủ đô Hà Nội cũng thật may mắn được tận hưởng đầy đủ những tinh hoa nghệ thuật lớn nhất mà cha ông ta đã để lại.

1.4.3.2. Giá trị của nghệ thuật hát Xẩm đối với sự phát triển du lịch Hà Nội

Vấn đề nghệ thuật biểu hát Xẩm truyền thống Việt Nam và sự phát triển của nó trong thời kỳ đất nước tồn cầu hóa, mở của và phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng đang được đề cập trên nhiều khía canh. Nhưng một trong những khía cạnh rõ nét nhất chính là việc khai thác giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền

thống trong việc phát triển du lịch lại được đề cập khơng nhiều và chưa có một nghiên cứu nào thực sự ở tầm vĩ mô về vấn đề này.

Do chính sách văn hóa của mỗi quốc gia là khác nhau nên cách giải quyết vấn đề nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên bình diễn chung cũng khác nhau. Việt Nam luôn coi trọng các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, trong đó có vấn đề biểu diễn và phát huy những giá trị di sản. Nhưng vấn đề là giải quyết các mối quan hệ giữa nghệ thuật biểu diễn truyền thống với việc đa dạng hóa các loại hình du lịch với việc phát triển du lịch sẽ là như thế nào và làm sao để khai thác triệt để giá trị của nó mang lại trong việc phát triển du lịch Việt Nam và du lịch Hà Nội nói chung.

Xét một cách tổng thể nghệ thuật hát Xẩm phát triển trong bối cảnh ngành du lịch ngày càng đạt được tốc độ tăng trưởng cao về số lượng du khách trong và ngoài nước, đặc biệt khách du lịch quốc tế sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực cho loại hình này phát triển mạnh mẽ.

Gìn giữ văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập tồn diện, trong đó có cả việc hội nhập văn hóa, là một vấn đề mà bất kỳ quốc gia nào đều phải xem xét các hiệu ứng tác động qua lại của nó. Có những tác động trái chiều, nhưng nhìn chung, những tác động tích cực vẫn đóng vai trị chủ đạo. Có hội nhập thì mới có phát triển, nâng tầm và phát huy đầy đủ nhất các giá trị văn hóa.

Nếu nhìn nhận theo khía cạnh du lịch thì việc Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang sở hữu rất nhiều những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đã và đang giúp cho du lịch Hà Nội phát triển bền vững bởi mục tiêu chính trong đường lối phát triển du lịch Hà Nội chính là phát triển du lịch văn hố, trong đó có sự đầu tư chiều sâu cho phát triển du lịch văn hoá phi vật thể dựa trên những tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, đặc sắc, có một khơng hai và làm say đắm lòng du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

Có loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đặc sắc hát Xẩm, cuốn hút như vậy thì mới thu hút khách du lịch, qua đó mới phát triển du lịch văn hố và đồng thời góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam.

Du lịch Hà Nội nếu chỉ đơn thuần là các giá trị văn hố vật thể như Hồng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Trấn Quốc, Lăng Bác, Thăng Long tứ trấn, thành cổ Hà Nội, 36 phố phường cổ,... thì sẽ khá vơ vị vì đó cũng chỉ là các giá trị vật thể, hữu hình đơn thuần. Dù chúng có mang nhiều giá trị văn hố đặc biệt đến đâu mà giữa lịng Thủ đơ ngàn năm văn vật như Thăng Long - Hà Nội khơng tốt lên vẻ đẹp tinh thần rực rỡ hàng nghìn năm, thì sẽ khó có thể đem lại sự cuốn hút mê đắm trong lòng du khách gần xa, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Do vậy, trên thực tế, các tour du lịch thăm quan Hà Nội đều được thiết kế với sự gắn kết giữa du lịch văn hố vật thể với du lịch văn hố phí vật thể, trong đó nổi bật là các tour nghe hát Xẩm, Ca trù, múa rồi nước, …

Đó là những giá trị cốt lõi của nghệ thuật biểu diễn truyền thống giúp cho du lịch Hà Nội có thể phát triển bền vững, xứng đáng với một Thủ đơ có bề dày lịch sử văn hố hàng nghìn năm với rất nhiều danh lam thắng cảnh và những giá trị văn hoá lớn.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã đề cập đến các vấn đề cơ bản: 1) Tổng quan về vấn đề nghiên cứu; 2) Lịch sử nghệ thuật hát Xẩm; 3) Giá trị di sản văn hóa phi vật thể thế giới hát Xẩm; 4) Quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị di sản, áp dụng trong trường hợp di sản văn hóa phi vật thể hát Xẩm; 5) Kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Đây là những vấn đề cốt lõi, trọng tâm, có tính khái qt về lý luận, liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn. Các khái niệm, quan điểm được đưa ra nhằm làm rõ hơn những luận điểm, bản chất của các vấn đề gắn với hát Xẩm, giá trị di sản hát Xẩm, khơng gian văn hóa của hát Xẩm xưa và nay, những quan điểm về bảo tồn, phát huy, phát triển bền vững, những xung đột, mâu thuẫn, những kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị di sản…, nhằm liên kết các vấn đề cần nghiên cứu trong luận văn để tìm ra mơ hình và giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động phát triển du lịch tại Hà Nội, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di này. Những khái niệm, quan niệm, danh từ riêng, một số thuật ngữ được tác giả trích dẫn từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, hầu hết đều là những nguồn tư liệu chính thống, đáng tin cậy, qua đó tổng hợp được các vấn đề một cách thấu đáo, có sự liên kết giữa các phần của chương, giúp người đọc dễ nắm bắt vấn đề tác giả mong muốn đề cập theo một logic nhất định.

Tóm lại, chương 1 sẽ đóng vai trị quan trọng để làm bản lề, cơ sở lý luận cho các vấn đề được nêu ở chương 2, một chương mà đa phần thời lượng sẽ dành cho việc đánh giá hiện trạng hoạt động của một số CLB, trung tâm hát Xẩm tại Hà Nội phát triển và thu hút khách du lịch đến với Hà Nội.

Chương 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG HÁT XẨM HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghệ thuật hát xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn hà nội (đào tạo thí điểm) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)