7. Bố cục luận văn
3.3.1. xuất với các cấp quản lý
Việt Nam đang tiến trình lên UNESCO về tình hình triển khai chương trình hành động quốc gia về bảo vệ di sản hát Xẩm thốt khỏi tình trạng khẩn cấp, nhưng hiện nay, chúng ta vẫn cịn gặp q nhiều khó khăn, trở ngại khi tổ chức thực hiện chương trình này. Có địa phương thì rất quyết liệt, rốt ráo tìm ra giải pháp để phục hưng hát Xẩm, nhưng nhiều địa phương thì vẫn “bỏ bê” hát Xẩm,
hoặc có làm nhưng chưa thực sự có chiến lược, kế hoạch bài bản. Hà Nội là một điển hình của việc đó.
Phải thừa nhận rằng, trong nhưng năm gần đây từ khi hát Xẩm được phục dựng và vinh danh, Hà Nội đã có động thái bảo vệ di sản này, bằng chứng là đã xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ dựa trên việc triển khai Chương trình hát xẩm. Các chương trình đã từ kế hoạch để đi đến thực tiễn và triển khai cụ thể là cả một quá trình, và đã bộc lộ sự yếu kém cũng như sự thiếu kinh nghiệm trong cơng tác bảo tồn, gìn giữ di sản hát Xẩm.
Nhắc đến hiện trạng quản lý di sản hát xẩm hiện nay, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, các nhà báo chuyên viết về văn hóa, di sản đã phải thốt lên với nhiều cụm từ nghe khá đau xót: “Hà Nội bỏ bê hát Xẩm từ lâu rồi”; “Hà Nội đang là khoảng trống lớn về bảo vệ di sản hát Xẩm”; “ Hát xẩm Hà Nội, giật mình vì khơng ai quản lý”; “Hát xẩm Hà Nội như trước ngã ba đường”, “Hát Xẩm Hà Nội thiếu người đứng mũi chịu sào”…
Vậy thì vấn đề nằm ở đâu? Phải chăng đó là sự yếu kém hoặc không yếu kém nhưng chưa thật sự quyết tâm để lo lắng bảo vệ giá trị di sản? Hay là vấn đề cơ chế?
Những người làm công tác quản lý về di sản ở Hà Nội, nhận thấy các cán bộ này cũng không hề thờ ơ với di sản, nhưng theo họ, đúng là có sự thiếu kinh nghiệm và những điều không dễ khi bảo tồn, phát huy các giá trị di sản phi vật thể, trong đó có hát Xẩm. Nếu như các di sản vật thể thì khơng khó vì dễ định lượng, cịn di sản phi vật thể lại rất khó vì nhiều nội dung trong đó phải định tính. Hà Nội và nhiều địa phương đang gặp phải vấn đề là đụng đâu mắc đó, đặc biệt mắc lớn nhất là mắc về vấn đề chi ngân sách cho bảo vệ di sản hát Xẩm. Hà Nội có thể chi rất nhiều kinh phí cho bảo tồn, phục dựng các di sản văn hóa vật thể là các cơng trình kiến trúc cổ, các khơng gian tơn giáo, tín ngưỡng cổ như chùa, đèn, đình, miếu, thành cổ,… nhưng lại khơng biết xếp hát xẩm vào hạng
mục nào trong chi ngân sách để có thể chi cho cơng tác bảo tồn, đào tạo, truyền nghề, phục dựng,…
Bảo tồn phát huy giá trị di sản hát Xẩm, công tác bảo tồn, phát huy của nhiều địa phương trên cả nước về hát Xẩm trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng với Hà Nội thì khác, ngồi việc làm tốt những giải pháp giống như các tỉnh bạn thì Hà Nội cần phải quan tâm mạnh mẽ hơn đến yếu tố bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Xẩm qua hoạt động của một số CLB đang hoạt động trên địa bàn, đặc biệt là khu vực nội thành, bởi đó chính là sự khác biệt của hát Xẩm Hà Nội với các tỉnh, thành khác ở Bắc Bộ khi mà chỉ Hà Nội mới có các CLB có tổ chức biểu diễn cho du khách đến xem, nghe và thưởng thức. Nếu như công tác bảo tồn và phát huy của các địa phương khác là khó khăn một thì Hà Nội sẽ khó khăn gấp nhiều lần. Đặc thù hát Xẩm Hà Nội là không gian rộng lớn, ở nhiều quận, huyện nội ngoại thành, với nhiều loại hình CLB, trung tâm, làng thơn, xóm hát Xẩm, lại khơng chỉ phải quan tâm đến bảo tồn theo nhiều hình thức khác nhau, mà cịn phải phát huy giá trị với các hoạt động biểu diễn phục vụ du khách.
Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL nâng cao hiệu quả cơng tác tổng rà sốt, tổng hợp đánh giá, kiểm kê, đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện chương trình hành động, xây dựng lại kế hoạch đào tạo, truyền nghề, chế độ hỗ trợ nghệ nhân, xây dựng các thông tư hướng dẫn,…
- Yêu cầu các địa phương cung cấp những cách làm đã đạt hiệu quả trong thời gian qua, những giải pháp đã áp dụng được vào thực tiễn và những mơ hình tổ chức CLB hát Xẩm đã thực hiện hiệu quả. Sau đó, Cục DSVH sẽ tổng hợp tổ chức Hội thảo toàn quốc, mời tham gia các điển hình tiêu biểu, chia sẻ thơng tin, cách làm hay cho các địa phương khác đang gặp khó khăn trong bài tốn tìm lời giải bảo tồn, phát huy.
- Tiếp tục xây dựng thông tư hướng dẫn cụ thể, thiết thực hơn về chi ngân sách cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Xẩm với những điều khoản áp dụng thực tế, phù hợp với tổng thể và có thể vận dụng vào các địa phương cụ thể.
- Ngoài hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các CLB, giáo phường, nghệ nhân, nghiên cứu hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho các nghệ nhân trên toàn quốc, kể cả nghệ nhân, nghệ sĩ trẻ tài năng, điều mà cách đây hàng chục năm, các chuyên gia đã đề cập nhưng đến nay vẫn chưa làm được.
- Duy trì hệ thống đào tạo, truyền nghề thành 3 cấp:
+ Cấp 1: Hỗ trợ 1 phần kinh phí để chính các nghệ nhân các CLB, giáo phường, làng thôn hát Xẩm tự đào tạo cho các nghệ sĩ trẻ, mới học.
+ Cấp 2: Tỉnh, thành phố hỗ trợ kinh phí để mở lớp đào tạo cấp tỉnh, thành cho các nghệ sĩ trẻ đã học ở cấp 1, có sàng lọc để đào tạo ở cấp 2.
+ Cấp 3: Lựa chọn các học viên chất lượng ở cấp 2 đã được đào tạo để tổ chức các khóa đào tạo cấp Quốc gia do Viện âm nhạc Quốc gia tổ chức như mơ hình thời gian qua nhưng phải kéo dài thời gian hơn là khoảng thời gian 2-3 tuần/1 khóa hiện nay. Các khóa này nên mời các giảng viên là những nghệ nhân, nghệ sĩ tên tuổi như NSND Xuân Hoạch, NSƯT Thanh Ngoan, nhóm Xẩm Hà Thành,…. tham gia đào tạo ở các nội dung khác nhau theo sở trường của từng nghệ nhân.
Sau khi đào tạo bài bản theo 3 cấp như vậy, các nghệ sĩ trẻ được lựa chọn lại tiếp tục được học khóa nâng cao và giảng viên là những cây đại thụ hiện nay còn sống.
Nếu chúng ta làm cẩn thận được như vậy thì sẽ vừa khoa học, bài bản, vừa khơng dàn trải, đại trà như một số khóa đào tạo âm nhạc hiện nay. Được biết, công tác nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu âm nhạc, lời ca, lịch sử, sinh hoạt và các cách thức trình diễn hát Xẩm và Viện Âm nhạc quốc gia sẽ xây dựng kế
hoạch thực hiện nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Những điệu hát Xẩm phổ thơng”, có đĩa nhạc kèm theo, giúp nghệ nhân các vùng có hát xẩm sử dụng khi truyền dạy, đồng thời sẽ nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Tổng tập hát Xẩm xưa và nay”. Sách là bộ tài liệu đầy đủ cung cấp giới nghiên cứu, giáo dục và đào tạo học sinh, sinh viên các trường, các học viện văn hóa, nghệ thuật trong cả nước những tư liệu nghiên cứu, mô tả, tản văn, những bản lời hát Xẩm thời kỳ khác nhau trong lịch sử.
- Tiếp tục xây dựng và thực hiện chương trình quảng bá, phát huy giá trị di sản hát Xẩm ở cấp độ vĩ mô thông qua hoạt động tuyên truyền, quảng bá, biểu diễn ở các Festival văn hóa, du lịch, các Hội chợ du lịch quốc tế, các Liên hoan nghệ thuật truyền thống trong và ngoài nước và các hình thức quảng bá qua truyền hình, Internet,… Nên phát huy quảng bá hát xẩm dưới nhiều hình thức, nhưng phải nghiên cứu cụ thể trước khi thực hiện. Việc phát hành này cũng có điều hay, nhưng điều dở thì khơng ít vì hiện nay, việc sử dụng tem thư bưu chính là rất hạn chế, nên có lẽ, cần có những việc làm thiết thực hơn.
- Tổ chức mối liên hệ giữa ngành du lịch Việt Nam phối hợp với cơ quan quản lý di sản hát Xẩm để các doanh nghiệp lữ hành có chiến lược đưa khách đến các điểm biểu diễn hát Xẩm hàng tuần.
- Thực hiện tốt, đầy đủ, kịp thời các nội dung cơng việc mà Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ hát Xẩm đã nêu. Xây dựng kế hoạch riêng cho Hà Nội để phù hợp với tình hình thực tế.
- Xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản cho đối tượng đặc thù là các CLB, trung tâm đang hoạt động thiếu sự quản lý nhà nước ở nội thành Hà Nội.
- Tiếp tục duy trì liên hoan hát Xẩm Hà Nội 2-3 năm/1 lần để qua đó có cái nhìn tổng thể về thực trạng phát triển hát Xẩm Thủ đô để đưa ra các giải pháp phù hợp. Không nên để ngắt quãng khá lâu như thời gian qua ( 4 năm/1 lần). Tìm
kiếm các nhà tài trợ cho các kỳ liên hoan, đặc biệt là các Quỹ quốc tế liên quan đến văn hóa, bảo tồn di sản.
- Xây dựng phương án hỗ trợ nghệ nhân hát xẩm Hà Nội với việc tạo lập một quỹ dành riêng cho các nghệ nhân cao tuổi và lập chế độ bảo hiểm cho các nghệ nhân này, ít nhất là như thế.
- Hát Xẩm phải được bảo tồn “sống” bằng nhiều cách, không chỉ là biểu diễn “sng” mà cịn phải thực hiện quay hình, ghi tiếng thật cụ thể mỗi lần trình diễn cho đến việc nghiên cứu sâu vào âm nhạc hát xẩm. Điều này, Sở VHTTDL có thể giao cho Trung tâm thơng tin của Sở tổ chức ghi hình, ghi âm và lưu đĩa DVD, VCD để gìn giữ lâu dài.
- Cân đối ngân sách xây dựng 1 không gian di sản riêng cho hát Xẩm dưới dạng 1 nhà hát hát Xẩm, xây dựng mơ hình hát Xẩm giống như Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long đã từng làm khá thành công và được dư luận, các chuyên gia đánh giá cao.
- Nghiên cứu chun sâu, lựa chọn mơ hình khơng gian tổ chức hoạt động CLB, trung tâm phù hợp trong nội thành để tìm ra mơ hình tổ chức hoạt động tốt nhất, vừa bảo tồn, vừa phát huy được giá trị di sản, để hỗ trợ ngược lại cho các CLB, trung tâm hiện nay, đảm bảo phát triển bền vững.
- Giao cho lĩnh vực du lịch của Hà Nội tích cực quan tâm, tìm giải pháp để liên kết với các điểm biểu diễn hát Xẩm nội, ngoại thành để các doanh nghiệp lữ hành gửi khách thường xuyên đến các CLB, trung tâm để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, manh mún, tự phát như hiện nay.
- Giao cho lĩnh vực giáo dục Hà Nội và thành đồn Hà Nội tổ chức các chương trình giao lưu tìm hiểu về hát Xẩm ngay tại không gian nhà văn hóa của các trường Đại học, cao đẳng, Trung học phổ thông, Tiểu học,… để phổ biến giá trị nghệ thuật này tới giới trẻ. Đây cũng chính là một trong những vấn đề trọng tâm
mà Hà Nội cần phải thực hiện nằm trong Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ hát xẩm.
Theo khảo sát điều tra 300 bạn trẻ Hà Nội của tác giả thì ngồi các câu hỏi đóng, phiếu điều tra cịn đưa ra một số câu hỏi mở nhằm có thêm thơng tin sâu hơn về đánh giá của giới trẻ Hà Nội với khả năng phát triển của hát Xẩm. Ý kiến cá nhân của các học sinh, sinh viên, thanh niên về các biện pháp có thể thực hiện để giúp hát xẩm được tổng hợp và phân loại thành các nhóm ý kiến dưới đây
Bảng 3.2. Các biện pháp để hát Xẩm được các bạn trẻ biết đến nhiều hơn ở Hà Nội
Biện pháp đề xuất Số lượng Tỉ lệ
Diễn tại giao lưu, tìm hiểu hát Xẩm tại
các trường ĐH, CĐ, THPT 88 29.3
Quảng cáo trên tivi, các phương tiện thông tin, đặc biệt là các trang mạng xa hội dành cho giới trẻ.
110 36.7
Đưa vào hoạt động ngoại khóa của sinh
viên, học sinh phổ thơng 19 6.3
Mở thêm các chương trình biểu diễn 81 27.0
Sáng tác thêm các bài phù hợp với thị
hiếu giới trẻ 13 4.3
Khác 150 50.0
Ngu n: Tổng hợp khảo sát điều tra thực tế cá nhân
Ngồi những nhóm đề xuất trên, nhiều bạn trẻ đã cung cấp các ý kiến thực tiễn như là những biện pháp để hát Xẩm có thể tiếp cận được với lượng thanh niên, sinh viên rộng hơn trên địa bàn Hà Nội. Nhìn chung, việc đưa các biểu
diễn hát xẩm vào các chương trình phát sóng thường xun hơn của ti vi hay các phương tiện thông tin (internet, radio,…) được lựa chọn là biện pháp hữu hiệu nhất theo quan điểm của chính đối tượng mà hát Xẩm đang hướng tới. Trực tiếp hơn, đưa các cuộc biểu diễn hát xẩm này vào biểu diễn tại các trường đại học, cao đẳng cũng được các bạn sinh viên ủng hộ.
Vừa qua, dưới sự chủ động của khoa Việt Nam học của Đại học Thăng Long, Hà Nội, Ca trù, hát Xẩm đã được mời về để giao lưu với sinh viên các chuyên ngành và nhận được sự đồng cảm, chia sẻ cũng như hưởng ứng rất tốt của các bạn trẻ.
3.3.2. Tổ chức các câu lạc bộ hát xẩm
Nói đến hoạt động hát xẩm ở nội thành Hà Nội hiện nay thì chỉ có CLB Xẩm Hà Thành và lớp học âm nhạc truyền thống do GS.NSND Phạm Đình Khang và Nghệ sĩ Thao Giang xây dựng và trực tiếp truyền dạy.
Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam ra đời năm 2005 là nơi thu hút nhiều người, đặc biệt là giới trẻ ở Hà Nội tìm đến học hỏi và nghiên cứu về âm nhạc truyền thống của dân tộc. GS.NSND Phạm Đình Khang và nghệ sĩ Thao Giang đã dày công xây dựng Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam trở thành một cơ sở đào tạo âm nhạc dân tộc theo một phong cách rất riêng, ở đó người học khơng phải lên giảng đường, không phải học theo những loại giáo trình mang tính học thuật, mà được tiếp cận với các loại hình nghệ thuật truyền thống theo cách tự nhiên nhất, gần gũi với thực tế nhất và dễ hiểu nhất.
Sau thành công này, hơn 200 thanh niên, sinh viên của các trường đại học lớn ở Hà Nội đã nộp đơn đăng ký xin học lớp hát Xẩm và học đàn, phách, trống... tại lớp đào tạo hát Xẩm miễn phí do Trung tâm tổ chức tại đình Hào Nam. Tại đây, các nhạc sỹ, nghệ sĩ nổi tiếng như như NSND Xuân Hoạch, NSƯT Thanh Ngoan, Thúy Ngần... đã dành thời gian, tâm huyết truyền dạy cho
các học viên. Và cũng từ những lớp học như thế này, nhiều bạn trẻ như Mai Đức Thiện, Đức Huy, Hữu Duy, Kiều Loan, Thu Phương... đã trưởng thành.
Với mơ hình CLB Xẩm Hà Thành và Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam ra đời thì rõ ràng, đó là sự biến đổi lớn nhất so với các giáo phường xưa vì quan điểm đặt biểu diễn giới thiệu lên hàng đầu, trong khi CLB và Trung tâm lại đặt quan điểm bảo tồn, gìn giữ, phục dựng, truyền nghề lên hàng đầu. Qua việc giới thiệu sơ lược những biến đổi căn bản của mơ hình tổ chức hoạt động các CLB, Trung tâm nội thành Hà Nội nêu trên, có thể thấy rằng, các nhà chuyên môn, các nghệ nhân, các nhà quản lý ca trù cần cùng nhau bàn luận để tìm ra một mơ hình CLB, Trung tâm phù hợp cho một số CLB, Trung tâm nội thành Hà Nội.
Hát xẩm là một nghệ thuật truyền thống nhưng lại rất “kén”, một là “kén” khách nghe vì khơng dễ để nghe và hiểu hát xẩm với nhiều ca từ khó hiểu, hai là