7. Bố cục luận văn
3.3.4. Đưa nghệ thuật hát Xẩm vào các chương tr nh tour du ịch
Trên thế giới có rất nhiều mơ hình kết hợp du lịch và nghệ thuật vô cùng thành công. Ngay ở châu Á, khách du lịch thường ít khi bỏ qua show diễn được định danh như Campuchia Show là Nụ cười Angkor; Thai Lan Show là Alangkarn, James Bond; Hàn Quốc thì có hàng loạt chương trình biểu diễn nghệ thuật đương đại hút khách khi kết hợp thành cơng giữa văn hóa truyền thống với hiện đại như The Painter Hero, Cookin’ Nanta...
Các chương trình nghệ thuật khơng chỉ làm cho các tour du lịch trở nên sinh động, nhiều màu sắc hơn mà còn đem lại nguồn thu đáng kể cho các nghệ sĩ và cho chính những người làm du lịch.
Còn tại Việt Nam, bao năm khách du lịch nước ngồi vẫn chỉ có một vài lựa chọn như múa rối, xiếc tổng hợp, biểu diễn nghệ thuật truyền thống... song thiếu kịch bản, cách làm phù hợp nên vẫn ở tình trạng “hụt hơi”, “ăn đong”.
Thực ra việc chỉ đãi món mình có khơng phải là không thành công, dẫn chứng sinh động nhất là các chương trình của Nhà hát Múa rối Thăng Long đã tồn tại bao năm nay nhưng vẫn chưa từng ngớt khách. Hơn thế, với tần suất đỏ đèn 365 ngày với hơn 700 suất diễn/năm đơn vị này được xếp vào tốp 10 nhà hát hút khách hàng đầu Đông Nam Á. Tất nhiên đối tượng làm nên kỷ lục của Nhà hát Múa rối Thăng Long không phải là khách Việt, mà chủ yếu là du khách nước ngồi.
Vì thế, cần đưa nghệ thuật hát xẩm vào các chương trình tour du lịch và để đạt được thành quả như vậy khơng hẳn nhờ chương trình xuất sắc vượt trội mà do hội tụ đủ yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa là một trong những nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Việt, chương trình biểu diễn . Yếu tố quan trọng nhất có lẽ đây là các cấp quản lý, các CLB, Trung tâm cần có cái “bắt tay” rất chặt với các đơn vị du lịch.
Sự hợp tác này chỉ có thể thành cơng nếu nắm bắt đúng tâm lý của du khách nước ngồi đó là được thưởng thức những chương trình nghệ thuật riêng chỉ có của nghệ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, sản phẩm không thể quá dị biệt mà phải mang ngôn ngữ toàn cầu trên nền tảng của nghệ thuật truyền thống, âm nhạc truyền thống… Chính rào cản về ngơn ngữ đã khiến một số chương trình nghệ thuật truyền thống thiên về diễn xướng như tuồng, chèo, cải lương,… nếu cứ bê nguyên bản cổ lên sân khấu sẽ khó tạo được sự tương tác từ du khách.
Một nguyên nhân khác cũng được chỉ là thiếu kinh phí đầu tư xây dựng một chương trình đặc biệt dành cho khách du lịch. Tuy nhiên, theo nhiều người thì điều cốt yếu để làm được một chương trình như vậy là phải biết cân bằng giữa
nghệ thuật và kinh tế. Không chỉ mải mê làm những cái đỉnh cao mà quên đi thị hiếu của đông đảo khán giả.
Sự nóng lên của thị trường du lịch Việt Nam thời gian qua đã chưa đủ mạnh dẫn tới sự chuyển mình của người làm nghệ thuật. Đang rất cần cái bắt tay thật chặt để có nhiều sản phẩm tốt cho các DN du lịch lựa chọn, còn các rạp hát không chịu cảnh đỏ đèn, hiu hắt.