7. Bố cục luận văn
3.3.5. Liên kết với các khách sạn, nhà hàng đưa hát Xẩm đến với du lich một cách linh hoạt
cách linh hoạt
Gắn các khách sạn, nhà hàng với nghệ thuật truyền thống là xu hướng tất yếu từ lâu được các công ty du lịch và các đơn vị nghệ thuật trong nước cùng bắt tay vào cuộc. Tuy nhiên việc gắn kết như thế nào để vừa đưa các loại hình văn hóa nghệ thuật đến gần hơn với bạn bè thế giới, vừa thu hút khách du lịch không phải đơn giản.
Quảng bá du lịch thơng qua các loại hình truyền thống là một giải pháp hay đã được các nước trong khu vực châu Á sử dụng rất thành công để giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa và lịch sử dân tộc đến du khách.Việt Nam tự hào là một đất nước không chỉ có thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên mà cịn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận như: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Ca trù, Hát xoan, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn khách du lịch đến với Việt Nam.
Bộ VHTT&DL, các doanh nghiệp du lịch có chủ trương xây dựng chương trình quảng bá du lịch Việt Nam thơng qua các loại hình nghệ thuật, ngành du lịch và các đơn vị nghệ thuật đã cùng nhau vào cuộc, xây dựng kế hoạch nhằm mở rộng hoạt động và tăng doanh thu. Song thời gian qua, sự gắn kết với các khách sạn, nhà hàng này vẫn còn nhỏ lẻ, rời rạc, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ở Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được cầu. Các sân khấu du lịch nhất là
các sân khấu biểu diễn âm nhạc dân tộc, đặc trưng của mỗi vùng, miền, cịn thiếu các chương trình xứng tầm để phục vụ khán giả trong nước và quốc tế, mặc dù chúng ta có đủ tiềm năng và năng lực để thực hiện.
Khách quốc tế đến với Việt Nam rất muốn thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống của nước ta. Nhưng hiện nay tại Hà Nội chỉ có một số khách sạn, nhà hàng tổ chức các chương trình phục vụ khách du lịch nhưng số lượng khơng nhiều và khơng phong phú các loại hình.
Cịn chương trình của các loại hình nghệ thuật khác khơng được phổ biến rõ lịch diễn rộng rãi hoặc thời gian diễn ra không trùng khớp với lịch tham quan của du khách. Từ việc không ăn khớp và thiếu thông tin này nên các doanh nghiệp du lịch dần bỏ qua việc dành thời gian cho việc tìm đặt vé cho khách thưởng thức chương trình nghệ thuật dân tộc.
Có lẽ, không nhiều NSƯT chịu ngồi trên một chiếu hát bình dân để mang xẩm đến với công chúng như NSƯT Thanh Ngoan. Kể ra để thấy rằng, việc gắn kết giữa nghệ thuật truyền thống với du lịch là một giải pháp, một xu hướng tất yếu, góp phần vừa thúc đẩy phát triển du lịch vừa quảng bá nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với bạn bè thế giới. Đã có những chương trình biểu diễn nghệ thuật cổ truyền được tổ chức định kỳ hàng đêm mở ra một tín hiệu vui cho tiềm năng sân khấu du lịch. Bên cạnh kết hợp hát xẩm với các dòng nhạc cụ truyền thống khác, hàng tuần sân khấu du lịch kết nối đưa hát Xẩm biểu diễn tại các khách sạn cao cấp thì chắc hẳn khách du lịch trong và ngoài nước sẽ “say” với tiếng hát, tiếng đàn của sân khấu trong khách sạn, khơng khác gì sân khấu ngoài trời tại khu phố cổ.
Rõ ràng việc tổ chức được những sân khấu du lịch trong khách sạn, nhà hàng như hiện nay là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả nhất rất cần sự bắt tay từ hai phía giữa ngành du lịch và các đơn vị tổ chức nghệ thuật. Hy vọng trong thời gian tới tiềm năng sân khấu du lịch liên kết
với các khách sạn, nhà hàng sẽ được đánh thức để văn hóa và du lịch hịa quyện được với nhau, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
3.3.6. Chun mơn hóa các sản phẩm du lịch nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn hiện nay
Theo thống kê, trong năm 2016, lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt hơn bốn triệu lượt người, trong đó, lượng khách quốc tế có lưu trú ước đạt gần ba triệu lượt và khách du lịch trong nước đạt gần 22 triệu lượt. Nếu mỗi đơn vị lữ hành chỉ cần đưa được một khách đến trải nghiệm các loại hình nghệ thuật truyền thống cũng đủ khiến các nhà hát ở Thủ đô liên tục đỏ đèn suốt bảy ngày trong tuần.
Tất nhiên, đó là chỉ “nếu”. Cịn thực tế, nhiều năm nay, những ngọn đèn ở các nhà hát chỉ sáng leo lét qua ngày. Không thể phủ nhận những cố gắng từ phía các đơn vị nghệ thuật truyền thống nhưng như “một cánh én nhỏ, chẳng làm nên mùa xuân”, họ cũng chẳng thể cứu vãn được gì nhiều trong việc biến nghệ thuật truyền thống trở nên có sức hút hơn đối với du khách.
Trong khi các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái-lan, Cam-pu-chia, Hàn Quốc… đã rất thành công trong việc khai thác chương trình nghệ thuật truyền thống để phục vụ du lịch thì ở nước ta dù khơng thiếu các loại hình nghệ thuật truyền thống, thậm chí đa dạng và độc đáo hơn nước bạn, nhưng những gì ngành du lịch khai thác vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng. Ngoại trừ rối nước có đặc thù về biểu diễn ít phải dùng ngơn ngữ thì các loại hình khác như hát xẩm, chèo, tuồng, cải lương... bên cạnh vũ đạo thì nội dung và giá trị nghệ thuật thể hiện trong lời ca, tiếng hát.
Phần lớn các công ty lữ hành đều muốn đưa vào những tour du lịch của mình các chương trình thưởng thức nghệ thuật truyền thống nhằm làm cho tour du lịch trở nên phong phú hấp dẫn. Tuy nhiên, các rạp hát đều nằm trong phố cổ,
việc đưa đón du khách tại giờ cao điểm thật sự rất khó khăn. Thời gian xem một chương trình quá dài (khoảng 60 phút) trong khi một tour tham quan lại ngắn. Ngay như tại các buổi biểu diễn trích những đoạn chèo, tuồng trong loạt chương trình đưa nghệ thuật truyền thống vào Nhà hát Lớn Hà Nội vừa qua, nhiều du khách nước ngoài rất bối rối vì trong tay khơng hề có một bản giới thiệu nào về các trích đoạn đang diễn.
Theo nhiều chuyên gia lữ hành, để chương trình nghệ thuật tạo được ấn tượng đẹp trong lòng bạn bè quốc tế và là mũi nhọn thu hút du khách, các nhà hát phải nâng cấp cơ sở vật chất và nội dung chương trình biểu diễn.
NSƯT Triệu Trung Kiên, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam cho rằng, các nhà hát cần có một cơ chế thật sự thơng thống cũng như sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: “Muốn đưa nghệ thuật truyền thống vào phát triển du lịch cần phải quy hoạch thành các điểm biểu diễn tốt, chương trình hấp dẫn, cần có một chiến lược xúc tiến du lịch để thu hút đông đảo du khách, nhất là du khách quốc tế”.
Nghệ thuật truyền thống được coi là một “mỏ vàng” đối với du lịch nhưng tiềm năng chưa được khai thác tương xứng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những chủ trương đúng đắn trong việc đưa nghệ thuật truyền thống trở lại biểu diễn thường xuyên tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Những chương trình đầu tiên tuy chưa như ý, nhưng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lịng cơng chúng.
Tính chun nghiệp hóa du lịch trong hoạt động nghệ thuật chính là mấu chốt vấn đề. Hoạt động du lịch đem lại lợi nhuận và thu nhập cho các đoàn nghệ thuật chỉ khi các sản phẩm ấy đạt được chất lượng thẩm mỹ, nghệ thuật, nghe nhìn, giải trí cao. Bên cạnh đó là sự độc đáo, nếu làm được sản phẩm như vậy thì khơng cần mời gọi, các doanh nghiệp du lịch sẽ tự tìm đến với sản phẩm ấy để đặt hàng.
Việc xây dựng các sản phẩm nghệ thuật phục vụ khách du lịch bảo đảm ngắn gọn, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, giúp du khách có những giây phút vui vẻ, thư giãn và thưởng thức một không gian văn hóa mang tính giải trí, nghệ thuật cao khi lưu lại Thủ đơ, góp phần tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo, giữ chân du khách.
3.3.7. Quảng bá trong và nước ngồi về nghệ thuật hát Xẩm truyền thống
Cơng tác quảng bá tuyên truyền du lịch trong thời gian qua đã đạt được những chuyển biến tốt trong cách làm, phương pháp quảng bá ra sao. Mỗi quốc gia khi tiến hành công tác xúc tiến du lịch luôn quan tâm nhất nhu cầu của khách du lịch để đáp ứng như cầu đó một cách tốt nhất. Song đó mới chỉ là một mặt của hoạt động này và được gọi là xúc tiến bị động. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy rằng công tác quảng bá của chúng ta chưa chuyên nghiệp và thiếu tính chiến lược lâu dài. Vậy tại sao Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng lại không làm được ngân sách chi cho xúc tiến quảng bá hằng năm là không nhỏ?
Tham dự các Hội chợ du lịch quốc tế tại các nước Châu Âu hay Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… cũng là một cách tốt. Tuy vậy, cần chọn lọc những Hội chợ quốc tế lớn, có tầm cao và khả năng được quảng bá rộng rãi tại một quốc gia. Có như vậy Việt Nam mới đem các đoàn nghệ thuật như hát Xẩm, cà trù, quan họ,…để quảng bá mới hiệu quả được.
Việc xây dựng hát xẩm trở thành một sản phẩm du lịch, cần có giải pháp đẩy mạnh cơng tác tun truyền, quảng bá nghệ thuật hát Xẩm, nhưng ở đây là với cấp độ quảng bá của một số CLB, Trung tâm.
Thực tế, chẳng thể đòi hỏi những CLB, Trung tâm bỏ chi phí ra để tuyên truyền, quảng bá cho ca trù, để thu hút du khách vì họ khơng thể có nổi bất kì một nguồn kinh phí nào để làm việc này.
Về mặt marketing, các CLB, Trung tâm cần có nhiều phương thức như phát hành các tập gấp, tờ rơi, những quyển sách nhỏ giới thiệu một cách khái quát
nhất về nghệ thuật hát Xẩm. Những ấn phẩm thơng tin văn hóa, du lịch này sẽ được gửi tới các kênh trung gian giới thiệu, PR cho hoạt động biểu diễn hát Xẩm như các khách sạn phố cổ Hà Nội, nên tập trung vào các khách sạn mini. Bên cạnh đó là các điểm kinh doanh lữ hành phố cổ như Sinh Café, Open tour, Kim tour, Bufaloutour,… hướng tới đối tượng khách lẻ, tây ba lơ, khách đi theo nhóm nhỏ. Thực tế cho thấy, đối tượng khách này vẫn là đối tượng chính của các CLB, Trung tâm phố cổ hiện nay.
Đối với khán giả trong nước, cần giới thiệu hát Xẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, tivi, và cần tăng thêm thời lượng phát sóng cho những chương trình này. Nhưng thực tế, đây lại không phải là việc làm của CLB, Trung tâm, mà phải là việc làm của cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ quảng bá, xúc tiến giới thiệu hát xẩm tới công chúng trong nước để họ yêu hát xẩm hơn. Các CLB, Trung tâm chỉ có thể tìm cách tổ chức liên kết với các trường học để nhờ lực lượng cộng tác viên giới thiệu hát xẩm, tổ chức giảm giá vé cho học sinh sinh viên, đơi khi miễn phí để hát xẩm dễ dàng đến với công chúng, giới trẻ hơn.
Bên cạnh các hình thức đưa hát Xẩm vào các chương trình văn hóa, các tuần lễ văn hóa, du lịch thì hình thức quảng bá tốt nhất đối với các CLB, giáo phường vẫn là qua kênh du lịch. Nếu như 1 khách nước ngồi u thích hát xẩm thì khi về nước, họ sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân, điều này
Tiểu kết chương 3
Việc giải quyết các bài toán: 1) Xây dựng mơ hình nào cho hoạt động hát xẩm của các CLB, Trung tâm để hiệu quả nhất, giúp được cho CLB, Trung tâm tồn tại, phát triển bền vững, lại vẫn bảo tồn, phát huy được giá trị di sản; 2) Các cơ quan quản lý nhà nước về di sản muốn làm tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát xẩm thì cần tập trung vào những nhóm giải pháp gì? 3) Đối với bản thân các CLB, Trung tâm Hà Nội thì giải pháp, hướng đi tốt nhất là như thế nào để khả thi? Là nội dung của Chương 3.
Chương 3 luận văn đã đưa ra được 2 nội dung quan trọng trong tầm hiểu biết và khả năng hạn chế của tác giả, đó là:
- Mơ hình phù hợp nhất cho một CLB hoặc Trung tâm hát Xẩm ở nội thành Hà Nội để vừa bảo tồn, vừa phát huy được giá trị di sản.
- Nhóm các giải pháp quan trọng liên quan trực tiếp tới lĩnh vực bảo tồn, phát huy, phát triển bền vững giá trị di sản hát xẩm nói chung và đối với các CLB, Trung tâm Hà Nội nói riêng.
Tác giả mong muốn đóng góp những điều mà tự đáy lòng tác giả đã trăn trở từ ngày tiếp cận nhiều với hát xẩm ở Hà Nội, nên trong các giải pháp mà tác giả đưa ra, có thể có những điều cịn chủ quan, cịn phiến diện, nhưng là tâm huyết của tác giả và thực tế cũng là trăn trở của chính các nghệ nhân và nhà nghiên cứu trong quá trình tiếp xúc và đã được tác giả tổng hợp, đúc rút ra để đưa giải pháp thu hút khách đến với hát Xẩm và khách du lịch đến với Hà Nội.
KẾT LUẬN
Hát Xẩm là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của Việt Nam, là một trong những niềm tự hào về nghệ thuật biểu diễn truyền thống mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế, nhưng lại đang là nỗi trăn trở của những chủ thể hát Xẩm là những nghệ nhân, là nỗi lo lắng của đội ngũ chuyên gia, nhà nghiên cứu đã gắn bó lâu năm với mơn nghệ thuật dân gian này, là sự bức xúc của dư luận, báo chí và là nỗi niềm, khó khăn, là sự hóc búa để giải bài tốn bảo tồn, phát huy của các nhà quản lý về di sản văn hóa. Tóm lại, hát Xẩm có được sự quan tâm rất lớn của các đối tượng có liên quan và câu hỏi lớn nhất thời gian gần đây đã đặt ra là: Liệu hát Xẩm có thốt được tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp, để trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại?
Để làm được điều đó, chỉ một Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ di sản hát Xẩm là khơng đủ, mà phải là chương trình hành động đồng thời của tỉnh thành có hát Xẩm, trong đó có Hà Nội và sự chung tay của cả cộng đồng, sự nỗ lực vượt khó của các nghệ nhân, các CLB, giáo phường, làng thôn hát Xẩm. Khi mà các nghệ nhân hát Xẩm lão làng chỉ cịn đếm trên đầu ngón tay, khi mà chính sách đãi ngộ khơng tốt, khi mà các nhà quản lý vẫn còn mơ hồ trong việc làm thế nào để bảo tồn, phát huy, khi mà các nhà nghiên cứu, chuyên gia luôn ở trong trạng thái yêu hát Xẩm, biết là nên làm gì những khơng thể làm được gì vì thiếu nhiều thứ, trong đó có cả cơ chế và tài chính, và khi mà cộng đồng, cơng chúng chưa thực sự yêu hát Xẩm thì rất cần những mơ hình, những giải pháp để phục hưng nền nghệ thuật này, trong đó có hoạt động của một số CLB, giáo phường ở Hà Nội, một thành tố quan trọng góp phần cho cơng cuộc phục dựng, bảo tồn, gìn giữ và phát huy.
Với phần mở đầu nêu rõ các vấn đề từ lý do, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi, đối tượng, phương pháp, lịch sử nghiên cứu, tác giả viết 3 chương
với tinh thần xuyên suốt là bám sát mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài,