Quảng bá trong và nước ngoài về nghệ thuật hát Xẩm truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghệ thuật hát xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn hà nội (đào tạo thí điểm) (Trang 107 - 126)

7. Bố cục luận văn

3.3.7. Quảng bá trong và nước ngoài về nghệ thuật hát Xẩm truyền thống

Công tác quảng bá tuyên truyền du lịch trong thời gian qua đã đạt được những chuyển biến tốt trong cách làm, phương pháp quảng bá ra sao. Mỗi quốc gia khi tiến hành công tác xúc tiến du lịch luôn quan tâm nhất nhu cầu của khách du lịch để đáp ứng như cầu đó một cách tốt nhất. Song đó mới chỉ là một mặt của hoạt động này và được gọi là xúc tiến bị động. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy rằng công tác quảng bá của chúng ta chưa chuyên nghiệp và thiếu tính chiến lược lâu dài. Vậy tại sao Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng lại không làm được ngân sách chi cho xúc tiến quảng bá hằng năm là không nhỏ?

Tham dự các Hội chợ du lịch quốc tế tại các nước Châu Âu hay Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… cũng là một cách tốt. Tuy vậy, cần chọn lọc những Hội chợ quốc tế lớn, có tầm cao và khả năng được quảng bá rộng rãi tại một quốc gia. Có như vậy Việt Nam mới đem các đồn nghệ thuật như hát Xẩm, cà trù, quan họ,…để quảng bá mới hiệu quả được.

Việc xây dựng hát xẩm trở thành một sản phẩm du lịch, cần có giải pháp đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật hát Xẩm, nhưng ở đây là với cấp độ quảng bá của một số CLB, Trung tâm.

Thực tế, chẳng thể đòi hỏi những CLB, Trung tâm bỏ chi phí ra để tuyên truyền, quảng bá cho ca trù, để thu hút du khách vì họ khơng thể có nổi bất kì một nguồn kinh phí nào để làm việc này.

Về mặt marketing, các CLB, Trung tâm cần có nhiều phương thức như phát hành các tập gấp, tờ rơi, những quyển sách nhỏ giới thiệu một cách khái quát

nhất về nghệ thuật hát Xẩm. Những ấn phẩm thơng tin văn hóa, du lịch này sẽ được gửi tới các kênh trung gian giới thiệu, PR cho hoạt động biểu diễn hát Xẩm như các khách sạn phố cổ Hà Nội, nên tập trung vào các khách sạn mini. Bên cạnh đó là các điểm kinh doanh lữ hành phố cổ như Sinh Café, Open tour, Kim tour, Bufaloutour,… hướng tới đối tượng khách lẻ, tây ba lơ, khách đi theo nhóm nhỏ. Thực tế cho thấy, đối tượng khách này vẫn là đối tượng chính của các CLB, Trung tâm phố cổ hiện nay.

Đối với khán giả trong nước, cần giới thiệu hát Xẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, tivi, và cần tăng thêm thời lượng phát sóng cho những chương trình này. Nhưng thực tế, đây lại không phải là việc làm của CLB, Trung tâm, mà phải là việc làm của cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ quảng bá, xúc tiến giới thiệu hát xẩm tới công chúng trong nước để họ yêu hát xẩm hơn. Các CLB, Trung tâm chỉ có thể tìm cách tổ chức liên kết với các trường học để nhờ lực lượng cộng tác viên giới thiệu hát xẩm, tổ chức giảm giá vé cho học sinh sinh viên, đơi khi miễn phí để hát xẩm dễ dàng đến với cơng chúng, giới trẻ hơn.

Bên cạnh các hình thức đưa hát Xẩm vào các chương trình văn hóa, các tuần lễ văn hóa, du lịch thì hình thức quảng bá tốt nhất đối với các CLB, giáo phường vẫn là qua kênh du lịch. Nếu như 1 khách nước ngồi u thích hát xẩm thì khi về nước, họ sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân, điều này

Tiểu kết chương 3

Việc giải quyết các bài toán: 1) Xây dựng mơ hình nào cho hoạt động hát xẩm của các CLB, Trung tâm để hiệu quả nhất, giúp được cho CLB, Trung tâm tồn tại, phát triển bền vững, lại vẫn bảo tồn, phát huy được giá trị di sản; 2) Các cơ quan quản lý nhà nước về di sản muốn làm tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát xẩm thì cần tập trung vào những nhóm giải pháp gì? 3) Đối với bản thân các CLB, Trung tâm Hà Nội thì giải pháp, hướng đi tốt nhất là như thế nào để khả thi? Là nội dung của Chương 3.

Chương 3 luận văn đã đưa ra được 2 nội dung quan trọng trong tầm hiểu biết và khả năng hạn chế của tác giả, đó là:

- Mơ hình phù hợp nhất cho một CLB hoặc Trung tâm hát Xẩm ở nội thành Hà Nội để vừa bảo tồn, vừa phát huy được giá trị di sản.

- Nhóm các giải pháp quan trọng liên quan trực tiếp tới lĩnh vực bảo tồn, phát huy, phát triển bền vững giá trị di sản hát xẩm nói chung và đối với các CLB, Trung tâm Hà Nội nói riêng.

Tác giả mong muốn đóng góp những điều mà tự đáy lịng tác giả đã trăn trở từ ngày tiếp cận nhiều với hát xẩm ở Hà Nội, nên trong các giải pháp mà tác giả đưa ra, có thể có những điều cịn chủ quan, cịn phiến diện, nhưng là tâm huyết của tác giả và thực tế cũng là trăn trở của chính các nghệ nhân và nhà nghiên cứu trong quá trình tiếp xúc và đã được tác giả tổng hợp, đúc rút ra để đưa giải pháp thu hút khách đến với hát Xẩm và khách du lịch đến với Hà Nội.

KẾT LUẬN

Hát Xẩm là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của Việt Nam, là một trong những niềm tự hào về nghệ thuật biểu diễn truyền thống mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế, nhưng lại đang là nỗi trăn trở của những chủ thể hát Xẩm là những nghệ nhân, là nỗi lo lắng của đội ngũ chuyên gia, nhà nghiên cứu đã gắn bó lâu năm với mơn nghệ thuật dân gian này, là sự bức xúc của dư luận, báo chí và là nỗi niềm, khó khăn, là sự hóc búa để giải bài tốn bảo tồn, phát huy của các nhà quản lý về di sản văn hóa. Tóm lại, hát Xẩm có được sự quan tâm rất lớn của các đối tượng có liên quan và câu hỏi lớn nhất thời gian gần đây đã đặt ra là: Liệu hát Xẩm có thốt được tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp, để trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại?

Để làm được điều đó, chỉ một Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ di sản hát Xẩm là khơng đủ, mà phải là chương trình hành động đồng thời của tỉnh thành có hát Xẩm, trong đó có Hà Nội và sự chung tay của cả cộng đồng, sự nỗ lực vượt khó của các nghệ nhân, các CLB, giáo phường, làng thôn hát Xẩm. Khi mà các nghệ nhân hát Xẩm lão làng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, khi mà chính sách đãi ngộ khơng tốt, khi mà các nhà quản lý vẫn còn mơ hồ trong việc làm thế nào để bảo tồn, phát huy, khi mà các nhà nghiên cứu, chuyên gia luôn ở trong trạng thái yêu hát Xẩm, biết là nên làm gì những khơng thể làm được gì vì thiếu nhiều thứ, trong đó có cả cơ chế và tài chính, và khi mà cộng đồng, cơng chúng chưa thực sự yêu hát Xẩm thì rất cần những mơ hình, những giải pháp để phục hưng nền nghệ thuật này, trong đó có hoạt động của một số CLB, giáo phường ở Hà Nội, một thành tố quan trọng góp phần cho cơng cuộc phục dựng, bảo tồn, gìn giữ và phát huy.

Với phần mở đầu nêu rõ các vấn đề từ lý do, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi, đối tượng, phương pháp, lịch sử nghiên cứu, tác giả viết 3 chương

với tinh thần xuyên suốt là bám sát mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, trả lời được các câu hỏi nghiên cứu và cố gắng ở mức tối đa trong việc thể hiện một luận văn chuyên ngành du lịch học. Tác giả đã kết cấu 3 chương đi từ bản chất, cơ sở lý luận, những quan điểm, luận cứ, kinh nghiệm (chương 1) đến thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và những hoạt động thực tiễn đang diễn ra của một số CLB, giáo phường (chương 2), luận văn mạnh dạn đề xuất những mơ hình phù hợp và những giải pháp khả thi để áp dụng vào trong thực tế để thu hút khách du lịch đến với hát Xẩm và đến với du lịch Hà Nội trong chương 3.

Có thể nói, tất cả những vấn đề nêu trên được đề cập ở chương 1 đều là những vấn đề cốt lõi, trọng tâm, có tính khái qt, mang tính cơ sở lý luận và có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn. Cùng với những định hướng và kế hoạch hành động một cách cụ thể, quyết liệt của Hà Nội trong việc bảo tồn, phát huy hát Xẩm thời gian tới, tác giả cũng mong muốn qua thực trạng được đề cập ở chương 2, đặc biệt là qua 4 vấn đề đúc kết, sẽ tìm ra được mơ hình, giải pháp phù hợp cho hoạt động của một số CLB, giáo phường Hà Nội nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Xẩm. Trong chương 3 tác giả đã đưa ra được 2 nội dung quan trọng, tất nhiên là trong tầm hiểu biết và khả năng có hạn chế của tác giả, đó là:

- Mơ hình phù hợp nhất cho một CLB hoặc giáo phường hát Xẩm ở nội thành Hà Nội để vừa bảo tồn, vừa phát huy được giá trị di sản.

- Nhóm các giải pháp quan trọng liên quan trực tiếp tới lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Xẩm nói chung và đối với các CLB, giáo phường nội thành Hà Nội nói riêng.

Từ những vấn đề đã được đề cập và phân tích, có thể tổng hợp lại những nội dung chính mà Hà Nội đã và đang gặp phải trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Xẩm như sau:

1. Hà Nội đang thiếu một hành lang pháp lí liên quan đến cơ chế, chính sách cụ thể đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị hát Xẩm ở Hà Nội, đó là chiến lược, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị hát Xẩm ở Hà Nội trong ngắn hạn và dài hạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 rất cần được sớm ban hành, các chính sách hỗ trợ về kinh tế, chính sách về đào tạo và tổ chức cũng như đãi ngộ tới các nghệ nhân cũng cần được đưa vào thực tiễn.

2. Công tác bảo t n giá trị di sản hát Xẩm theo chương trình hành động quốc gia về bảo vệ di sản hát Xẩm cũng chưa được Hà Nội làm tốt. Vẫn chưa có nhiều chương trình hành động cụ thể, thiết thực của riêng Hà Nội, mang đặc trưng cách làm của Hà Nội.

3. Công tác phát huy giá trị di sản hát Xẩm của Hà Nội còn nhiều hạn chế. Hoạt động của các CLB, giáo phường hát Xẩm Hà Nội, Thăng Long trong nội thành chưa được quan tâm đúng mức, chưa có chính sách đầu tư, phối hợp để hoạt động phát huy đó được đẩy mạnh.

4. Cơng tác phối hợp liên ngành của Hà Nội còn nhiều bất cập. Nếu hai lĩnh vực cơ bản là văn hóa (trong đó có di sản văn hóa) và du lịch mà chưa thể chung tay hướng đến mục tiêu cùng bảo tồn, phát huy giá trị di sản thì khó có thể thành cơng được.

5. Hà Nội có nhiều CLB, giáo phường, làng thôn hát Xẩm nhất cả nước với sự đa dạng, phức tạp về không gian, mơ hình, cách thức tổ chức hoạt động ở cả ngoại thành và nội thành, nên sẽ gặp khó khăn hơn các địa phương khác trong công tác bảo tồn phát huy. Tuy vậy, Hà Nội lại chưa có được những hoạch định khoa học cho từng khu vực, không gian để làm tốt hơn.

6. Hà Nội cần định hướng cho các CLB, giáo phường nội thành xây dựng,

vận hành, hoạt động theo mơ hình. Bên cạnh đó là quan tâm đầu tư xây dựng

nhà hát di sản hát ẩm ở nội thành để có được khơng gian biểu diễn thực sự

Với những tìm hiểu và nghiên cứu trong luận văn, tác giả đã bước đầu hoàn thành được những nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tay của tác giả về lĩnh vực di sản phi vật thể và đặc biệt là hát Xẩm nên sẽ không tránh khỏi những nhận định chủ quan, phiến diện và còn chưa đi vào trọng tâm một số vấn đề nghiên cứu.

Bên cạnh đó, một điều rất quan trọng mà tác giả luôn gặp khó khăn khi thực hiện đề tài luận văn này, đó là với việc cách thức tiếp cận của đề tài luận văn phải theo cách tiếp cận văn hóa học, nhưng trên thực tế, hoạt động của các CLB, giáo phường ở Hà Nội lại ít, chịu ảnh hưởng bởi cơng tác quản l văn hóa, nên khơng tránh khỏi việc trong quá trình viết luận văn, sẽ có những phân tích, đánh giá, bảng biểu, số liệu liên quan đến vấn đề quản lý văn hóa.

Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ của các thầy, cô, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các nghệ nhân hát Xẩm để khi hồn thiện, luận văn sẽ là cơng trình khoa học có giá trị áp dụng vào thực tiễn.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI KHÁCH DU ỊCH QUỐC TẾ

Your full

name:........................................................................................................... Birth Year:…………

Sex:…….. Male:……. Female ………Nationality…………….. Email:………………………………………………. Facebook: ………………………………

Hi, Sir/ Madam. We welcome you to Viet Nam. We kindly request you to take a few minutes to participate in this survey of non residents, which is conducted anonymously.

Your evaluations and comments are going to be used to develop tourism industry in Hanoi and preserve the traditional music “ Hat Xam”.

Please answer the questions below as truthfully as possible. Circle the number that best describes your feeling about each question in which 1= not satisfied at

all and 4 = totally satisfied.

1. How many times have you visited Hanoi (Vietnam) for traveling?

a. The first time

b. Two- three times

c. More than two times

2.Have you seen Puppet Performance in Hanoi?

a. Already

b. Not yet

a. Once time

b. 2-3 times

c. Not yet

3.Which source of information did you find of Hat Xam Performance from?

a. Your friends who had visited Viet Nam

b. Tourism Company

c. Guide book

d. Internet

e. Facebook

f. Accidently, when you go through

g. Ca Tru is the famous Culture Heritage

h. Others: ……………..

1 2 3 4

1

Were you satisfied with the performances?

Bạn có hài lịng với các tiết mục biểu diễn?

2

Were the artists well prepared?

Các nghệ sĩ có chuẩn bị kỹ càng cho buổi diễn?

3

Were your questions answered clearly?

Các nghệ sĩ có nhiệt t nh trả lời các câu hỏi của bạn không?

4 Do you think that the use of performing

appropriate?

Bạn có nghĩ thời gian của buổi biểu diễn và giao lưu với khán giả là ph hợp không?

5

Did you find the centre facilities suitable?

Bạn có thấy cơ sở vật chất nơi biểu diễn tốt không?

6

On a scale of 1 to 4 how do you rate your overall satisfaction with these Hat Xam performances in which 1= not satisfied at all and 4 = totally satisfied?

Theo thang điểm từ 1 đến 4 (4 là cao nhất), bạn đánh giá về mức độ hài lòng chung với chương tr nh như thế nào?

7

How you think of organization , service of Hat Xam Club?

Qu khách thấy công tác tổ chức, phục vụ của CLB hát ẩm như thế nào?

8

Your goals for watching Hat Xam performances?

Bạn đến xem buổi biểu diễn hát Xẩm với mục đích gì? a. Entertain (Giải trí)

b. Study, examine (H c tập, nghiên cứu)

9

Would you like to watch Hat Xam performances for the next time?

Bạn có muốn xem tiếp các buổi biểu diễn hát ẩm vào lần sau?

a. Yes (Có) b. No (Không)

10

If you were dissatisfied with any aspect, please comment further:

Nếu bạn khơng hài lịng với bất cứ điều g , xin vui lòng ghi rõ tại đây:

11

How could this Hat Xam performance be improved?

Bạn muốn chương tr nh biểu diễn được thay đổi như thế nào để ph hợp với nhu cầu của bạn?

12

If your friends, colleagues or relatives ask for advice as to where they should go to watch traditional music of Vietnam, would you recommend Hat Xam?

Nếu được bạn bè, đ ng nghiệp, người thân xin lời khuyên cho việc h nên xem thể loại nhạc truyền thống của Việt Nam, bạn có sẵn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nghệ thuật hát xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn hà nội (đào tạo thí điểm) (Trang 107 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)