Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 31 - 36)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

- Đặc điểm địa bàn khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long do tập đồn Sumitomo liên doanh với cơng ty cơ khí Đơng Anh, thành lập năm 1997. Khu công nghiệp này nằm ở huyện Đơng Anh, về phía bên kia sơng Hồng so với nội thành Hà Nội. Các nhà đầu tƣ coi đây là một địa điểm lý tƣởng vì khu cơng nghiệp này nằm giữa đƣờng đi từ sân bay Nội Bài đến trung tâm thủ đô Hà Nội. Đây đƣợc xem là một khu công nghiệp lớn và là một trong những khu công nghiệp thành công nhất ở miền bắc Việt Nam. Trong khu cơng nghiệp này có 85 nhà đầu tƣ trong đó 67 nhà máy sản xuất, cịn lại là các văn phịng. Có nhiều tập đồn lớn đang đầu tƣ tại đây nhƣ Canon, Yamaha. Các công ty đầu tƣ vào khu công nghiệp này chủ yếu là các công ty sản xuất hàng xuất khẩu. Hiện nay các công ty tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã có những chế độ chính sách, đãi ngộ nhằm thu hút nguồn lao động nhằm vào mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh. Hàng loạt các chế độ, chính sách thiết thực đã đƣợc đƣa ra nhƣ từ việc mức lƣơng hấp dẫn đến trợ cấp tiền ăn trƣa, trợ cấp các khoản nhƣ đi lại, phí sinh hoạt, thƣởng chuyên cần,…đƣợc khám sức khỏe định kỳ, tham gia các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó các cơng ty cũng chú trọng đến việc chăm lo nhiều hơn cho đời sống văn hóa tinh thần của công nhân bằng việc hƣa hẹn sẽ đƣợc tham gia vào các hoạt động giao lƣu tập thể ngoại khóa, đi tham quan nghỉ mát,…Bên cạnh việc cam kết công việc nhẹ nhàng, các công ty, doanh nghiệp còn đƣa ra cơ hội thăng tiến; mức lƣơng cơ bản cao cùng với hàng loạt phụ cấp và tiền hỗ trợ đi lại, nhà ở, chuyên cần, thâm niên, tay nghề, môi trƣờng...Các loại tiền thƣởng cũng đƣợc đƣa ra rất hấp dẫn (nhƣ thƣởng năm,

thƣởng dịp 30/4, 2/9, Trung thu, Tết âm lịch, tặng quà vào dịp sinh nhật…). Ngoài hỗ trợ tiền làm thêm giờ, làm ca đêm, nhà ở..., các cơng nhân nữ cịn đƣợc hỗ trợ tiền nuôi con nhỏ, cha mẹ và hỗ trợ đời sống bằng gạo, trả tiền thuê nhà…Bằng việc đƣa ra hàng loạt các chế độ chính sách mới phù hợp với tâm lý của các công nhân lao động nên các công ty, doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã thu hút đƣợc nguồn lao động dồi dào phục vụ cho mục đích sản xuất và mở rộng kinh doanh. Nhƣng chế độ chính sách, chế độ phụ cấp đãi ngộ của các công ty hầu hết nhắm đến những khó khăn mà cơng nhân đang gặp phải, đang phải băn khoăn suy nghĩ khi đi kiếm việc làm, nên điều đó đã tạo điều kiện cho cơng nhân có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn công việc, cơng ty phù hợp với bản thân mình. Bên cạnh đó những cơng nhân là nữ cịn có các chế độ đặc biệt khác nhƣ đã đề cập ở trên, điều này cho thấy các doanh nghiệp bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt hơn đến đời sống của nữ cơng nhân. Ngồi các chế độ về tiền lƣơng, tiền thƣởng thì vấn đề nhà ở cho công nhân cũng đƣợc các doanh nghiệp chú ý và đầu tƣ xây dựng, tuy nhiên một thực tế là những khu nhà tập thể đƣợc công ty xây cho cơng nhân th đang trong tình trạng “ế ẩm”, khơng có ngƣời ở, mặc dù trên thực tế công nhân hiện tại vẫn đang thiếu chỗ ở, vẫn đi thuê trọ tại các khu nhà kém chất lƣợng. Một lý do đƣợc đƣa ra đó là khi cơng nhân thiếu chỗ ở lúc đó các sự án xây nhà cho cơng nhân mới đƣợc nghĩ tới, nhƣng trong q trình thực hiện số lƣợng cơng nhân bắt đầu thay đổi do khủng hoảng kinh tế, mất việc làm, số lƣợng giảm xuống đáng kể, khi dự án hồn thành cơng nhân lại không “mặn mà” với các khu ký túc xá của công ty, mà họ chọn giải pháp thuê trọ tại các nhà dân. Lý do bởi tại các khu nhà dành cho công nhân dù chất lƣợng có nhỉnh hơn nhƣng họ lại bị quản lý quá chặt: “Công nhân lao động phần lớn đều là trai chƣa vợ, gái chƣa chồng. Họ có nhu cầu đi chơi, tụ tập, giải trí… mà các ban quản lý khu nhà khống chế thời gian đi về là việc khiến họ rất khó chấp nhận. Ngoài ra việc tiếp bạn bè, ngƣời thân đến thăm cũng bị giới hạn, kiểm soát hoặc phải vào khu tiếp khách riêng nên mất đi sự riêng tƣ. Đây có lẽ là mấu chốt khiến các dự án nhà ở cho công nhân không thu hút đƣợc ngƣời đến ở. Dự án thí điểm nhà ở cơng nhân tại xã Kim Chung có tổng diện tích sử dụng đất là 20ha với 24 đơn ngun gồm 1.084 phịng có thể phục vụ gần 1vạn chỗ ở. Tuy nhiên thực tế hiện nay chúng tôi mới chỉ cho thuê đƣợc 16 đơn nguyên, số còn trống tƣơng đƣơng 3.666 chỗ ở. Theo kế hoạch, khi các khu nhà ở này đƣa vào sử dụng

thì kèm theo cả các cơng trình phụ trợ phục vụ dự án nhƣ nhà trẻ mẫu giáo, công viên cây xanh, bãi đỗ xe tập trung. Thế nhƣng quỹ nhà đã đƣa vào vận hành đƣợc 6 năm nay, nhƣng các hạng mục trên vẫn chƣa hề có. Đó là chƣa kể đến thiết kế của khu nhà NO-01 và NO-02 khi đƣa vào khai thác không phù hợp với thực tế. Đơn cử nhƣ một phịng ở sức chứa hơn 20 cơng nhân nhƣng khu phụ lại quá nhỏ chỉ có 2 chậu rửa mặt, 2 bệ xí nên khơng đáp ứng đƣợc. Cơng nhân đi làm theo ca, ví dụ 7h sáng tất cả đều dậy đi làm mà ngƣời này cứ chờ ngƣời kia để vào vệ sinh cá nhân thì sẽ muộn giờ. Việc khắc phục những sự cố, hỏng hóc tại các khu nhà ở cơng nhân đƣợc tiến hành rất chậm. Trong tổng số 24 đơn nguyên đã bàn giao cho xí nghiệp quản lý thì có đến 15 đơn nguyên vẫn đang trong thời hạn bảo hành. Tuy vậy, khi sự cố xảy ra nhƣ tắc đƣờng nƣớc thải, hỏng mạng lƣới cấp nƣớc sinh hoạt… xí nghiệp phải gửi rất nhiều văn bản mới đƣợc chủ đầu tƣ xây dựng xử lý. Hiện nay tại các kỹ túc xá chƣa có chủ trƣơng cho thuê nhà đối với các đối tƣợng là công nhân đang ở theo cặp vợ chồng và có thêm con cái.

- Đặc điểm địa bàn xã Hải Bối, Huyện Đông Anh

Xã Hải Bối nằm về phía tây huyện Đơng Anh, nằm trong vùng quy hoạch phát triển hạ tầng đơ thị Bắc Thăng Long - Vân Trì, là vùng quy hoạch lõi của Thủ đô Hà Nội. Xã Hải Bối cách khu công nghiệp Bắc Thăng Long khoảng 2km, là nơi thuận lợi để phát triển về cơ sở hạ tầng và kinh tế, xã hội. Nhƣng năm gần đây xã Hải Bối phát triển nhanh và mạnh về kinh tế xã hội, do lực lƣợng lao động đổ về huyện Đông Anh ngày một đông đúc và vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Cơ sở vật chất hạ tầng tại xã cũng phát triển và đƣợc cải thiện đáng kể. Đây là nơi tập trung khá đông lao động nhập cƣ trong đó có cơng nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Đây là khu vực thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội do gần trục đƣờng chính, gần với khu cơng nghiệp Bắc Thăng Long. Khu công nghiệp (KCN) thƣờng là nơi thu hút rất đông lao động từ các tỉnh khác tới làm việc. Số nhân cơng lao động ngồi một phần đến từ địa phƣơng, thì số cịn lại đến từ khắp các tỉnh, thành ở miền Bắc... Từ Nghệ An, Thanh Hóa đến Thái Nguyên, Tuyên Quang, rồi Sơn La… Phần lớn các cơng nhân vì nhà xa, đi lại khó khăn và thực tế KCN cũng chƣa thể đủ nhà cho công nhân thuê ở nên họ đã phải tự túc thuê trọ ngay trên địa bàn để tiện cho việc đi làm. Chính vì thế, nhiều ngƣời dân các vùng lân cận KCN đã tận dụng thời cơ mở thêm hàng loạt dịch vụ kèm theo khiến cuộc

sống cuộc sống làng quê nơi đây thay đổi rất nhanh. Có thể nói rằng các xã nằm sát KCN đã thay đổi rất nhiều, nhà tầng, nhà kiên cố mọc lên san sát, đƣờng làng đƣợc đổ bê tông đẹp khang trang nhƣ phố. Từ khi “công nghiệp về làng” đã kéo theo nhiều ngành kinh doanh dịch vụ phát triển, đặc biệt là dịch vụ cho thuê nhà trọ. Cả thơn chỉ có khoảng 1.600 nhân khẩu nhƣng có tới gần 4.000 lao động từ các nơi khác đến đây cƣ trú. Bình qn mỗi nhà có khoảng vài ba phịng trọ cho th, nhà nhiều cũng có đến hàng chục phịng. Khơng những vậy nhiều hộ dân đã biết kinh doanh, đi buôn bán, chỉ cần buôn bán các mặt hàng cần thiết cho công nhân quanh làng cũng có thu nhập kha khá. Đa phần chủ các ngôi nhà cho thuê này là ngƣời nội thành họ đầu tƣ mua đất rồi xây nhằm mục đích cho thuê. Xem ra đây cũng là một hình thức đầu tƣ hợp lý bởi số lƣợng cơng nhân KCN Bắc Thăng Long có lúc cũng lên trên 60.000 ngƣời, trong khi nhà chung cƣ mà khu công nghiệp dành cho công nhân thuê cũng mới chỉ đáp ứng đƣợc cho khoảng 20.000 ngƣời. Trừ một số công nhân ngƣời địa phƣơng, còn lại đều phải thuê nhà của dân ở các khu vực quanh đây để ở. Phải nói rằng việc xây dựng các KCN đã làm đổi mới, sầm uất thêm cho các địa phƣơng này nhƣng mặt khác cũng kéo theo một số tệ nạn xấu nếu chúng ta không biết cách quản lý hạn chế các tiêu cực này. Một trong những cách quản lý có hiệu quả nhất đó là chăm lo tới đời sống văn hóa tinh thần cho cơng nhân cũng nhƣ dân cƣ ở khu vực này... Bên cạnh đó, đời sống vật chất và tinh thần của cơng nhân nơi đây thì ln trong tình trạng thiếu thốn mà chƣa tìm ra cách khắc phục...

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƢ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG – HÀ NỘI

Những năm gần đây, sự gia tăng của các khu công nghiệp mới thành lập gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của lực lƣợng lao động từ từ nhiều vùng miền khác nhau. Điều đó đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ và lao động nhập cƣ. Khu công nghiệp Bắc Thăng Long – Hà Nội là một trong 2 khu công nghiêp lớn nhất thành phố, hàng năm cũng thu hút hàng nghìn lao động từ khắp các tỉnh thành miền Bắc, miền Trung đến làm việc. Do tính chất cơng việc tại khu cơng nghiệp này chủ yếu là lắp ráp các linh kiện điện tử, yêu cầu sự khéo léo và tỉ mẫn nên lực lƣợng lao động tại đây phần lớn là các nữ công nhân. Trong phần này nội dung hƣớng đến của nghiên cứu sẽ là phân tích đặc trƣng nhân khẩu xã hội của nhóm nữ cơng nhân: Độ tuổi, trình độ học vấn, q qn, nghề nghiệp trƣớc khi đến khu cơng nghiệp, tình trạng hơn nhân để từ đó có thể đƣa ra những đánh giá có liên quan đến sự tác động từ những yếu tố đó lên cuộc sống và cơng việc hàng ngày của các chị. Những yếu tố về đặc trƣng nhân khẩu xã hội tác động nhƣ thế nào đến cuộc sống, cơng việc của các chị, đó là tác động tích cực hay tiêu cực. Để biết đƣợc rõ hơn, nhìn nhận đƣợc khách quan hơn cuộc sống của các nữ công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long nghiên cứu sẽ thực hiện phân tích, đánh giá về các khía cạnh đời sống của các chị cụ thể nhƣ sau: Thu nhập hàng tháng của các chị ra sao, các chị sử dụng tiền lƣơng của mình nhƣ thế nào để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày, chỗ ở của các chị có đƣợc đảm bảo về diện tích, độ an tồn sạch sẽ, thống mát, bữa ăn hàng ngày của các chị tại công ty cũng nhƣ bữa ăn tại phịng trọ có đủ dinh dƣỡng để tái tạo sức lao động, với đồng lƣơng các chị nhận đƣợc hàng tháng các chị có mua sắm cho bản thân mình những tài sản giá trị nào, ngồi công việc hàng ngày trên cơng ty cịn lại thời gian đƣợc nghỉ các chị thƣờng làm gì, có tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, tham gia các câu lạc bộ. Hiện nay các nữ cơng nhân có gặp những khó khăn liên quan đến thu nhập, đến các chế độ đãi ngộ của công ty đang làm việc. Bên cạnh đánh giá các khía cạnh về đời sống sinh hoạt cũng nhƣ công việc của các nữ cơng nhân, cịn một khía cạnh nữa mà nghiên cứu cũng muốn tìm hiểu đánh giá đó là khía cạnh về sức khỏe. Sức khỏe hiện nay của nhóm nữ cơng nhân ra sao, họ có mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp, họ chữa trị bằng những phƣơng pháp nhƣ thế nào, là phụ nữ vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ có đƣợc bản thân họ và cơng ty quan tâm chú ý. Với cuộc sống hiện tại các

nữ cơng nhân đang trải qua, họ có cảm nhận gì, họ thấy đây là một cuộc sống tốt, thoải mái hay đằng sau cuộc sống đó họ cịn có những cảm nhận khác nhau, những mong muốn lớn hơn những gì họ đang sống, đang có. Với những vấn đề nêu trên, trong phần Thực trạng đời sống nữ cơng nhân nhập cƣ sẽ đi phân tích và đánh giá lần lƣợt các khía cạnh, các vấn đề đề có cái nhìn đúng hơn, khách quan hơn về nhƣng gì các nữ cơng nhân đang trải qua hàng ngày. Các tác động từ những khía cạnh của cuộc sống ảnh hƣởng đến các chị nhƣ thế nào. Những phân tích, đánh giá đó là cơ sở để nhân viên công tác xã hội đƣa ra đƣợc phƣơng án hỗ trợ, giúp đỡ mang lại hiệu quả nhất cho các nữ cơng nhân.

Những phân tích cụ thể về thực trạng đời sống của nữ công nhân nhập cƣ tại khu công nghiệp Bắc thăng long dƣới đây chủ yếu dựa trên những số liệu định lƣợng và phân tích định tính. Trong q trình thực hiện khảo sát bằng phiếu trƣng cầu ý kiến tác giả đã có cơ hội để quan sát cũng nhƣ ghi lại những hình ảnh về cuộc sống thực tế đang diễn ra của các nữ công nhân nhập cƣ tại đây, những kết quả thu đƣợc đều nhằm mục đích phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhìn nhận đúng hơn về cuộc sống của các chị. Những số liệu định lƣợng dùng để phân tích dƣới đây có đƣợc thơng qua kết quả của phiếu trƣng cầu ý kiến, nghiên cứu đã thu về 166 phiếu đạt chất lƣợng trên tổng số 200 phiếu phát ra. Tuy nhiên việc thực hiện khảo sát dựa trên tinh thần tự nguyện và chủ động đƣa ra ý kiến nên việc kiểm tra lại ngay sau khi nữ công nhân thực hiện là khá khó khăn. Bởi vậy nên sẽ không tránh khỏi những phiếu trả lời còn thiếu một số thơng tin, vì vậy nên tổng số đƣợc phân tích ở các nội dung sẽ có sự khác nhau. Và để có đƣợc cái nhìn chính xác nhất tác giả đã sử dụng những số liệu có trên thực tế để phân tích những vấn đề liên quan đến đời sống của nhóm nữ cơng nhân nhập cƣ tại khu công nghiệp Bắc thăng long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)