Thực hành giải quyết tình huống và cung cấp địa chỉ tin cậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 98 - 104)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.3. Các hoạt động can thiệp

3.3.4. Thực hành giải quyết tình huống và cung cấp địa chỉ tin cậy

Mục đích của hoạt động

Hoạt động này nhằm tạo điều kiện để các nhóm viên có cơ hội tiếp cận và thực hành giải quyết vấn đề trên những tình huống giả định, để từ cung cấp thêm các kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng và cách thức để đối phó với những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống. thông qua hoạt động nay các chị sẽ ý thức đƣợc những vấn đề có nguy cơ cao xảy ra với bản thân mình để từ đó có cách thức phịng tránh phù hợp nhất. Nhân viên xã hội sẽ cung cấp cho các chị những địa chỉ tin cậy để các chị có thể tìm đến bất kỳ lúc nào gặp khó khăn, gặp vấn đề khó giải quyết. Việc cung cấp các địa chỉ tin cậy tạo điều kiện cho các chị tiếp cận với các dịch vụ xã hội một cách cởi mở, chủ động và thân thiện hơn.

Tổ chức thực hành giải quyết tình huống và cung cấp địa chỉ tin cậy

Trong hoạt động này nhóm tiếp tục nhận đƣợc sự hỗ trợ từ tập huấn viên, tập huấn viên cùng nhân viên xã hội đã tìm những tình huống có thật để đƣa ra giải quyết cùng với các thành viên trong nhóm. Trƣớc khi bắt đầu buổi sinh hoạt này, nhân viên xã hội yêu cầu nhóm nhắc lại những nội dung đã đƣợc cung cấp trong buổi trƣớc đó. Lần này các chị chủ động trình bày, khơng cịn đùn đẩy nhau nhƣ trƣớc nữa. Nội dung của buổi sinh hoạt hôm nay đã đƣợc đề cập ở cuối buổi sinh hoạt trƣớc vì vậy nhân viên xã hội đặt câu hỏi: “Các chị cịn nhớ hơm nay chúng ta

sẽ nói về vấn đề gì khơng?”, khơng có ngƣời chủ động trả lời tuy nhiên mọi ngƣời

đều nói: Giải quyết tình huống. Buổi sinh hoạt đƣợc bắt đầu vào lúc 7h45p với đầy đủ các thành viên tham gia. Nội dung của buổi sinh hoạt này là nhóm nữ cơng nhân sẽ cùng thảo luận với nhau về các tình huống mà nhân viên xã hội và tập huấn viên đƣa ra và sau đó tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất dựa trên những hiểu biết, nhận thức vấn đề và kiến thức đã đƣợc cung cấp trƣớc đó. Nhân viên xã hội yêu cầu chia

ra 3 nhóm nhỏ để thuận tiện cho việc thảo luận vì trong buổi hơm nay các chị chủ yếu sẽ phải làm việc với nhóm, thảo luận cùng với các thành viên khác trong nhóm. Nhóm trƣởng tiếp tục là ngƣời điều phối để chia nhóm, lần này theo gợi ý của nhân viên xã hội nhóm trƣởng đã hỏi ý kiến các nhóm viên và quyết định chia nhóm theo cách bốc thăm để mọi ngƣời một lần nữa có cơ hội tƣơng tác nhiều hơn với nhau. Số thứ tự đƣợc đánh từ 1 đến 3 và lần lƣợt các nhóm viên bốc thăm số thứ tự của mình, ai có số 1 về một nhóm, số 2 về một nhóm và số 3 về một nhóm, cơng tác chia nhóm nhanh chóng đƣợc diễn ra và kết thúc sau thời gian rất ngắn vì các chị đã dần làm quen đƣợc với việc này trong những buổi trƣớc đó. Sau khi nhóm đã đƣợc chia xong, đã ổn định vị trí ngồi của mỗi nhóm, nhóm trƣởng phát cho mỗi nhóm 2 tờ A0 và một cây bút lông để dùng làm dụng cụ cho thảo luận nhóm. Nhân viên xã hội bắt đầu hƣớng dẫn các nhóm cách thực hiện giải quyết tình huống: Sau đây chúng tôi sẽ đƣa ra cho các chị một số tình huống cơ bản, rất dễ gặp trong cuộc sống, các thành viên trong mỗi nhóm hay cùng thảo luận với nhau và đƣa ra cách giải quyết vấn đề cho tình huống đó bằng việc ghi lên giấy, với mỗi tình huống các nhóm có 15 phút để thảo luận. Đây là buổi thảo luận nhóm để nhằm giải quyết các tình huống vậy nên mọi ngƣời có thể thoải mái đƣa ra ý kiến riêng của mình cho từng trƣờng hợp, vì đơi khi trong một vấn đề có nhiều cách giải quyết khác nhau. Nhân viên xã hội đƣa ra tình huống đầu tiên: Cháu và bạn trai quan hệ với nhau, đó

là lần đầu tiên của cháu. Buổi tối hôm ấy, chúng cháu quan hệ 2 lần và sáng hôm sau 1 lần. Nhưng sau mỗi lần quan hệ cháu đều đi rửa thật sạch sẽ, cháu cũng đi tiểu nữa. Tuy nhiên chúng cháu không hề sử dụng một biện pháp tránh thai nào cả. Mặc dù là lần quan hệ đầu tiên nhưng cháu không thấy hiện tượng ra máu. sau đó 2 hơm cháu lại thấy có máu chảy ra mặc dù chu kỳ kinh nguyệt của cháu đã hết cách đó 1 tuần. Hiện tượng này là sao ạ? Có phải cháu đã có thai khơng? Cháu phải làm gì để biết chính xác chuyện mình có thai hay khơng? Nếu cháu thực sự có thai thì cháu phải làm gì để khơng mang thai nữa, cháu khơng muốn có bây giờ. Tập huấn

viên nhấn mạnh, tình huống này chúng ta có thể gặp trong cuộc sống, đơi khi bản thân chúng ta hay ngƣời bạn của chúng ta khơng kiểm sốt đƣợc chuyện quan hệ tình dục khơng an tồn, khơng kip để chuẩn bị dụng cụ bảo vệ và dẫn đến sự lo lắng

sau đó, vậy nên các nhóm hãy đƣa ra các bình luận, ý kiến, phƣớng án để giải quyết giúp cho cô bé này bằng việc trả lời các câu hỏi chủ yếu sau: Việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ, hay đi vệ sinh sau quan hệ có giúp giảm thiểu nguy cơ mang thai hay không? Cô bé này có nguy cơ mang thai khơng? Vì sao? Việc khơng sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục của cơ bé có thể dẫn đến những nguy cơ gì? Phải làm gì để biết cơ bé có mang thai hay khơng? Nếu cơ bé mang thai và muốn chấm dứt thai kỳ cơ bé đó phải làm nhƣ thế nào? Và để đảm bảo rằng sau những lần quan hệ bạn không mang thai bạn sẽ phải làm gì? Đó là những câu hỏi gợi ý tập huấn viên đƣa ra cho mỗi nhóm. Sau khi xem xong đoạn tình huống và các câu hỏi gợi ý của tập huấn viên, các nhóm bắt tay ngay vào thảo luận. Những vấn đề đƣợc đặt ra hầu hết đã đƣợc tập huấn viên cung cấp trong các buổi sinh hoạt trƣớc đó vì vậy nên quan sát khơng khí thảo luận rất sơi nổi, có nhiều ý kiến khác nhau đƣợc đƣa ra. Các nhóm nhanh chóng vừa thảo luận vừa ghi chép và hồn thành cơng việc đƣợc giao của nhóm mình. Phải mất gần 30 phút các nhóm mới hồn thành bài thảo luận của nhóm, lần lƣợt các nhóm lên trình bày phần thảo luận của mình. Tinh thần lúc này rất tự giác, theo thứ tự đƣợc chia từ trƣớc nhóm 1 trình bày trƣớc, lần lƣợt đến nhóm 2 và 3. Các chị cũng khơng cịn ngại ngùng khi liên tục nhắc đến vấn đề quan hệ tình dục nữa mà xem nhƣ đó và một chuyện rất bình thƣờng, các nhóm viên rất hào hứng để theo dõi phần trình bày của các nhóm. Mỗi nhóm đều trình bày tƣơng đối giống nhau và đầy đủ về kiến thức đã đƣợc cung cấp, nhƣ cơ bé này có nguy cơ mang thai vì khơng sử dụng bao cao su hay các biện pháp tránh thai khác khi quan hệ, mặc dù đã vệ sinh sạch vùng kín và đi vệ sinh nhƣng sẽ vấn có nguy cơ mang thai, cơ bé này cịn có nguy cơ lây nhiễm các bệnh liên quan đến đƣờng tình dục do khơng sử dụng bao cao su, để biết đƣợc mang thai hay không nên đi khám bác sỹ và dùng que thử thai. Nhóm 1 đƣa ra ý kiến nếu có thai bạn này nên bỏ cái thai vì bạn này chắc cịn trẻ, cịn có cơng việc hay đi học để đảm bảo không ảnh hƣởng đến công việc và chắc thai cịn bé. Bạn ấy có thể đến bệnh viện hoặc phịng khám có uy tín để bỏ thai an tồn. Nhóm 2 đƣa ra ý kiến rằng nếu bạn này có thai mà bạn trai kia và gia đình chấp nhận thì làm đám cƣới vì bỏ thai là việc làm khơng tốt, cịn nếu gia đình và bạn trai kia khơng chấp nhận thì hỏi ý kiến những ngƣời

khác rồi quyết định. Nhóm 3 cho rằng, hiện nay vơ sinh rất nhiều, sinh đƣợc một đứa trẻ rất khó khăn, nhiều ngƣời mong muốn nhƣng khơng đƣợc, nên khuyên bạn này hãy nói với bố mẹ và giữ lại cái thai. Mỗi nhóm đƣa ra một ý kiến để giải quyết tình huống khác nhau, tập huấn viên khơng đánh giá ý kiến đó đúng hay sai và nhấn mạnh rằng vì mỗi ngƣời có một suy nghĩ và quan điểm khác nhau, nên sẽ có những cách thức khác nhau để giải quyết vấn đề, điều quan trọng là cách giải quyết đó phải đảm bảo an tồn trƣớc hết cho cơ bé và đảm bảo cho cuộc sống, tƣơng lai sau đó của cơ bé khơng gặp những khó khăn. Cịn về phần trả lời các câu hỏi liên quan của các nhóm, tập huấn viên đánh giá cao tinh thần làm việc nhóm và những kiến thức các nhóm đã có đƣợc sau những buổi làm việc nhóm trƣớc đó. Phần thảo luận và trình bày của mỗi nhóm đã chiếm gần 1 giờ đồng hồ, lúc này đã là 8h40 phút, do thời gian khơng có nhiều nên tập huấn viên chỉ đƣa ra thêm một tình huống để các nhóm thảo luận. Trong tình huống thứ 2 các nhóm cũng khá nhanh chóng để đƣa ra phần thảo luận và ý kiến riêng của nhóm. Nhìn chung các nhóm tham gia nhiệt tình và hào hứng với các tình huống đƣợc đƣa ra, buổi thảo luận khơng gặp nhiều khó khăn khi các nhóm viên đều nắm đƣợc vấn đề và đôi khi đƣa ra những cách giải quyết khá mới mẻ. Kết thúc 2 tình huống, lúc này đã 9h30 phút, cũng khá muộn nhƣng khơng khí vẫn rát vui vẻ, mọi ngƣời rôm rả bàn về việc nếu gặp những vấn đề nhƣ thế trong cuộc sống thì sẽ phải làm nhƣ thế nào. Những tình huống đƣa ra chỉ là 2 ví dụ để mình họa cho những vấn đề có thể xảy ra với các chị trong cuộc sống, nó chƣa đủ để mơ tả hết sự phức tạp của cuộc sống, những sự cám dỗ có thể có. Qua hai tình huống đƣa ra, ít nhiều cũng giúp các chị mƣờng tƣợng ra đƣợc những việc có thể xảy ra với bản thâ mình là gì, những vấn đề phát sinh mà tập huấn viên thƣờng xuyên nhắc tới là gì. Để từ đó mỗi chị có thể suy nghĩ đến cuộc sống của bản thân mình, những vấn đề riêng của mình và có những biện pháp phịng tránh, giải quyết phù hợp, an toàn nhất.

Nhân viên xã hội nhắc đến vấn đề nạo hút thai an toàn và những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, vấn đề tình u, hơn nhân, bạo lực gia đình. Tuy có một số vấn đề khơng thuộc phạm vi của chủ đề lớn mà nhóm hƣớng tới để thảo luận trong q trình hoạt động, nhƣng đó cũng là những vấn đề các chị cần biết

tới, cần chuẩn bị cho mình những phƣơng án để đề phịng tốt nhất, tìm đến đƣợc những địa chỉ tin cậy nhất để nhận đƣợc sự hỗ trợ kịp thời. Nhân viên xã hội cung cấp cho nhóm những địa chỉ tin cậy mà các chị có thể tìm đến bất kỳ lúc nào các chị gặp khó khăn, vƣớng mắc trong các vấn đề khác nhau, khi các chị khơng tìm đƣợc hƣớng giải quyết và chƣa có ai để hỗ trợ vào thời điểm đó thì việc biết đến một địa chỉ tin cậy là điều rất quan trọng lúc đó. Nó có thể giúp các chị bƣớc đầu giải tỏa tâm lý, rằng có ngƣời đang lắng nghe và bản thân mình sẽ đƣợc hỗ trợ một cách an toàn và đúng nhất, tránh trƣờng hợp khi gặp vấn đề và các chị loay hoay trong đó, khơng thể thốt ra vì khơng tìm đƣợc hƣớng giải quyết và dẫn đến những hậu quả về sau. Những địa chỉ tin cậy đƣợc nhân viên xã hội cũng cấp và phát tới tay mỗi chị một danh sách các địa chỉ các chị có thể tìm đến:

- Tổ chức chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) MSI tại Việt Nam; Địa chỉ: Phòng 201 - 205, nhà A1 Khu Ngoại giao đồn Vạn Phúc, 298 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội;

Điện thoại: 04 3 722 5471

Khi lỡ mang thai, muốn an tồn khi quan hệ tình dục, muốn tìm phịng khám gần nhất của tổ chức hãy gọi vào đƣờng dây nóng của tổ chức đề đƣợc tƣ vấn hỗ trợ: 1900 55 88 82

- Phòng khám chữa bệnh Chữ thập đỏ Đông Anh; Địa chỉ: Đông Ngàn, Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội

Điện Thoại: 04 3 9505063

- Trung tâm Tƣ vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ Đông Anh; Địa chỉ: Bệnh viện Đông Anh, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội

Điện thoại: 043 965 4355 - 0912 461 448

- Phịng Tƣ vấn Sức khỏe cộng đồng Đơng Anh; Địa chỉ: Xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội

Điện thoại: 043 8839 345

- Ngơi nhà bình n (Tìm đến khi gặp vấn đề về bạo lực gia đình); Địa chỉ: Tầng 4 nhà B, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển. Số 20, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Trên đây là một số địa chỉ tin cậy các chị có thể tìm đến khi gặp những vấn đề khác nhau nảy sinh trong cuộc sống, nhân viên xã hội nhấn mạnh rằng các chị hãy mạnh dạn để tìm đến với các dịch vụ vì ở đó các chị sẽ đƣợc tƣ vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất. Đây là những địa chỉ tin cậy, đặc biệt với một số địa chỉ liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản có vị trí thuộc huyện Đơng Anh rất thuận tiện để các chị đi lại và dễ dàng tìm đến khi có vấn đề. Khi nhận đƣợc danh sách các địa chỉ, các chị có vẻ tin tƣởng và nói rằng: Từ trƣớc tới giờ không biết đến những địa chỉ này mà chủ yếu là có vấn đề thì vào thẳng bệnh viện nên đôi khi rất ngại. Có nhiều vấn đề vào bệnh viện cũng không giải quyết đƣợc. Nhận đƣợc sự quan tâm từ phía các chị đến những vấn đề của cuộc sống, đến những địa chỉ mà theo họ xƣa nay chƣa biết đến nhân viên xã hội cảm thấy rất vui, nhƣ đã làm đƣợc một việc gì đó có ích cho cuộc sống của các chị, để phần nào bớt đi những lo toan vất vả và biết chăm lo cho bản thân mình nhiều hơn. Buổi sinh hoạt kết thúc vào lúc 9h55p, các chị ra về với tinh thần rất vui vẻ, ai cũng nói sẽ cất kỹ tờ danh sách nhỡ có chuyện gì cịn gọi điện đến, có chị cịn nói sẽ về lƣu ln số điện thoại vào máy để muốn thì gọi đƣợc ngay.

Kết quả của hoạt động

Những hoạt động của nhóm về chủ đề lớn: Phòng tránh thai và nạo hút thai an toàn đang dần đi đến những buổi cuối cùng. Mặc dù thời gian để cùng sinh hoạt với các chị khơng nhiều nhƣng thấy rằng ở các chị đã có những sự thay đổi nhất định, sự thay đổi đó có thể không lớn nhƣng là nỗ lực của mỗi nhóm viên và của cả nhóm. Trong buổi sinh hoạt này các chị đã khơng cịn sự e ngại, rụt rè khi nhắc đến những vấn đề liên quan đến phòng tránh thai, nạo hút thai, bao cao su, quan hệ tình dục, các chị mạnh dạn đƣa ra những ý kiến của riêng mình để đóng góp với nhóm. Những kiến thức tập huấn viên cung cấp cho các chị có thể cịn mang tính lý thuyết, song ít nhiều các chị cũng đã biết thêm và có sự quan tâm đến vấn đề đó, một khi đã có sự quan tâm chắc hẳn rằng các chị sẽ tìm hiểu thêm về nó thơng qua nhiều kênh thơng tin khác nhau, đặc biệt là những kênh thông tin tập huấn viên và nhân viên xã hội đã chia sẻ. Việc cung cấp kiến thức sơ bộ là động lực để các chị sau đó tự bản thân mình đi tìm hiểu thêm để biết chính xác đƣợc rằng bản thân mình thiếu điều gì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)