Thời gian tham gia các hoạt động giải trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 61 - 64)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.2. Đánh giá cụ thể các khía cạnh đời sống

2.2.6. Thời gian tham gia các hoạt động giải trí

Bảng 2.12: Các loại hình giải trí

Các loại hình giải trí Chọn Khơng chọn

Tổng Phần trăm Tổng Phần trăm

Xem ti vi 31 19.3% 130 80.7%

Đọc báo 8 5.0% 153 95.0%

Nghỉ ngơi trong phòng 94 58.4% 67 41.6%

Đi chơi với bạn bè 36 22.4% 125 77.6%

Đi thăm bà con 10 6.2% 151 93.8%

Đi chơi xa 3 1.9% 158 98.1%

Mua sắm quần áo 18 11.2% 143 88.8%

Thời gian làm việc của các chị rất nhiều, ngồi thời gian làm chính các chị cịn phải tăng ca nhiều giờ trong một tháng nên thời gian rảnh rỗi của các chị khá hạn chế, đôi khi các chị làm ca nên đƣợc nghỉ những ngày trong tuần còn cuối tuần lại phải đi làm. 58.4% chọn cách nghỉ ngơi trong phịng lúc có thời gian rảnh, 22.4% chọn đi chơi với bạn bè, 19.3% chọn xem ti vi, 11.2% chọn đi mua sắm quần áo. Đọc báo và thăm bà con chiếm 5-6%, Đi chơi xa chỉ chiếm 1,9%. Điều này khá dễ hiểu do mức thu nhập của công nhân chƣa cao và lƣợng công việc nhiều nên việc ở trong phòng nghỉ ngơi sau những gipf làm việc vất vả là điều tất yếu. Không thấy chị nào đề cập đến việc tham gia các họat động có tổ chức của các hội nhóm. Cũng khơng thấy chị nào chọn học hành, trao dồi kiến thức để nâng cao trình độ văn hóa vào giờ rảnh.

Qua trao đổi, chị L.T.P cho biết: “Ngủ với ở trong phịng nghỉ ngơi thơi, chứ

đi làm nhiều rồi khơng cịn sức mà đi đâu nữa”. Chị N.T.N lại cho biết: “Bạn bè rủ đi thì đi, khơng thì ở trong phịng nghỉ ngơi, đi dạo mua sắm lung tung”. Còn đối

với chị L.V.A có gia đình rồi lại cho biết: “Cả tuần đi làm rồi chủ nhật ở nhà thôi,

nghỉ ngơi chứ đi chơi thì tốn tiền nên lâu lâu mới đi một bữa”. Các chị với độ tuổi

khác nhau, tình trạng hơn nhân khác nhau nhƣng vẫn có cùng một tâm lý đó là đi làm mệt q rồi nên rảnh rỗi thì nghỉ ngơi trong phịng. Cộng với việc mối quan hệ khá hạn chế, ít bạn bè, khơng có bà con trong thành phố nên nếu muốn đi các chị cũng không biết đi đâu, chƣa kể đến việc đi chơi sẽ kéo theo tốn kém về kinh tế. Qua các phỏng vấn sâu và các nhóm thảo luận thì phần lớn các chị cho biết các công ty ở đây đều làm ca, đó là điều kiện khi đi tuyển dụng, tức là chấp nhận làm ca thì mới đƣợc vào làm. Ca làm thƣờng chia ra nhƣ sau: Có nhà máy làm 3 ca (ca sáng từ 6h sáng đến 2h chiều, ca chiều từ 2h chiều đến 10 tối, ca đêm từ 10h tối đến 6h sáng hơm sau). Có nhà máy làm 2 ca (ca ngày từ 8h sáng đến 8h30 tối, ca tối từ từ 8h30 tối đến 8h sáng hôm sau). Theo đúng Luật lao động, lƣơng làm ca và làm thêm đều đƣợc trả gấp rƣỡi. Các nhà máy đều chạy hết công suất và huy động công nhân làm ca, làm thêm giờ khi đơn hàng nhiều. Tuy nhiên, dƣới sức ép số lƣợng sản phẩm, công việc làm ca thực sự rất vất vả ngay cả đối với sức trẻ. Không đƣợc hƣởng lƣơng đúng theo quy định làm ca, bên cạnh đó cơng việc làm ca cịn lấy đi của các chị rất nhiều năng lƣợng, tạo ra sự mệt mỏi sau mỗi khi kết thúc công việc, bữa ăn khơng đảm bảo dinh dƣỡng đó là chƣa nói đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhƣ vậy thời gian eo hẹp, đôi khi không phù hợp, kinh tế không thoải mái nên buộc các chị phải lựa chọn cách nghỉ ngơi trong phịng, xem tivi, để giải trí khi

kết thúc công việc. Khi đƣợc hỏi, một chủ nhà trọ cho biết: “Cô thấy mấy đứa ở

nhà hết, đứa làm sáng đứa làm chiều, buổi sáng làm về thì ngủ tới chiều mới dậy, đi chơi với ai”. Một chủ nhà trọ khác lại cho biết: “Ôi, mấy đứa quê gần thì mong lắm, mong cuối tuần mà về, khổ thân mấy đứa nhà xa, cả năm mới về có vài lần. Bây giờ nhìn đấy, cuối tuần là xóm trọ buồn hẳn, có đứa đi làm rồi, cịn lại ngủ chưa dậy đâu, thiếu ngủ mà”

Điều này cho chúng ta thấy đời sống văn hóa, tinh thần của các chị rất nghèo nàn, các chị ít có cơ hội để tiếp xúc với mơi trƣờng xã hội bên ngồi. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho các chị khó hội nhập xã hội, hạn chế sự giao tiếp,

kéo theo sự lạc hậu và ngày càng xa rời với xã hội phát triển. Các chị khó tiếp cận đƣợc với các dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ hỗ trợ cho cơng nhân do kiến thức khơng có, “mù” thơng tin nghiêm trọng. Đi đơi với đó là sự thiếu quan tâm từ phía cơng đồn cơng ty, họ khơng đại diện cho tiếng nói của cơng nhân, đặc biệt các nữ cơng nhân. Cơng đồn chỉ thực hiện nhiệm vụ cho tiền thƣởng khi có dịp, cịn lại khơng có một hoạt động, động thái gì để hỗ trợ đời sống nhƣ thăm nom khi ốm đau, thai sản, khơng có các chƣơng trình để giải trí, cổ vũ động viên, tạo sân chơi nhƣ văn hóa, văn nghệ, thể thao. Những hoạt động đó rất cần thiết, đó là hoạt động mang tính chất vui chơi, giải trí, mang tính động viên cao, khi họ đƣợc tham gia tức là khi họ cảm nhận đƣợc sự quan tâm, sự tôn trọng và họ thấy đƣợc rằng họ đƣợc chấp nhận và đó là cơ hội để họ thể hiện mình. Sức lao động khơng chỉ có chân tay, đầu óc sảng khoái, vui vẻ, muốn cống hiến thì năng suất lao động mới tăng, sản phẩm làm ra mới chất lƣợng. Nhƣng điều đó hồn tồn khơng tồn tại trong đời sống, trong sinh hoạt của các chị.

Cuộc đời cơng nhân đã nghèo, nay đời sống văn hóa tinh thần lại càng nghèo hơn. Hiện nay Đảng và nhà nƣớc đã có các chính sách hƣớng đến việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho cơng nhân nhƣ: Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa CN ở các KCN đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1780/QĐ-TTg, mục tiêu phấn đấu năm 2015 có 70% số CN và ngƣời sử dụng lao động ở các KCN đƣợc phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa. Nghị quyết hội nghị lần thứ ba ngày 17/2/2014 của ban chấp hành tổng liên đồn lao động Việt Nam khóa XI về “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cơng nhân lao động khu cơng nghiệp, khu chế xuất”. Các chính sách đã có, nhƣng vấn đề quan trọng ở đây là các chính sách đó có đến đƣợc tận tay cơng nhân, bộ phận thực hiện chính sách có thực hiện nhƣ đã nêu ra hay không. Thực tế cho thấy rằng Ngun nhân lớn nhất là chính sách có nhƣng thực thi chính sách khơng đến nơi đến chốn. Ở đây có trách nhiệm của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, Đảng, đồn thể. Bản thân công nhân lao động vừa thoát ra khỏi ngƣời nông dân và khốc lên mình chiếc áo xanh cơng nhân, bản chất nơng dân chƣa đƣợc gột bỏ hết.

Tính chất bấp bênh của việc làm, của sự tồn tại các doanh nghiệp... khiến việc thực thi các chính sách vụn vặt. Vì vụn vặt chắp vá nên mạnh doanh nghiệp nào, doanh nghiệp đó làm. Khâu kiểm tra, đơn đốc kiểm sốt thực thi pháp luật

kém. Ví dụ nhƣ bảo hiểm dành cho ngƣời lao động là phần đảm bảo an sinh xã hội mà vẫn còn việc nợ, trốn bảo hiểm xã hội tới gần 1.000 tỉ đồng.

Việc điều hành xử phạt ở Việt Nam q kém nên có chính sách đƣa vào thực thi nhƣng khơng kiểm soát đƣợc thực hiện thế nào, tốt hay xấu.

Để cải thiện đời sống công nhân hiện nay, điều quan trọng là kiểm soát để buộc mọi đối tác trong xã hội phải thực thi luật. Các tổ chức chính trị xã hội phải vào cuộc giữ vai trò chủ động để bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động. Đời sống của cơng nhân khơng khác gì đời sống của phu mỏ là điều khơng thể chấp nhận đƣợc.

Nói khuyến khích cơng nhân tiến lên làm chủ, cơng nhân đƣợc quyền mua cổ phần ƣu đãi khi doanh nghiệp cổ phần hóa. Vậy đã hình thành nên một “tầng lớp” ông chủ nào từ cơng nhân hay chƣa? Cịn hàng loạt các vấn đề xung quanh đời sống cơng nhân nói chung và bộ phân nữ cơng nhân nói riêng và vấn đề về đời sống văn hóa tinh thần cho cơng nhân đang là mối bận tâm cho toàn xã hội.

Nếu đem tháp nhu cầu của Maslow ra đối chiếu, ta có thể nhận ra rằng nơi các chị, tầng thứ nhất - các nhu cầu căn bản nhất về “thể lý” và tầng thứ hai - nhu cầu an toàn chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ nên việc vƣơn lên thỏa mãn nhu cầu tầng ba – nhu cầu giao lƣu tình cảm – là một điều khơng dễ có đƣợc. Trong bối cảnh đó, tầng thứ năm - nhu cầu tự thể hiện bản thân (self-actualization), sáng tạo là một điều xa vời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)