Các khoản chi tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 50 - 52)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.2. Đánh giá cụ thể các khía cạnh đời sống

2.2.2. Các khoản chi tiêu

Bảng 2.8: Các khoản chi tiêu

Đồng lƣơng hàng tháng các chị nhận đƣợc không chỉ chi tiêu cho các khoản cơ bản trong cuộc sống mà còn cho rất nhiều các khoản khác nhau. Cuộc sống của các chị sẽ bớt đi những niềm vui, sự thoải mái mà cộng thêm vào đó là sự lo lắng cho cuộc sống hàng ngày, chật vật cho tƣơng lai. Với số tiền nhận đƣợc hàng tháng, các chị còn phải lo mua sắm, thuốc men, gửi về nhà…. Các chị phải chật vật để làm sao đồng lƣơng mình làm ra đủ để nuôi sống bản thân hàng ngày và cịn phải tích luỹ một ít cho cuộc sống sau này. Chị L.T.V,

31 tuổi, quê ở Nghệ An chia sẻ: “Làm sao đủ được em, có tháng cịn thiếu nữa,

tháng nào có đám cưới là thiếu ngay, nên khổ lắm, nhận lương xong là phải tính tốn xem các khoản nào phải chi rồi góp được bao nhiêu”.

Nhìn vào bảng số 2.8 có thể thấy rằng có rất nhiều khoản cần thiết các chị phải chi tiêu, trong đó đƣợc ƣu tiên nhất trong các khoản chi tiêu là sử dụng cho việc ăn uống, thứ 2 là dành cho việc gửi về nhà, thứ 3 là cho việc may mặc. Các

Các khoản chi tiêu Tổng

Cho việc ăn uống Gửi về nhà

Cho việc may mặc Cho khám chữa bệnh Cho lễ tết

Cho học tập của con cái Cho mua sắm tiện nghi Cho mua sắm tài sản đắt tiền

162 123 138 95 86 67 103 62

khoản khác đƣợc ƣu tiên tƣơng đƣơng nhau. Đó là điều dễ hiểu vì theo tháp nhu cầu của Maslow ăn, mặc, ở là nhu cầu hàng đầu không thể thiếu của con ngƣời để tồn tại. Điều đầu tiên trƣớc khi nghĩ đến những việc khác, bất kỳ ai trong chúng ta đều phải ăn, uống, mặc, ở để đảm bảo sự tồn tại về thể xác, sau đó mới có thể nghĩ đến những nhu cầu khác cao hơn. Chị L.T.P cho biết: “Tiền lương thì để ăn uống, thỉnh

thoảng mua sắm chút ít, đóng tiền nhà, cịn lại thì mình tiết kiệm cuối năm gửi về nhà khơng thì phịng khi có việc gấp…”. Chị N.T.N thì chi chủ yếu cho “ăn uống, tiền phòng, điện nƣớc, đi chơi bạn bè”. Đặc biệt các chị cũng dùng một khoản lớn để gửi về quê cho gia đình. Điều này chứng minh rằng việc các chị đi làm không chỉ để lo cho cuộc sống của bản thân mà cịn để phụ giúp gia đình.

Bảng 2.8 cũng thể hiện rằng thu nhập của các chị còn chi cho việc khám chữa bệnh, đứng thứ 4 sau 3 nhu cầu thiết yếu nhất. Con số này cho thấy một bộ phận lớn các chị mang bệnh và phải tự lo chữa trị cho bản thân và vấn đề sức khỏe để tái tạo sức lao động cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chị. Do cuộc sống khó khăn, đồng lƣơng ít ỏi nên việc dùng tiền lƣơng để mua sắm các tài sản đắt tiền phục vụ cho cuộc sống nhƣ tivi, tủ lạnh, đầu máy, xe máy, vàng bạc…là rất ít. Điều này cũng dễ hiểu, ngồi lý do thu nhập cịn hạn chế, phải lo toan nhiều thứ cho cuộc sống, thì cuộc sống tạm bợ cũng nhƣ tƣ tƣởng xác định không ở lại lâu dài tại đây nên việc mua sắm các trang thiết bị đôi khi là điều họ khơng nghĩ tới. Nếu nhƣ khơng ít những bạn trẻ chi xài khơng tiếc tay cho việc mua sắm các tiện nghi hiện đại thì các nữ cơng nhân trong nghiên cứu này lại khơng có cơ hội đó. Bởi thu nhập thấp và không ổn định, đối với nhiều chị, đây là những thứ xa xỉ phẩm. Chị L.T.H tâm sự: “Những tháng nào hàng nhiều thì làm cả ngày, rồi

phải tăng ca, nhưng cuối tháng lại nhận được tiền lương cao. Cịn có những tháng khơng có hàng thì ngày làm, ngày nghỉ, cuối tháng nhận chẳng được bao nhiêu tiền cả. Những tháng như vậy là phải đi vay thêm chứ không đủ để sống, có tháng chỉ được có 800 nghìn à”.

Có thể nhận thấy rằng, thu nhập thấp, chi phí sinh hoạt cao, cộng với việc phải chi cho hàng loạt các khoản khác nhau đã làm cho cuộc sống của các chị càng vất vả, khó khăn hơn. Các chị phải sống tằn tiện, chắt bóp để mong có một cuộc sống trƣớc mắt bớt khó khăn và có một tƣơng lai ổn định, sung túc. Các chị phải luôn chấp nhận làm ca, làm ngày làm đêm, nhận hàng về nhà làm với một hy vọng

sẽ tăng thêm phần thu nhập, tích luỹ đƣợc chút vốn liếng đề phịng những bất trắc có thể sẻ xảy ra với các chị bất cứ lúc nào nhƣ ốm đau, bệnh tật, cơng việc gia đình và rất nhiều các lo toan khác nữa. Cuộc sống hiện tại chỉ lo lắng cho nơi ăn, chốn ở, lo lắng làm sao cơng việc thu nhập ln ổn định để có thể tích góp, các chị có lẽ chƣa từng hoặc không dám nghĩ tới các nhu cầu cao hơn nhƣ giải trí, văn hóa văn nghệ, nâng cao chất lƣợng đời sống qua các hoạt động xã hội. Đối chiếu với thuyết hệ thống – sinh thái thấy rằng các chính sách làm việc, chế độ đãi ngộ tác động rất lớn đến cuộc sống của các nữ công nhân. Nếu cơng ty họ làm việc có chế độ chính sách tốt, các mức trợ cấp cao, phù hợp sẽ đi đôi với thu nhập ổn định, đảm bảo đƣợc cuộc sống, điều đó đồng nghĩa với việc tinh thần lao động, cống hiến của họ sẽ cao hơn. Ngƣợc lại nếu đồng lƣơng của họ làm ra không đủ cho cuộc sống hàng ngày, các chế độ trợ cấp hạn chế, rải rác, không liên tục sẽ dẫn đến việc chán nản, năng suất lao động giảm và có nguy cơ đình cơng, bỏ việc. Đó là kết quả cũng nhƣ hệ quả của việc các chính sách tiền lƣơng tác động đến đời sống, tâm trạng, tinh thần của các cơng nhân nói chung và nữ cơng nhân nói riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)