Đánh giá về sức khỏe và khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 64 - 69)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.3. Đánh giá về sức khỏe và khám chữa bệnh

2.3.1. Những bệnh thƣờng gặp

Bảng 2.13: Những bệnh thường gặp

Những bệnh thƣờng gặp Tổng Chọn Phần trăm Tổng Không chọn Phần trăm

Da liễu 9 6.1% 138 93.9% Hô hấp 12 8.2% 135 91.8% Bệnh phụ khoa 7 4.8% 140 95.2% Thiếu máu 16 10.9% 131 89.1% Đau đầu 71 48.3% 76 51.7% Mất ngủ 66 44.9% 81 55.1% Căng thẳng 49 33.3% 98 66.7% Táo bón 11 7.5% 136 92.5% Đau mắt 17 11.6% 130 88.4%

Cuộc sống của các chị khơng chỉ gặp khó khăn về kinh tế mà bên cạnh đó các chị cịn gặp khó khăn về mặt sức khỏe. Cƣờng độ làm việc cao, thời gian lao

động nhiều do tăng ca đã làm cho các chị mắc một số bệnh cụ thể sau: Đau đầu, mất ngủ, đau mắt, căng thẳng, hơ hấp… Trong đó bệnh đau đầu chiếm tỉ lệ 48.3%. Tiếp đến là mất ngủ chiếm 44.9%, căng thẳng đầu óc chiếm 33.3%. Ngồi ra cịn mắc một số bệnh khác nhƣ thiếu máu, hơ hấp, táo bón…cũng đƣợc các chị đề cập đến.

Thực ra đây là những bệnh nghề nghiệp. Làm việc trong môi trƣờng ồn ào, bụi bặm, thƣờng xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, đứng/ngồi một chỗ lâu giờ, tập trung cao độ để hạn chế sai sót, cƣờng độ làm việc cao, chế độ ăn uống nghèo nàn đã dẫn đến các bệnh trạng kể trên. Thêm vào đó, việc ăn uống khơng đủ chất đóng vai trị rất quan trọng trong việc tái tạo sức lao động của các chị, nhƣng hiện tại việc ăn uống cho các bữa nghèo nàn, thiếu thốn cũng góp phần tạo ra các bệnh nhƣ thiếu máu, táo bón….. Các bệnh này đƣợc xem là những bệnh nhẹ nhƣng do thiếu nghỉ ngơi bổ dƣỡng nên bệnh cứ kéo dài triền miên. Chị L.T.P cho biết:

“Bệnh nặng thì khơng, nhưng lặt vặt thì cũng đau hoài à…”. Việc sức khỏe giảm

sút đã kéo theo hàng loạt vấn đề khó khăn cho các chị trong cuộc sống. Đối với những nữ công nhân trẻ tuổi, họ có sức khỏe, sự chịu đựng và sự dẻo dai họ có thể chấp nhận và tiếp tục lao động trong mơi trƣờng làm việc cịn nhiều vấn đề nhƣ thế. Nhƣng đối với những nữ cơng nhân đã có gia đình, đang mang thai sức khỏe của họ hạn chế, cần có các chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý thì mới đảm bảo sức khỏe. Nhƣng với môi trƣờng làm việc cƣờng độ cao, chế độ không đảm bảo đã gây ảnh hƣởng rất nhiều đến sức khỏe, kéo theo ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập và tƣơng lai của họ. Sức khỏe kém sẽ làm giảm khả năng lao động và nhƣ vậy sẽ hạn chế nguồn thu nhập. Thu nhập thấp thì khơng đủ và khơng dám đầu tƣ cho bản thân tái tạo lại sức lao động nên cơ thể ngày thêm suy nhƣợc, mất sức lao động và có thể dẫn đến thất nghiệp và nghèo đói. Chắc hẳn đây là một vịng luẩn quẩn đè nặng trên thân phận của các nữ cơng nhân tại khu cơng nghiệp Bắc Thăng Long nói riêng và tại những khu cơng nghiệp, khu chế xuất khác nói chung. Đặc biệt đối với các cơng nhân nữ việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là điều rất cần thiết vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống, thu nhập và tƣơng lai của họ. Cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản khơng chỉ giành cho những cơng nhân nữ đã có gia đình mà đối với những cơng nhân nữ chƣa có gia đình điều đó lại càng quan trọng và thiết thực hơn. Hiện nay theo một số nghiên cứu và khảo sát thông qua các thảo luận nhóm của

trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, những hạn chế trong sử dụng dịch vụ y tế đối với nữ lao động di cƣ về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhắc đến các vấn đề về sức khỏe sinh sản các nữ công nhân tỏ ra e ngại và rất ngại nhắc tới. Chị L.T.H nói : “ Thơi, vấn đề tế

nhị thế, nói ra ngại chết đi được, với lại đã sinh con đâu mà phải chăm sóc”. Nhƣ vậy

các chị nghĩ đơn giản chăm sóc sức khỏe sinh sản là chỉ giành cho những chị em đã có gia đình và sinh con. Việc thiếu kiến thức của các nữ cơng nhân trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ gây ra nhiều vấn đề tiêu cực: Có thai ngồi ý muốn, viêm nhiễm, lây các bệnh liên quan đến đƣờng tình dục, không tự bảo vệ chính mình trong các trƣờng hợp khẩn cấp,…Nhƣ vậy một lần nữa vấn đề về sức khỏe sinh sản nói chung và vấn đề về phịng tránh thai và nạo hút thai lại đƣợc nhắc đến khi đề cập đến vấn đề sức khỏe của các nữ công nhân. Vấn đề này không đƣợc đề cập trong phiếu trƣng cầu ý kiến nhƣng đƣợc đề cập trong các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Ở đây các chị công nhân đã cho thấy rằng họ hiểu biết rất hạn chế về vấn đề phòng tránh thai và nạo hút thai, vậy để hỗ trợ cho họ nhân viên cơng tác xã hội có thể làm đƣợc gì? Qua khảo sát bằng việc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm các thấy rằng các nữ cơng nhân mong muốn đƣợc cung cấp những thơng tin liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và cụ thể ở đây là phòng tránh thai và nạo hút thai an toàn. Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, họ chỉ biết làm làm làm và làm, thời gian nghỉ ngơi, thƣ giãn cho bản thân họ còn chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ, bữa cơm cịn phải đắn đo suy nghĩ thì những vấn đề về sức khỏe sinh sản là điều xa với với họ. Cộng vào đó việc thiếu quan tâm từ phía các doanh nghiệp, cơng ty nơi họ trực tiếp làm việc, từ chính quyền địa phƣơng nơi họ sinh sống đã làm mất luôn những cơ hội cuối cùng để họ tiếp cận với các dịch vụ y tế, các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe sinh sản.

2.3.2. Lý do mắc bệnh Bảng 2.14: Lý do mắc bệnh Bảng 2.14: Lý do mắc bệnh Lý do mắc bệnh Chọn Không chọn Tổng Phần trăm Tổng Phần trăm Làm việc quá sức 43 28.7% 107 71.3% Do chỗ ở mất vệ sinh 14 9.3% 136 90.7%

Ăn uống thiếu thốn 9 6.0% 141 94.0%

Nhìn vào bảng 2.14, ta có thể thấy đƣợc rằng đại đa số các chị rất ý thức và ngun do gây nên bệnh tình của mình. Phần đơng các chị nhận ra “thủ phạm” của các bệnh kể trên là do làm việc quá sức, tăng ca quá nhiều. Mặt khác, theo nhiều chị, việc lo lắng về cuộc sống cũng là môt trong những nguyên nhân dẫn tới việc các chị bị mắc một số bệnh. Chế độ ăn uống và vệ sinh nơi ở và nơi làm việc kém cũng đƣợc xem là các tác nhân không nhỏ gây ra các loại bệnh tật. Theo chị L.T.P: “Tại mình làm nhiều, tăng ca

nhiều, đứng cả ngày đau lưng, mệt mỏi là chuyện thường”. Chị N.T.N nhận định rõ ràng

hơn: “…Tại làm thì phải đứng nhiều, tiếng ồn máy móc, căng thẳng nữa. Bụi bặm nhiều

lúc đau hết cả mũi về nhà hắt xì liên tục. Nói chung là mệt lắm”. Phải chăng các nữ công

nhân đang than nghèo kể khổ khi có ngƣời hỏi tới mình, đúng là họ đang than nghèo kể khổ, họ đang nói ra những gì đúng thực tế cuộc sống và cơng việc của họ đã, đang và sẽ trải qua. Khi đƣợc hỏi tới, ban đầu các chị rất ngại trả lời, có một số chị cịn đóng ngay cửa phịng trọ khi nhìn thấy chúng tơi, lý giải cho việc đó, chị L.T.H cơng nhân làm việc tại công ty Panasonic cho biết: “Bọn em nghĩ các chị là nhà báo, đi viết bài, nếu bọn em

nói cái gì mà các chị viết rồi cơng ty biết được thì khơng biết làm thế nào, bị đuổi việc chứ không đơn giản đâu, nên tốt nhất là khơng nói gì”. Khơng phải là họ đợi đến khi có

ngƣời hỏi mới nói về cuộc sống của mình, mà trên thực tế khơng có ai hỏi tới để họ có cơ hội bộc bạch tâm sự, khơng có tổ chức, đồn thể nào quan tâm tới những điều “nhỏ nhặt” (Chị M) đó cả nên cũng ít khi nói ra. Nhƣ vậy điều đó tạo cho họ cuộc sống cam chịu, chấp nhận và im lặng để đƣợc làm việc, đƣợc sống “ổn”.

Trở lại với vấn đề về sức khỏe của các chị, với cƣờng độ làm việc cao, thƣờng xuyên tiếp xúc với mơi trƣờng ồn ào của máy móc, bụi bẩn sản xuất, thơng gió ánh sáng kém, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo, thêm vào đó là làm việc các chị gần nhƣ phải đứng suốt thời gian đó đã làm cho các chị khơng đủ sức để chống đỡ lại với các loại bệnh thƣờng gặp. Sức khỏe có hạn trong khi các chị thƣờng xuyên phải làm ca ngày, ca đêm, tăng ca buổi tối và thứ 7, chủ nhật nên đã vắt kiệt sức lực của các chị. Lao động quá sức, ăn uống không đủ dinh dƣỡng, phải lo toan cho cuộc sống, cho tƣơng lai là hàng loạt các nguyên nhân làm cho các sức khỏe của các chi giảm sút.

2.3.3. Cách chữa trị Bảng 2.15: Cách chữa bệnh Bảng 2.15: Cách chữa bệnh Với những loại bệnh các chị thƣờng mắc phải nhƣ đã nêu trên do tính chất bệnh không nguy hiểm nên khi bị bệnh các chị đã chọn cách là tự mua thuốc uống. Những ngƣời chọn giải pháp này chiếm hơn một nửa trên tổng số. Cách chữa trị đƣợc chọn tiếp theo là đến bệnh viện, chiếm 19.3% và đến trạm xá của cơng ty chiếm 7.6%. Cá biệt có một số các chị phó mặc cho số mạng, khơng chữa trị gì hết khi mắc bệnh. Điều này cho thấy mức độ quan tâm tới sức khỏe của các chị cịn rất kém, các chị cịn có tâm lý bỏ mặc. Chị L.T.H chia sẻ: “Chị bị táo bón giờ bị trĩ rồi nhưng kệ nó chịu đau tý chứ đi chữa

tiền đâu với lại đi làm suốt ngày khơng có thời gian nữa, nghỉ dài như thế đi bệnh viện nhỡ đâu mất việc thì sao”. Đó là tâm lý chung của các chị làm ở đây, chị L.T.P

cho biết: “Bác sỹ gì! Tiền đâu? Thời gian đâu? Thấy đau thì tự mua thuốc về uống

là khỏi mà! Cảm rồi đau đầu thì tự mua thuốc uống được, còn những khi đang làm mà bị chống thì xuống trạm y tế cơng ty nghỉ xíu là được!”. Chị N.T.N bộc bạch: “Bác sỹ gì! Tự mua thuốc uống à! Khơng thì kệ nó! Bị suốt, tiền đâu uống thuốc nhiều!”. Do sức khỏe khơng đảm bảo lại khơng có điều kiện để chăm sóc bản thân

nên, theo quan sát, phần đơng các chị gầy gị, tái xanh, hốc hác. Sức khỏe không đảm bảo, cộng với cách chữa trị không khoa học đã làm cho thể chất của các chị ngày một yếu đi, giảm sút sức lao động, năng suất lao động kéo theo giảm thu nhập khi buộc phải xin nghỉ quá nhiều. Ở đây mới chỉ đề cập đến vấn đề chung chung về sức khỏe, một số bệnh thƣờng gặp và cách chữa trị, nhƣng khi thảo luận nhóm về chủ đề “Chăm sóc sức khỏe sinh sản” thì mới biết đƣợc sự chủ quan của các chị, cũng nhƣ sự thiếu quan tâm từ phía nhà máy, xí nghiệp. Một số công ty các chị cũng đƣợc khám định kỳ, nhƣng theo chị H, họ làm rất thủ tục, khám xong rồi để

Cách chữa bệnh Tần số Phần trăm hợp lệ

Không chữa trị

Đến trạm xá của công ty Đến bệnh viện

Tự mua thuốc uống

Tổng 13 13 32 94 152 8.6 8.6 21.1 61.7 100.0

đấy có làm gì đâu, thuốc cũng chẳng có mà uống. Một số chị bị chứng rong kinh kéo dài nhƣng cũng chỉ biết ra hiệu thuốc tự mua thuốc về uống, một số bị tắc kinh hàng tháng trời nhƣng cũng chỉ biết để đấy, khơng có cách giải quyết phù hợp. Chúng tôi đặt vấn đề, sao các chị không thử đến bệnh viện xem thế nào, phần đông cho biết: Cũng muốn đi khám, nhƣng đi khám phải xin nghỉ việc, viết đơn, khám xong ra bệnh lại chẳng biết làm thế nào, chả nhẽ nghỉ việc để chữa bệnh.

Nếu đối chiếu với tháp nhu cầu của Maslow thì dƣờng nhƣ nhu cầu về An toàn của các chị chƣa đƣợc đáp ứng một cách đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)