Đánh giá mức sống hiện tại so với trƣớc kia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 69 - 71)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.4. Mức độ hài lòng với cuộc sống

2.4.1. Đánh giá mức sống hiện tại so với trƣớc kia

Bảng 2.16: Mức sống

Khi đƣợc hỏi về cuộc sống hiện tại nhƣ thế nào, 76.5% các chị cho là tạm đủ, 5.4% trả lời là đầy đủ, 17.5% trả lời là thiếu thốn. Nhìn chung cuộc sống của nữ công nhân nhập cƣ hiện nay đã đƣợc cải thiện rất nhiều. Thu nhập đã đƣợc tăng lên, có hệ thống phịng trọ khang trang hơn, cơng ty có các chế độ nhƣ hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ đi lại, chế độ thai sản. Tuy nhiên, thật khó đánh giá xác thực vấn đề này. Do ảnh hƣởng của một số đạo giáo, ngƣời dân Việt vốn hiền hòa, chịu thƣơng chịu khó, bằng lịng với số phận, ít than vãn. Có lẽ các chị cũng vậy, khơng kêu ca trong những khó khăn thử thách thƣờng nhật. Thực tế cho thấy với đồng lƣơng khiêm tốn các chị kiếm đƣợc có chị khó có một mức sống đầy đủ đúng nghĩa. Do đó, “tạm đủ” ở đây có thể hiểu là đã cố gắng “chắt bóp” từng đồng, tính tốn từng khoản chi tiêu để sống tạm qua ngày. Mức sống khi chúng tôi hỏi dều đƣợc các chị hiểu là mức sống về tiền bạc, về cơm áo hàng ngày, các chị không nghĩ tới mức sống ở đây bao gồm cả về vui chơi giải trí, sức khỏe,…Điều đó cho thấy rằng, vấn đề hàng đầu của các chị lúc này là thu nhập, là đồng lƣơng, là hàng tháng có bao nhiêu tiền để chi phí cho cuộc sống. Họ bỏ xa những thứ gọi là văn hóa văn nghệ,

Mức sống Tần số Phần trăm hợp lệ Đầy đủ Tạm đủ Thiếu thốn Rất thiếu thốn Tổng 9 127 29 1 166 5.4 76.5 17.5 0.6 100.0

những thứ gọi là giải trí, là hoạt động xã hội, nhƣng thứ đó đối với các chị quá “xa xỉ”, khi cơm chƣa đủ no, áo chƣa đủ ấm, các chị khơng “mơ” tới việc đƣợc chứng tỏ mình, đƣợc thể hiện mình với ngƣời khác.

Bảng 2.17: So sánh cuộc sống hiện tại với trước đó

Phần lớn các chị cho là mức sống hiện tại của mình là tạm đủ nên khi đƣợc hỏi về mức độ hài lòng về cuộc sống hiện tại thì cũng với con số rất đông trả lời là tốt hơn, chiếm 65.1%. Điều này phù hợp với việc các chị cho là tạm đủ nên các chị đánh giá với cuộc sống hiện tại tốt hơn khi còn ở quê. chị L.T.P hiểu rằng: “Ăn no,

cuối tháng được nhận lương, đi làm về được nghỉ ngơi, không phải lo lắng gì nhiều nhất là tiền bạc là được rồi, chứ ở q việc cịn khơng có mà làm, lấy gì mà sống, đi làm thế này vất vả tý nhưng có tiền em ạ”.

Tuy nhiên, phần phỏng vấn sâu lại cho thấy ở đây thấp thoáng một thái độ cam chịu, thụ động chấp nhận hoàn cảnh. Chị L.T.V cho biết: “Cũng bình thường,

lo thì có phải lo nhưng cho nó bình thường đi cho dễ sống, thiếu thốn thì khơng, mà đầy đủ thì khơng có, chấp nhận thơi em”. Và điều này lý giải tại sao có một số chị

cảm thấy cuộc sống hiện tại thật chán nản và cần phải có một thay đổi nào đó tƣơi đẹp hơn. Nếu đem ra so sánh với cuộc sống ở q, khi khơng có việc làm, chỉ trơng chờ vào ruộng vƣờn, cuộc sống cịn cơ cực hơn. Việc các chị thoát ly lên thành phố để làm việc, đó là một tiến bộ rất lớn, các chị biết tự nhìn nhận và quyết định cho tƣơng lai của chính mình. Việc làm cơng nhân tại các cơng ty xí nghiệp là một điều tốt, là một cơng việc tốt, có thu nhập và tƣơng đối ổn định. Khơng ít ngƣời nghĩ đi làm cơng nhân là con đƣờng bần cùng, do khơng có việc gì tốt hơn để làm, nhƣng điều đó không phù hợp. Nếu chúng ta chỉ có các kỹ sƣ, các cử nhân đại học mà khơng có hệ thống cơng nhân, lao động thì ai sẽ là ngƣời làm ra sản phẩm cho xã hội. Họ cũng lao động và thụ hƣởng trên chính sức lao động của chính họ, cũng có những cơng nhân lành nghề thu nhập khơng thua gì các kỹ sƣ trong nhà máy.

Mức độ hài lòng Tần số Phần trăm hợp lệ Tốt hơn Nhƣ cũ Tệ hơn Tổng 108 48 4 160 67.5 30.0 2.5 100.0

Nhƣng hiện nay một thực tế cho thấy rằng khi gắn với mác cơng nhân là có nghĩa cuộc sống khó khăn buộc họ phải chấp nhận.

Những phân tích trên có thể cho chúng ta thấy rõ hơn cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu và rất khó khăn của đời cơng nhân. Cuộc sống xơ bồ và cái sự khó, sự khổ luôn “bao vây” lấy các chị, cuốn các chị vào vòng xoay của kiếm sống, của những mơ ƣớc tƣơng lai. Điều đó đã buộc các chị phải chấp nhận cuộc sống, chấp nhận những gì đang hiện hữu, mặc dù nó khơng hề sung sƣớng, thoải mái gì. Từ việc cho cuộc sống là tạm đủ các chị cũng cho nó là bình thƣờng ln. Để từ điều đó chúng ta càng thấy rõ hơn, đậm nét hơn cuộc sống đang rất vất vả, chật vật và khó khăn của các nữ cơng nhân nhập cƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)