Đánh giá kiến thức ban đầu về phòng tránh thai, nạo hút thai an toàn và thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 78 - 86)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.3. Các hoạt động can thiệp

3.3.1. Đánh giá kiến thức ban đầu về phòng tránh thai, nạo hút thai an toàn và thống

toàn và thống nhất các hoạt động can thiệp

Việc đánh giá kiến thức ban đầu của các nữ công nhân về vấn đề phòng tránh thai và nạo hút thai an toàn là một hoạt động rất quan trọng. Hoạt động này nhằm để nắm bắt đƣợc hiện tại các nữ cơng nhân đang có những suy nghĩ nhƣ thế nào về vấn đề này và họ đã có những kiến thức gì liên quan, những kiến thức họ có đƣợc liệu đã đúng theo yêu cầu. Qua đó nhân viên xã hội sẽ dễ dàng biết đƣợc họ cần cung cấp thêm những kiến thức gì, những suy nghĩ gì ở họ chƣa đúng và nên thay đổi.

Tổ chức đánh giá kiến thức ban đầu

Trƣớc đây ngƣời ta thƣờng quan niệm rằng có sức khỏe nghĩa là không ốm đau, bệnh tật và chăm sóc sức khỏe là cơng việc của ngành y tế. Nhận thức này xuất phát từ nhận thức của con ngƣời, các điều kiện thực tế của xã hội hiện tại, chỉ lúc nào ốm đau con ngƣời ta mới nghĩ tới và lo lắng cho sức khỏe của chính mình. Khi đi vào tìm hiểu nhận thức của nhóm nữ cơng nhân trong vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thấy rằng cách xử lý và lựa chọn loại hình dịch vụ y tế của nhóm nữ cơng nhân cịn vơ cùng nghèo nàn và đơi khi mang tính chất nguy hiểm khi họ tự mua thuốc để xử lý những vấn đề có liên quan, nhƣ sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, có một trƣờng hợp tự mua thuốc để đẩy thai ra ngoài,…Điều này phản ánh thực tế của nhón nữ cơng nhân trong vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, “văn hóa y tế” thấp thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng thấp và cách ứng xử đối phó khi gặp vấn đề cũng đơn giản theo sự hiểu biết đó. Đứng trƣớc những thực tế có đƣợc qua lới kể của các nữ cơng nhân, qua phỏng vấn sâu, tôi đã thực hiện đánh giá nhu cầu về việc đƣợc cung cấp kiến thức liên quan đến phòng tránh thai và nạo hút thai an tồn đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng khá nhiệt tình từ các chị. Trƣớc đó là tâm lý e ngại, nhƣng khi đƣợc nói chuyện cơng khai, nói về những vấn đề rất bình thƣờng của chị em phụ nữ các chị đã trở nên cởi mở hơn và tham gia nhiệt tình trong cuộc thảo luận nhóm về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trƣớc khi thực hiện các hoạt động để cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các chị về phòng tránh thai và nạo hút thai an tồn tơi cùng các chị tiến hành đánh giá kiến thức, sự hiểu biết ban đầu của các chị về vấn đề này. Hoạt động này sẽ đƣợc thực hiện tại buổi thứ 2 của tiến trình can thiệp sau buổi đầu tiên là buổi làm quen, ra mắt nhóm và thảo luận về chủ đề sẽ thực hiện ở buổi thứ 2. Buổi làm việc nhóm

này kéo dài từ 8h đến 9h30p với sự tham gia của đầy đủ các thành viên trong nhóm. Nhóm trƣởng đã đƣợc bầu ra trong buổi đầu tiên đã chịu trách nhiệm cùng với các thành viên khác thông báo lại thời gian và địa điểm của buổi sinh hoạt thứ 2. Nhóm đã cử ra một nữ công nhân làm thƣ ký chịu trách nhiệm quan sát, lắng nghe và ghi lại nội dung của buổi thảo luận này. Các hoạt động đã thực hiện trong buổi đánh giá kiến thức ban đầu của nữ công nhân nhƣ sau:

- Hoạt động 1: Các chị sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề phòng tránh thai

và nạo hút thai an toàn. Trong hoạt động này các chị trả lời độc lập trên từng phiếu nhƣng có sự thảo luận với nhau khi trả lời, các chị có thể lấy ý kiến từ những ngƣời khác và trả lời vào phiếu của mình.

- Hoạt động 2: Sau khi trả lời các câu hỏi các chị sẽ xem câu tuyên truyền vẫn thấy

trên các tấm biển tuyên truyền : “Sống hiện đại khơng ngại nói Ừ nếu có bao cao su” và nói lên cách hiểu của mình về câu tun nói đó. Các chị sẽ lần lƣợt chia sẻ cách hiểu của mình với mọi ngƣời

Buổi sinh hoạt đƣợc bắt đầu rất đúng giờ, hầu hết các chị đã có mặt đầy đủ trƣớc giờ bắt đầu, sau những câu chuyện phiếm về cuộc sống các chị đã sẵn sàng để bắt đầu cho buổi thảo luận. Để bắt đầu buổi thảo luận nhóm trƣởng chịu trách nhiệm giới thiệu lại một lần nữa các thành viên tham gia trong buổi thảo luận, giới thiệu thƣ ký, giới thiệu ngƣời điều phối là nhân viên xã hội và nội dung cơ bản sẽ thảo luận trong buổi này. Nhân viên xã hội nhắc lại chủ đề lớn và mục đích hoạt động của nhóm trong cả q trình, sau đó nhấn mạnh đến vấn đề sẽ bàn đến của buổi thảo luận này là: Đánh giá kiến thức ban đầu của nữ cơng nhân về phịng tránh thai và nạo hút thai an toàn, để biết đƣợc các chị hiểu nhƣ thế nào về vấn đề này, các chị cần cung cấp thêm những kiến thức nào cho vấn đề này để nhân viên xã hội cùng với nhóm thuận tiện hơn trong các buổi thảo luận tiếp theo. Nhóm trƣởng phát các phiếu câu hỏi đã đƣợc nhân viên xã hội chuẩn bị trƣớc đó đến các nữ cơng nhân trong nhóm, sau khi nhận đƣợc phiếu câu hỏi nhân viên xã hội hƣớng dẫn các nữ công nhân cách thức để trả lời vào phiếu và nhấn mạnh rằng các chị có thể thảo luận lẫn nhau để có câu trả lời tốt nhất, chỗ nào không hiểu hoặc không biết câu trả lời phù hợp các chị vẫn phải cố gắng trả lời khơng để trống. Lúc đầu khơng khí có vẻ

im lặng khi các chị chú ý đọc phiếu trả lời của mình, nhƣng sau đó khoảng 10 phút bắt đầu có một vài chị quay sang thảo luận với nhau, điều này gây sự chú ý tới những ngƣời khác. Các chị quay sang thảo luận cùng với nhau nhiều hơn, đƣa ra các phƣơng án để trả lời, đƣa ra những tranh luận, suy nghĩ riêng của mình, khơng khí trở nên cởi mở và vui vẻ. Thơng qua việc các chị thảo luận với nhau để đƣa ra đáp án, nhân viên xã hội có thể quan sát và lắng nghe đƣợc những ý kiến khác nhau hay nói cách khác là bắt đầu có thể đánh giá đƣợc sự hiểu biết của các chị về vấn đề phịng tránh thai và phá thai an tồn. Phiếu câu hỏi có 20 câu, bao gồm câu hỏi có sẵn đáp án và những câu hỏi các chị phải điền đáp án, sau hơn 30 phút các chị đã hoàn thành các phiếu trả lời và đƣa lại cho nhóm trƣởng. Lúc này là khoảng 8h50 phút, nhân viên xã hội cùng các nhóm viên nghỉ giải lao 10 phút trƣớc khi bắt đầu hoạt động tiếp theo. Trong giờ giải lao, nhóm trƣởng đã rất chu đáo chuẩn bị nƣớc và một ít hoa quả để mọi ngƣời cùng ăn, khơng khí rất vui vẻ, các chị vẫn khơng ngừng nói chuyện với nhau về các vấn đề trong phiếu trả lời. Cho thấy rằng mức độ họ quan tâm tới khơng phải là khơng có, điều quan trọng là họ chƣa biết phải để sự quan tâm đó nhƣ thế nào, quan tâm ra sao và khơng có ngƣời hƣớng dẫn họ. Chị

N.Anh, 23 tuổi còn hỏi nhân viên xã hội: “Em làm chắc sai nhiều quá, có sao

khơng chị, tại có nhiều cái đọc mà thấy chẳng biết gì ln”, chị L, 27 tuổi tiếp lời: “Nói thật, chị già đến nơi đây rồi mà nhiều cái mù tịt, trước giờ có bao giờ quan tâm đâu”. Giờ giải lao nhanh chóng kết thúc, nhân viên xã hội cùng với nhóm thực

hiện hoạt động thứ 2.

Sau khi kết thúc hoạt động thứ nhất, tinh thần các chị có vẻ hào hứng hơn, các chị khơng cịn e ngại, rụt rè nhƣ khi mới bắt đầu làm quen và nói về vấn đề sẽ bàn tới là phịng tránh thai và nạo hút thai an tồn nữa. Họ trở nên cởi mở với nhau hơn, có thể những vấn đề này các chị đã gặp đâu đó trong cuộc sống nhƣng dƣờng nhƣ họ chƣa bao giờ nói chuyện, chia sẻ với nhau về nó, đây là cơ hội để họ cùng nhau bàn bạc về một vấn đề. Trong hoạt động này các chị sẽ đƣợc xem câu tuyên truyền ghi hàng chữ rất to: “Sống hiện đại khơng ngại nói Ừ nếu có bao cao su”. Nhân viên xã hội đã chuẩn bị sẵn câu tuyên truyền này và đƣợc in trên khổ giấy A0, hình ảnh đƣợc lấy đúng nhƣ trên các biển quảng cáo. Nhân viên xã hội cũng đã

chuẩn bị các tranh ảnh có liên quan đến chủ đề đang thảo luận để minh họa sau khi thực hiện hoạt động. Khi nhân viên xã hội cùng với nhóm trƣởng căng cao tấm biển lên, phản ứng đầu tiên nhân đƣợc từ nhóm nữ cơng nhân là một tiếng “Ồ” rất to và

các chị bắt đầu quay sang các thành viên khác hỏi: Cái gì kia, một chị nói nhỏ:

“Bao cao su đấy, trên tay bạn nam kia kìa” rồi cƣời khúc khích. Điều này rất dễ

hiểu, do hàng ngày có thể các chị đã đƣợc nghe khơng ít, hoặc nhìn khơng ít các câu tun truyền từ đài phát thanh của phƣờng, từ các tấm biển trên đƣờng đi làm, nó khơng thiếu trong cuộc sống của các chị. Nhƣng với các chị, đó chỉ là những thứ hết sức bình thƣờng nhƣ bao điều khác đang diễn ra, giữa bộn bề cuộc sống các chị không đủ sức để quan tâm tới những điều nhƣ vậy. Nhƣng ở đây, vấn đề này đang đƣợc các chị trực tiếp thảo luận, nó đập thẳng vào nhãn quan của các chị, nên sự phản ứng đó cũng hết sức bình thƣờng. Nhân viên xã hội đặt câu hỏi: “Các chị đã

bao giờ thấy tấm biển này chưa?”, có khá nhiều chị nói đã thấy nó ngay trên đƣờng

đi làm về, một số khác trả lời do không để ý nên cũng khơng biết. Qua đây có thể thấy rằng, mặc du xã hội đã có khơng ít các biện pháp, cách thức để tuyên truyền cho ngƣời dân về ý thức tự bảo vệ mình, tuy nhiên những điều này để đi đến trực tiếp đƣợc với họ, đi vào suy nghĩ của họ là cả một vấn đề khác nữa. Có lẽ các chị khơng đủ sự quan tâm để chú ý tới nó, đơi khi là sự thờ ơ vì vấn đề khơng liên quan đến bản thân mình. Những điều đó đã làm mất đi tác dụng của những cách thức tuyên truyền mang tính đại chúng nhƣ thế. Bởi vậy nên để biết đƣợc nhận thức của các nữ công nhân thông qua câu tuyên truyền trên, nhân viên xã hội đã quyết định đƣa ra để cùng nhóm thảo luận và cho ý kiến. Sau khi xem xong tấm biển tun truyền, khơng khí có vẻ im lặng và các chị chƣa hiểu là mình sẽ phải làm gì với hoạt động tiếp theo. Nhanh chóng ngay sau đó nhân viên xã hội phổ biến hình thức của hoạt động này, các chị sẽ nói lên suy nghĩ, ý kiến riêng của mình sau khi thấy câu nói đó. Các chị bắt đầu quay sang hỏi ý kiến lẫn nhau, chị H, 28 tuổi mạnh dạn hỏi:

“Bọn em phải nói thế nào đây?”, nhân viên xã hội giải thích rằng các chị hiểu nhƣ

thế nào thì sẽ nói nhƣ thế. Chị H tiếp lời: “Theo em thì nó nói mình phải sử dụng

cái ấy khi…” và chị đã bỏ lửng khơng nói tiếp nữa, mấy chị em khác cũng cƣời rúc

cao su đấy”, rồi mọi ngƣời nhìn nhau cƣời. Nhân viên xã hội tiếp tục: “Thế sử dụng khi…, là khi nào?”, tất cả các chị đều cƣời và nói: Khi ấy chứ khi nào. Đến đây có

vẻ các chị bắt đầu thấy ngại với việc đề cập đến bao cao su và quan hệ tình dục, nhân viên xã hội một lần nữa phải giải thích và nhấn mạnh rằng đó là vấn đề rất bình thƣờng của cuộc sống, cộng với việc đây là chủ đề thảo luận của nhóm, phải mạnh dạn để đƣa ra ý kiến của mình, đề cập đến nó thì mình mới có thể tự bảo vệ mình đƣợc, nếu cịn tâm lý ngại ngùng nhƣ thế thì sẽ khó khăn khi xử lý vấn đề. Nhân viên xã hội u cầu nhóm trƣởng nói lên suy nghĩ của mình trƣớc, do là một nữ cơng nhân cũng khá lâu năm, cộng với trình độ của chị là tốt nghiệp trung cấp nên chị có vẻ mạnh dạn hơn các chị khác. Chị mạnh dạn chia sẻ với nhóm: “Ý câu

này là cuộc sống hiện đại thì việc sử dụng bao cao su và quan hệ tình dục là bình thường, nhưng nhớ là phải có bao cao su khi quan hệ, khơng có khơng quan hệ”.

Khi nhóm trƣởng đã chia sẻ ý kiến của mình, lần lƣợt các nhóm viên khác đƣợc u

cầu chia sẻ, hầu hết các chị đều nói rằng: Khi quan hệ nên sử dụng bao cao su.

Nhân viên xã hội đặt ra câu hỏi tiếp theo: “Theo các chị sử dụng bao cao su khi

quan hệ có tác dụng gì?”. Câu trả lời nhận đƣợc từ các chị là để tránh thai, ngồi ra

khơng có thêm ý kiến gì về vấn đề này nữa. Mặc dù các chị chƣa thật sự chia sẻ hết những gì các chị nghĩ, nhƣng với buổi làm việc nhóm thứ 2 nhƣ thế này là một thành quả lớn, các chị có tinh thần hợp tác tốt, có ý thức tham gia, có sự quan tâm nhất định đến vấn đề và bắt đầu bớt e ngại. Lúc này đã là 9h30p, nhân viên xã hội nhắc lại nội dung của buổi thảo luận và thống nhất các nội dung sẽ cùng nói chuyện với nhóm, các chị hƣởng ứng nhiệt tình và thể hiện sự thích thú khi đƣợc biết sẽ đƣợc thực hành trên vật mẫu trong những buổi tiếp theo. Sau đó nhân viên xã hội nhắc lại chủ đề thảo luận của buổi tiếp theo và mong muốn rằng các chị sẽ tranh thủ ít thời gian sau giờ làm để có thể tìm hiểu trƣớc chủ đề của buổi sau đó là: Các biện pháp phịng tránh thai và nạo hút thai an tồn.

Mức độ hiểu biết ban đầu của nhóm nữ cơng nhân nhập cư về phòng tránh thai và nạo hút thai an toàn

Buổi thảo luận đã diễn ra rất thành công, các nữ công nhân đã hƣởng ứng rất nhiệt tình, có một số chị cịn tranh thủ ăn cơm, vệ sinh cá nhân sớm để tham gia

cùng với nhóm, một số chị đã có con cũng đã cho con ăn sớm và để con ở phịng để tham gia nhóm. Tinh thần tham gia ban đầu của các chị đƣợc đánh giá rất cao. Nhƣ vậy khơng phải họ khơng có nhu cầu, mà những nhu cầu của họ chƣa một lần đƣợc ai đề cập và quan tâm tới, trong khi bản thân họ khơng có cơ hội để tiếp cận với những dịch vụ y tế cộng đồng, khơng có hiểu biết nhiều về vấn đề và cộng với tâm lý e ngại đã cản trở rất lớn q trình họ tự chăm sóc cho mình trƣớc khi phải nhờ đến y tế can thiệp.

Trƣớc khi buổi thảo luận bắt đầu, khi cịn khá sớm, khoảng 7h tối chị nhóm trƣởng đã đi đến từng phịng của nữ cơng nhân để nhắc lại lịch sinh hoạt và không quên kèm theo câu: “ Đến sớm nhá, không để mọi người đợi đâu”. Nhƣ vậy đủ thấy tinh thần của chị nhóm trƣởng rất nhiệt tình, nhiệt tình với nhóm, với các thành viên trong nhóm và là ngƣời có trách nhiệm khi ý thức đi đơn đốc các chị khác tham gia đúng giờ. Có đi vào thực tế mới thấy đƣợc, mặc dù cuộc sống khơng mấy dầy đủ, cịn vất vả nhiều điều nhƣng thái độ đón tiếp và lịng cởi mở cũng nhƣ tinh thần các chị luôn vui vẻ, sống hịa nhã, đây là yếu tố rất tích cực để các chị có thể dễ dàng hơn để gắn kết nhóm với nhau, chia sẻ cùng nhau và đặc biệt là tham gia nhóm với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp bắc thăng long – hà nội dưới góc nhìn công tác xã hội (khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã hải bối, huyện đông anh, hà nội) (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)