Các biện pháp thích ứng chống hạn của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 40)

Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

2.3. Nhận thức của người dân và giải pháp thích ứng với hạn hán trong sản

2.3.3. Các biện pháp thích ứng chống hạn của người dân

Mặc dù hạn hán là một hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn có thể giảm nhẹ những thiệt hại do hạn hán gây ra thông qua việc phòng, chống hạn hán một cách có hiệu quả. Chúng ta cần phải sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt. Trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm nước cần được thực hiện về cả 3 phương diện: quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường giữ nước trong đất và tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn. Xây dựng mới những hồ chứa có dung tích thích hợp nhằm tăng cường dòng chảy kiệt cho các hệ thống sông. Xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới tiêu, giành thế chủ động tưới tiêu trên phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp, vừa là giải pháp trước mắt vừa là giải pháp lâu dài phòng, chống hạn hán. Ngoài ra, một giải pháp phòng chống hạn khác có hiệu quả là trồng rừng và bảo vệ rừng.

Nhìn chung, những vùng có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng thường có các đặc điểm: địa hình cao, dốc, sông ngắn, dòng mặt thoát khá nhanh ra dòng chính hoặc ra biển; đất đá có khả năng chứa nước kém và không đều,

phần đồng bằng ven biển thì tầng chứa nước mỏng và dễ bị nhiễm mặn, lượng mưa nhỏ và lượng bốc hơi rất lớn hoặc nguồn nước đang bị khai thác quá mức. Vì vậy, để giải quyết vấn đề hạn hán, thiếu nước cũng như phòng chống các tác hại do nước gây ra một cách lâu dài, bền vững cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp. Hiện nay dù công tác tuyên truyền được tiến hành tích cực, nhận thức về hạn hán được nâng cao rõ rệt trong mấy năm trở lại đây song phần lớn người dân mới biết mà chưa hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ những vấn đề thuộc bản chất về môi trường và biến đổi khí hậu.

Sử dụng chất giữ ẩm chống hạn là một tiến bộ kỹ thuật thuỷ lợi được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới đối với các cây trồng ngắn ngày hoặc dài ngày như cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp. Hiệu quả của biện pháp đã được khẳng định ở Mỹ, Canada, Trung Quốc, Israel với việc làm tăng năng suất cây trồng ở những vùng đất hạn, thiếu nguồn nước tưới, không đủ chi phí đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Người dân chất giữ ẩm chống hạn có thể sử dụng với nhiều phương pháp khác nhau như trộn vào hạt giống, trộn với phân bón, bón cạnh gốc cây hay phun lên lá (Đoàn Văn Điếm, 1999). Tương tự biện pháp sử dụng chất giữ ẩm, biện pháp che phủ đất để làm giảm bốc hơi nước đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều khu vực trên thế giới cho nhiều loại cây trồng khác nhau như: ngô, đậu tương, lạc, cây ăn quả.

Việc sử dụng nilong có hiệu quả cao trong việc giảm nhu cầu nước của cây trồng nếu che phủ được khoảng 80% diện tích mặt đất và mật độ cây trồng không nhỏ hơn 50% tổng diện tích gieo trồng (Trần Thị Ân, 2003).

Năng suất chất khô của ngô và đậu tương ở đất được che phủ cao hơn ở đất không được che phủ mặc dù bốc thoát hơi nước là gần như nhau (Nguyễn Thị Luyến, 2015).

Một trong những biện pháp quản lý độ ẩm có hiệu quả là việc dự báo điều kiện sản xuất, sinh trưởng và năng suất cây trồng. ở châu á, những công trình nghiên cứu dự báo năng suất cây trồng.

Tại ấn Độ các công trình của Kim (1980), Malich (1970), Xacker (1964), Ramaneut and Beznati (1986) người ta đã đưa ra mô hình tính toán năng suất ngô và khoai tây trên cơ sở phân bố lượng mưa và nhiệt độ ở các giai đoạn phát dục khác nhau (Samui, 2001).

như y tế, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, xử lý nước, khai khoáng… Trước đây những chất hút nước thường có thành phần chủ yếu là xenlulo và sợi chẳng hạn như than bùn, bã mía, xơ dừa, cao lanh,… Polymer siêu hấp thụ nước (SAP- Super Absorbent Polymers), là một loại chất giữ ấm phổ biến hiện nay, có thể hút và giữ một khối lượng dung dịch cực lớn (có thể gấp 400-500 lần) so với khối lượng của nó. Đối với SAP sử dụng trong nông nghiệp, đầu những năm 1960, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA - United States Department of Agriculture) đã tiến hành những nghiên cứu về vật liệu giúp tăng khả năng lưu trữ nước trong đất trồng bằng cách kết mạch polymer acrylonitrile trên sườn của phân tử tinh bột (Anh Thy, 2013).

Ở Việt Nam, Viện khoa học và kinh tế thuỷ lợi đã đưa vào sản xuất một số vật liệu giữ ẩm của Mỹ, Trung Quốc, Úc trên một số cây trồng ở Tây Nguyên, Tây Bắc đã thu được kết quả tốt, làm tăng năng suất và chất lượng nông sản. AMS-1 là sản phẩm gel giữ nước từ quá trình đồng trùng hợp ghép acide acrylic với tinh bột đã được biến tính, do Viện Hóa học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia chế tạo được Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam công nhận là một tiến bộ kỹ thuật và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn ứng dụng vào trồng trọt (Anh Thy, 2013).

GAM-Sorb có thể hấp thụ lượng nước gấp 200-500 lần trọng lượng của nó, có thể phân hủy sinh học đến 70-85% trở lên trong các thí nghiệm như thủy phân bằng enzym hay chôn trong đất cho thấy khả năng ứng dụng an toàn trong nông nghiệp, giá thành rẻ hơn sản phẩm ngoại nhập cùng loại khoảng 30 lần. GAM-Sorb tiết kiệm nước tưới, phân bón và có thể ứng phó với biến đổi khí hậu (Anh Thy, 2013).

Mấy năm trở lại đây, trong gieo trồng vụ đông, các địa phương ở miền Bắc đã tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Cụ thể như vụ đông năm 2016, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới tiếp tục được áp dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí và giảm áp lực về thời vụ gieo trồng. Ðó là kỹ thuật trồng khoai tây, đậu tương, ngô bằng phương pháp làm đất tối thiểu; kỹ thuật rẽ lúa đặt bầu trồng bí, dưa giúp thời vụ sớm hơn 10 ngày; kỹ thuật che phủ ni-lông trong trồng bí, dưa, lạc đông giúp giữ ẩm cho đất, cây mọc đều, hạn chế cỏ dại; biện pháp tưới nước tiết kiệm sử dụng khum che ni-lông được áp dụng trên hầu hết diện tích sản xuất cây giống, rau các loại…(Hồng Hải, 2017).

Hiện nay, việc tạo lớp phủ thực vật và trồng xen các loài họ đậu vào các nương ngô, nương sắn, vườn cây ăn quả cũng đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, đem lại nhiều kết quả trong việc cải tạo đất, chống sói mòn và tăng năng suất cây trồng (Nguyễn Văn Liêm, 2002). Kết quả nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Ân, Đoàn Thị Thanh Nhàn, Lê Hữu Cần (2000 - 2002), về tác dụng của việc che phủ nilon đối với lạc L14 của người dân cho thấy sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của lạc L14 tăng lên rõ rệt so với đối chứng không phủ nilon trong sản xuất nông nghiệp (Trần Thị Ân, 2003).

Viện khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã chuyển giao đưa vào sản xuất cho nông dân nhiều biện pháp trồng cây nông nghiệp trên đất dốc mang lại đa lợi nhuận cho nông nghiệp, trong đó có biện pháp kỹ thuật canh tác ngô nương có thảm thực vật che phủ và biện pháp kỹ thuật tạo tiểu bậc thang kết hợp phủ đất trên đất có độ dốc lớn. Cụ thể, phương thức kỹ thuật canh tác ngô nương có thảm thực vật che phủ đất làm tăng tỷ lệ mọc mầm của ngô, giữ ẩm cho đất; tăng năng suất ngô hạt từ 30 - 50% (tùy theo độ dốc và tính chất đất); hạn chế tơí 85% lượng đất xói mòn, khống chế gần như hoàn toàn cỏ dại, tăng cường hoạt động sinh vật đất (Lưu Huyền, 2014).

Vụ đông là vụ khô hạn nhất trong năm, biện pháp tủ gốc cho đậu tương AK - 05, trồng xen cây phủ đất cho ngô ở Sóc Sơn, Hà Nội đã mang lại hiệu quả tương đương với tưới nước 2 lần cho cây. Trồng xen khoai lang làm cây che phủ đất cho ngô có tác dụng giữ độ ẩm trong mùa khô, năng suất ngô tăng 1.7 tạ/ha (Đoàn Văn Điếm, 2000) .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 40)