Nhận thức của người dân về ảnh hưởngcủa hạn hán đến diện tích gieo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 60)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.1.Nhận thức của người dân về ảnh hưởngcủa hạn hán đến diện tích gieo

4.3. Nhận thức của người dân về ảnh hưởngcủa hạn hán đến hệ thống cây

4.3.1.Nhận thức của người dân về ảnh hưởngcủa hạn hán đến diện tích gieo

trồng nông nghiệp

Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, đặc biệt là trồng trọt. Đất cũng là đối tượng dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh trong đó có hạn hán.

Theo kết quả điều tra 40 hộ, cũng cho kết quả tương tự về diện tích các loại cây trồng chính. Trong các loại cây trồng chính, cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, khi được hỏi về thay đổi diện tích canh tác của các loại cây trồng so với những năm trước thì đối với mỗi hộ gia đình là khác nhau.

0 1 2 3 4 5 6 7

Giảm năng suất

Giảm diện tích

Thay đổi mùa vụ

Thay đổi cây trồng Sâu bệnh nhiều

Tăng chí phí sản xuất

Thiếu nước tưới Lúa

Ngô Khoai lang Đậu tương Lạc Rau Sắn

Bảng 4.5. Diện tích các loại cây trồng chính xã Bình Sơn giai đoạn 2011 - 2017 giai đoạn 2011 - 2017

Loại cây trồng Diện tích (ha)

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Lúa 716 746.0 746 746 766 800 800 Ngô 198 171.0 192 181 312 275 215 Lạc 104 92.0 84 100 82 87 85 Đỗ tương 67 63.0 62 60 48 51 54 Khoai lang 115 105.5 104 97 89 94 94 Sắn 28 28 28 38 37 37 37 Rau xanh 72 81.0 74 86 68 101 108

Nguồn: Phòng thống kê thành phố Sông Công (2017)

Đối với cây lúa: Có nhiều nguyên nhân cho tình trạng diện tích lúa giảm. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm là do chuyển đổi đất lúa sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng; chuyển sang trồng cây khác, nuôi trồng thủy sản, đầu vụ mưa nhiều, gây ngập úng và nhiều diện tích trồng lúa bị bỏ hoang do khó khăn trong khâu tưới tiêu và thiếu lao động...Đa phần người dân cho rằng diện tích cấy lúa đang giảm vì hạn hán làm dinh dưỡng trong đất giảm, cùng với nguồn nước không đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của lúa dẫn đến người dân khó sản xuất và phải bỏ ruộng.

Đối với cây khoai lang, sắn: chủ yếu trồng làm thức ăn gia súc. Tuy nhiên khi gặp khô hạn với đặc điểm là cây thân bò nên khoai bị khô phần lá và thân. Do người dân ít để ý đến năng suất của khoai lang và sắn nên khi gặp điều kiện thời tiết khós ản xuất thì thường bỏ hoang đất hoặc trồng ít hơn.

Đối với cây ngô: Theo số liệu phỏng vấn nông hộ thì 39,5% hộ gia đình cho rằng diện tích trồng ngô có tăng nhẹ so với những năm trước. Vì ngô là loại cây dễ trồng, đặc biệt là thường trồng xen với các loại cây khác như lạc, đỗ tương nên ngoài diện tích trồng chính thì diện tích tăng là do xen canh.

Đối với lạc, đậu tương: theo khảo sát có 40% hộ dân cho rằng diện tích trồng lạc không thay đổi. Lạc một năm thường trồng hai vụ, tuy nhiên một vụ thường trồng để làm giống cho vụ sau nên diện tích không đáng kể. Ở vụ chính do người dân thường ít thay thế loại cây trồng khác nên bà con vẫn gieo trồng bình thường để không bỏ hoang đất. Diện tích đậu tương theo đánh giá của người dân thì đang giảm đi.

Hình 4.6. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của hạn hán đến diện tích các cây trồng chính năm 2017

Nguồn: Phỏng vấn nông hộ (2017)

Hình 4.7. Nhận thức người dân về ảnh hưởng hạn hán đến diện tích gieo trồng đến diện tích gieo trồng

(Nguồn: Phỏng vấn nông hộ)

Do tác động của thời tiết những năm qua thất thường vì vậy đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con rất nhiều. Qua biểu đồ hình 4.7 ta thấy có 75% người dân được phỏng vấn cho rằng diện tích đất sản xuất nông nghiệp không thay đổi; chỉ có 2,5% hộ gia đình cho rằng diện tích đất nông nghiệp tăng; 22,5% người dân có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị giảm ít và

0 10 20 30 40 50 60 Lúa Ngô Lạc Đỗ tương Khoai

lang Sắn xanhRau

(%

)

Cây trồng

Diện tích tăng (%) Diện tích giảm (%) Diện tích không đổi (%)

2,50%

75% 22,50%

không có ai xác định đất nông nghiệp bị giảm nhiều. Hầu hết số người dân trả lời diện tích đất nông nghiệp của họ giảm đi là những hộ xa nguồn nước hoặc do chuyển đổi một phần đất sang mục đích sử dụng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 60)