Tương quang giữa số giờ nắng và bức xạ quang hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)

Tháng I PAR = 15,80SS + 71,35 r1 = 0,92 Tháng II PAR = 21,25SS + 66,40 r2 = 0,97 Tháng III PAR = 20,5 SS + 76,30 r3 = 0,99 Tháng IV PAR = 23,5SS + 77,70 r4 = 0,97 Tháng V PAR = 21,20SS + 113,60 r5 = 0,99 Tháng VI PAR = 19,70SS + 127,50 r6 = 0,91 Tháng VII PAR = 21,20.SS + 107,10 r7 = 0,95 Tháng VIII PAR = 19,55.SS + 106,80 r8 = 0,99 Tháng IX PAR = 21,00.SS + 91,80 r9 = 0,98 Tháng X PAR = 18,80.SS + 79,10 r10 = 0,91 Tháng XI PAR = 16,90.SS + 70,35 r11 = 0,98 Tháng XII PAR = 16,55.SS + 65,60 r12 = 0,98

Trong đó: PAR: bức xạ quang hợp trong ngày (cal/cm2/ngày). SS: số giờ nắng trong ngày (h).

Nguồn: Ngô Sỹ Giai (1996)

3.4.2.5. Khảo sát thực địa

Quan sát, chụp ảnh nhằm thu được các thông tin một cách trực quan trên địa bàn nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Bình Sơn là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc thành phố Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. Có tổng diện tích tự nhiên là 2.800ha. Có vị trí địa lý:

- Phía Đông giáp với xã Bá Xuyên .

- Phía Tây giáp với xã Phúc Tân, Phúc Thuận - Thị xã Phổ Yên. - Phía Nam giáp với xã Vinh Sơn.

- Phía Bắc giáp với xã Thịnh Đức và Tân Cương - Thành phố Thái Nguyên. Xã Bình Sơn gồm 25 xóm: Bình Định 1, Bình Định 2, Bình Định 3, Bá Vân 1,Bá Vân 2, Bá Vân 3, Bá Vân 4, Bá vân 5, Trung Tâm, Long Vân, Xuân Đăng 1, Xuân Đăng 2, Xuân Đãng 3, Na Vùng, Đông Hưng, Cây Lá, Linh Sơn, Phú Sơn, Kim Long 1, Kim long 2, Khe Lim, Lát Đá, Tân Sơn, Tiền Tiến, Tân Tiến.

Xã cách trung tâm thành phố Sông Công 7km về phía Tây Bắc, lại có các đường liên huyện, liên xã đã được rải nhựa và bê tông hóa. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác.

Hình 4.1. Sơ đồ của xã Bình Sơn

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình xã Bình Sơn mang đặc điểm của một xã vùng trung du miền núi. Địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là gò đồi và chuyển tiếp với độ cao là 80 - 100m, một số đồi cao khoảng 150m, nền đất dốc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Nhìn chung địa hình của xã tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi. Hướng tới tập trung đầu tư phát triển nhanh các loại cây kinh tế mũi nhọn như: lúa, chè, trồng rừng.

4.1.1.3. Khí hậu

Điều kiện khí hậu ở xã Bình Sơn thuận lợi cho phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Xã Bình Sơn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên mùa hè ở đây thường nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, ít mưa, ít chịu ảnh hưởng của bão.

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm cho thấy :

- Nhiệt độ trung bình trong khoảng 22oC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 36,5oC, vào mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp nhất là 7oC.

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1700 - 2000mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 5 năm sau, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.

- Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 đến 1750 giờ, số giờ nắng tháng lớn nhất là 214 giờ vào tháng 6 và thấp nhất vào tháng 3 với 25 giờ, phân phối tương đối đồng đều cho các tháng trong năm.

- Độ ẩm trung bình là 82%, chênh lệch giữa các tháng trong năm là không đáng kể.

Nhìn chung, khí hậu thời tiết ở Bình Sơn phù hợp cho cây trồng, vật nuôi phát triển. Thích hợp cho trồng chè và lúa. Có tiềm năng và thế mạnh để phát triển nông - lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi.

4.1.1.4. Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên là 2.800ha, chủ yếu là đất đồi núi.

- Đất phù sa (Pb): diện tích là 93,52 ha chiếm 3,34% diện tích tự nhiên của xã. Là tầng đất được bồi đắp hàng năm, loại đất có thành phần cơ giới chủ yếu từ thịt nhẹ đến trung bình, thích hợp cho việc trồng lúa và một số cây trồng hàng năm khác. Phân bố dọc sông Công.

tự nhiên. Lớp đất trên mặt (tầng canh tác) có màu trắng hoặc xám trắng là tầng đặc trưng của đất xám bạc màu. Có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém hoặc không có kết cấu. Đất chua, nghèo dinh dưỡng, thường xuyên khô hạn. Đất này được sử dụng vào sản xuất nông - lâm nghiệp với các loại cây trồng khác nhau như chè, ngô, khoai, lúa, các cây họ đậu.

- Đất dốc tụ: có diện tích là 451,2ha chiếm 16,11% diện tích đất tự nhiên. Phân bố rải rác trên địa xã ở ven chân sườn dốc được tích tụ bởi các sản phẩm xói mòn từ sườn đồi núi dốc, đất thô lẫn nhiều cuội sỏi. Đất có phản ứng chua đến rất chua, các chất dinh dưỡng và hàm lượng mùn nghèo, đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Đa phần đất dốc tụ trên địa bàn xã được khai thác vào trồng lúa nước và trồng màu.

- Đất xám feralit trên phiến thạch sét (Xfs): có diện tích 1.324,5 ha chiếm 47,30% diện tích đất tự nhiên. Ðất này có thành phần cơ giới trung bình và nặng, thường có kết cấu cục, lớp đất mặt khá tơi xốp. Hàm lượng mùn khá, nhưng các chất dinh dưỡng khác như lân, kali tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo. Phản ứng của đất chua đến rất chua. Đất này có diện tích khá lớn hiện đang được sử dụng rất có hiệu quả trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Thích hợp cho việc trồng chè và cây rừng; các loại cây ăn quả như vải, cam, nhãn.... Cần thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn, các mô hình nông lâm kết hợp để hạn chế sự thoái hoá đất.

4.1.1.5. Thủy văn, nguồn nước

Chảy qua địa bàn thị xã theo hướng Bắc - Nam là dòng sông Công. Sông Công là một trong ba phụ lưu của sông Cầu. Sông Công là hệ thống sông chính chảy bao quanh địa bàn thị xã từ phía Bắc đến phía Đông chảy qua địa bàn xã Bình Sơn dài khoảng 11,78km. Ngoài ra còn có 10 con suối nhỏ. Diện tích vùng nước mặt là 170ha.

Có công trình hồ Ghềnh Chè nằm ở phía Tây Bắc của xã có diện tích khoảng 78,8ha; dung lượng nước khoảng 2,89 triệu m3 phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của 17 xóm trên toàn xã, đặc biệt là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư xây dựng điểm du lịch sinh thái trong tương lai.

Hiện nay chưa có số liệu thống kê, đánh giá về nguồn nước ngầm, nhưng qua khảo sát một số hộ trong khu vực của xã cho thấy nước ngầm tầng nông (4 - 5m) khá dồi dào, đang được khai thác bằng hệ thống giếng khoan, giếng đào phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu cho nhân dân trong vùng.

Hệ thống thủy lợi đáp ứng được trên 75% diện tích tưới chủ động cho 2 vụ lúa và cây màu của xã. Nguồn nước khá dồi dào, trữ lượng tương đối lớn cơ bản đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt. 4.1.1.6. Tài nguyên thực vật và rừng

Thực vật ở xã Bình Sơn khá đa dạng và phong phú, bao gồm các cây trồng hàng năm như lúa, ngô, lạc,..., cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm, cây ăn quả.

Theo số liệu năm 2014, xã Bình Sơn có 1.039,94ha đất lâm nghiệp (chiếm 37% diện tích đất tự nhiên của xã). Trong đó có 15,2ha rừng tự nhiên (chiếm 1,5%); còn lại 657,44ha rừng trồng (chiếm 63%), diện tích đã quy hoạch rừng phòng hộ là 368,5ha. Cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn; giá trị kinh tế không nhiều nhưng có ý nghĩa về môi trường ở tiểu vùng, góp phần hạn chế tác hại của thiên nhiên.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)