Xuất giải pháp thích ứng với hạn hán có hiệu quả cao trong sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả thích ứng với hạn hán trong sản xuất

4.6.3. xuất giải pháp thích ứng với hạn hán có hiệu quả cao trong sản xuất

xuất nông nghiệp tại địa phương.

- Thường xuyên theo dõi tình hình hạn hán để kịp thời hướng dẫn người dân trong việc phòng chống và thích ứng với hạn hán.

- Các cấp chính quyền cần phải quan tâm hơn việc đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về khí tượng, nông nghiệp có thể tiếp cận trao đổi trực tiếp với người dân về hạn hán. Nghiên cứu các phương án thích ứng phù hợp cho người dân.

4.6.3.1. Biện pháp công trình

- Chính quyền cần tăng cường công tác quản lý, triển khai kiên cố hóa kênh mương đất, tu sửa, nâng cấp và xây mới hệ thống kênh mương để đảm bảo nước tưới tiêu. Mặt khác, do dòng chảy của sông chưa lưu thông nên cần hoàn thành kế hoạch dòng chảy của sông Công. Thực hiện tốt việc nạo vét kênh mương nội đồng để dẫn và lấy nước nhanh.

- Ngoài nguồn nước trên mặt thì nguồn nước ngầm cũng quan trọng cho việc khai thác nước mùa hạn. Đối với những khu vực có nguồn nước ngầm phong phú thì nên tận dụng và khai thác hợp lý bằng giếng khoan, giếng khơi để tăng them nguồn nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Cần lắp đặt thêm hệ thống trạm bơm để tăng thêm nguồn nước, hỗ trợ cho các vùng tưới.

- Phải tập trung thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa để thuận tiện hơn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Áp dụng biện pháp tưới luân phiên giữa các hệ thống thủy lợi, trong từng hệ thống cũng cần phải bố trí tưới luân phiên theo từng cấp kênh, tăng thời gian tưới cho vùng cuối kênh lấy nước khó khăn.

- Quy hoạch phát triển thủy lợi quy mô vừa và nhỏ, áp dụng các biện pháp truyền thống và hiện đại để sử dụng nước có hiệu quả như tưới phun sương, nhỏ giọt,…

4.6.3.2. Chuyển đổi cơ cấu, sử dụng các giống có khả năng chống chịu hạn

- Chuyển đổi hợp lý cơ cấu và mùa vụ cây trồng hợp lý trong các năm có hạn. Phát huy lợi thế của vùng trồng để trồng các cây chịu hạn có giá trị kinh tế cao. Tìm hiểu và thử nghiệm các loại giống mới phù hợp với địa phương, từ đó ổn định trong sản xuất.

- Có chương trình gieo trồng cụ thể cho từng loại cây và thống nhất về giống để tránh tình trạng bùng phát sâu bệnh khó kiểm soát. Do nhu cầu nước tưới của các loại cây trồng khác nhau nên việc quy hoạch khu vực gieo trồng là cần thiết để cung cấp lượng nước phù hợp.

4.6.3.3. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp

Các biện pháp kỹ thuật canh tác từ khi gieo trồng đến thu hoạch, các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh... cần được nghiên cứu để phù hợp với điều kiện hạn hán bao gồm:

- Sử dụng các vật liệu tự nhiên và nhân tạo để giữ ẩm cho cây trồng vùng khô hạn.

- Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ về phòng trừ sâu bệnh và canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, sinh học. Các mô hình sản xuất sạch, sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp cần nhân rộng và huy động đông đảo nông dân hưởng ứng thông qua các đoàn thể, hội nhóm.

- Nghiên cứu, áp dụng các mô hình mang lại hiệu quả sản xuất vừa có ý nghĩa tích cực về mặt môi trường như: mô hình ứng dụng và phát triển hệ thống thâm canh kết hợp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng với tiết kiệm nước cho cây lúa; ứng dụng quy trình phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học, quy trình sản xuất sạch VietGap... các mô hình này cần được tiếp tục nhân rộng và phổ biến đến hộ sản xuất nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất và thích ứng với hạn hán.

4.6.3.4. Nâng cao nhận thức người dân.

Nâng cao nhận thức người dân về môi trường, hạn hán và chống thoái hóa đất. Chính quền địa phương cần mở các buổi tập huấn phổ biến những kỹ thuật mới, giống mới trong trồng trọt. Khuyến khích người dân mạnh dạn áp dụng các mô hình sản xuất mới, nhằm thử nghiệm các mô hình sản xuất bền vững và phát triển nhân rộng, hạn chế bỏ hoang đồng ruộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 78)