Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 72)

Chỉ tiêu Công thức CV % LSD 0.05 I II III Mật độ (cây/m2) 40,0 40,0 40,0 Số quả/cây 20,0 28,0 33,0 Số hạt/quả 1,4 1,7 1,6 P1000 hạt (g) 94,3 102,1 97,5 Năng suất lý thuyết (tạ/ha) 10,5 19,4 20,6

Năng suất thực thu (tạ/ha) 11,3 13,0 13,7 4,6 1,32 Năng suất thực thu so với đối

chứng (%)

100,0 115,0 121,2

Che phủ nilong (công thức III) cao hơn so với phủ rơm rạ (công thức II), công thức đối chứng thấp nhất với 20 quả/cây. Số hạt/quả biến động không nhiều giữa các công thức. Khối lượng 1000 hạt là 97,5 gam và 102,1 gam; các trị số đều cao hơn công thức đối chứng. Các công thức áp dụng biện pháp giữ ẩm đều cho năng suất cao hơn đối chứng.

Về năng suất, che phủ rơm rạ (công thức II) và che phủ bằng nilong (công thức III) năng suất thực thu đạt được 13 tạ/ha và 13,7 tạ/ha.

Như vậy, so sánh các biện pháp giữ ẩm, ta thấy công thức che phủ nilong giữ ẩm tốt hơn và cho năng suất cây đậu tương cao hơn so với che phủ bằng rơm rạ và công thức đối chứng. Biện pháp che phủ bằng nilong tốn công lao động, chi phí và thời gian hơn nên trên địa bàn xã Bình Sơn chưa áp dụng nhiều. Tuy nhiên qua thí nghiệm, ta nhận thấy hiệu quả của biện pháp che phủ bằng nilong khá rõ rệt và dễ thực hiện. Địa phương nên khuyến khích người dân thực hiện.

4.6. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÍCH ỨNG VỚI HẠN HÁN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

4.6.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện các giải pháp thích ứng của người dân với hạn hán giải pháp thích ứng của người dân với hạn hán

4.6.1.1 Đánh giá SWOT các biện pháp

Các biện pháp thích ứng của người dân xã Bình Sơn trong trồng các loại cây hàng năm. Theo lịch thời vụ gieo trồng thì cây trồng thường gặp phải các hiện tượng thời tiết hạn hán nên sinh trưởng, phát triển và năng suất thấp. Để thích ứng với hạn hán thì mỗi vụ cần phải điều chỉnh thời gian gieo trồng để tránh những điều kiện bất lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 72)