Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 40)

3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn sẵn có bao gồm các sách, báo, internet, tạp chí khoa học, các đề tài nghiên cứu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.

- Thu thập số liệu thống kê, báo cáo kết quả sản xuất hàng năm về:

+ Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Bình Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

+ Số liệu các yếu tố khí tượng (nhiệt độ không khí, lượng mưa, số giờ nắng, độ ẩm) từ năm 1991 đến năm 2017 thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

+ Số liệu thống kê diễn biến năng suất các cây trồng chính, diện tích và sản lượng xã Bình Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2017.

- Thu thập các báo cáo liên quan đến ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến sản xuất và đời sống của người dân địa phương.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.4.2.1. Điều tra phỏng vấn người dân bằng phiếu câu hỏi có cấu trúc

Điều tra phỏng vấn nông hộ ở các xóm của xã để đánh giá tác động của hạn hán và giải pháp thích ứng theo mẫu phiếu điều tra đã được soạn trước. Tiến hành phỏng vấn 40 hộ chọn một cách ngẫu nhiên trong toàn bộ các hộ của xã.

Nội dung phiếu điều tra gồm có: loại hình sản xuất của người dân (trồng rau, hoa màu, lúa,…), giống cây trồng, diện tích, năng suất...

Nhận thức người dân về ảnh hưởng của hạn hán đối với sản xuất và đời sống như ảnh hưởng của thời tiết khô hạn tới năng suất cây trồng, sâu bệnh hại, thời tiết gây thiệt hại gì trong sản xuất….

Giải pháp thích ứng của người dân trong các hoạt động sản xuất và đời sống (phương pháp làm đất, cơ cấu giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, thuốc BVTV, luân canh cây trồng, thời vụ,...).

3.4.2.2. Phương pháp họp nhóm

Các buổi họp nhóm đã tiến hành cụ thể như sau:

STT Nội dung phỏng vấn Đối tượng

tham gia

Ngày và địa điểm họp nhóm 1 Xác định lịch thời vụ và thiên tai, sâu bệnh. Nhóm 6 người Buổi sáng ngày 11 tháng 12 năm 2017, họp tại UBND xã

2 Vẽ sơ đồ khu vực đánh giá Nhóm 5 người

Buổi sáng ngày 17 tháng 12 năm 2017, tại xóm Bá Vân 3

3 Phân tích SWOT và sơ đồ Venn

Nhóm 6 người

Buổi chiều ngày 25 tháng 12 năm 2017 họp tại UBND

Tổ chức họp người dân theo các nhóm có thành phần khác nhau về giới tính với độ tuổi từ 40 đến 65 tuổi, kinh nghiệm làm nông nghiệp, mỗi nhóm 5 - 6 người. Bao gồm có 3 người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, 1 cán bộ xóm, 1 thành viên hội nông dân, 1 thành viên đoàn thanh niên.

Các công cụ thảo luận nhóm (ICRAF, 2015) như vẽ sơ đồ thôn xã, thiết lập lịch thời vụ cây trồng và thiên tai, sơ đồ Venn đánh giá mực độ chi phối tới các giải pháp thích ứng, người dân đề xuất chiến lược thích ứng với hạn hán, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của các giải pháp thích ứng. Tổng hợp để đưa ra các giải pháp thích ứng với hạn hán có hiệu quả và phù hợp ở địa phương.

3.4.2.3. Thử nghiệm một số biện pháp giữ ẩm chống hạn cho cây đậu tương vụ đông

Thử nghiệm các biện pháp giữ ẩm, chống hạn cho đậu tương DT84 gieo ngày 25 tháng 9/ 2017. Thử nghiệm tiến hành trên ruộng của gia đình cô Nguyễn Thị Ngọc thuộc xóm Bình Định 1 có 3 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

Diện tích ô thử nghiệm là 10 m2 (5,9m x 1,7m).

Tổng diện tích thí nghiệm: 90m2 (không kể rãnh và dải bảo vệ). Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 0,3m

Mật độ trồng: 40 cây/m2. Công thức của thử nghiệm gồm có:

Công thức I: gieo trồng không áp dụng biện pháp giữ ẩm (đối chứng). Công thức II: phủ rơm rạ để giữ ẩm.

Công thức III: sử dụng nilon che phủ giữ ẩm . Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ D ải b ảo v ệ I1 III1 II1 D ải bả o v ệ III2 II2 I2 III3 I3 II3 Dải bảo vệ

Thử nghiệm triển khai đều đảm bảo các yếu tố phi thí nghiệm đồng đều ở các công thức. Bón phân, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật trồng đậu tương của phòng NN&PTNT của thành phố.

Các số liệu thu thập được xử lý trên máy tính theo chương trình IRRISTAT.

+ Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm Chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng

Lấy mẫu 5 cây theo đường chéo góc của mỗi ô thí nghiệm để đo chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng (cm).Trên 9 ô thí nghiệm mỗi lần đo: số quả trên cây, số hạt/quả (TB 5 cây), trọng lượng 1000 hạt (g), năng suất thực thu (tạ/ha), năng suất lý thuyết (tạ/ha).

Xác định độ ẩm đất: lấy mẫu đất ở các ô thí nghiệm theo theo phương pháp khoan định kỳ 15 ngày/lần ở 3 tầng đất:

- Tầng 1 : 0 - 10 cm (lớp đất mặt) - Tầng 2: độ sâu 10 - 20 cm - Tầng 3: độ sâu 20 - 30 cm

Độ ẩm đất xác định bằng phương pháp cân và sấy khô kiệt ở 1050C theo các bước:

- Cân lần 1: cân mẫu đất tại ruộng (Trọng lượng đã trừ bì: P1) - Cân lần 2: cân sau khi sấy khô kiệt (Trọng lượng đã trừ bì: P2) Độ ẩm tuyệt đối tính theo công thức:

(P1 - P2)

W1% = ... x 100 P2

3.4.2.4. Phương pháp tính chỉ số ẩm

Theo Krísnan và Mukhtar Singh (1972), chỉ số ẩm MI tính theo công thức: (R- PET)

MI = ... x 100 PET

Trong đó: R tổng lượng mưa (mm)

PET: Bốc thoát hơi nước tiềm năng (mm)

Chỉ số ẩm (MI) đánh giá theo các cấp tương ứng với đặc điểm khí hậu:

Bảng 3.1. Các cấp chỉ số ẩm MI và đặc điểm khí hậu

Giá trị của MI Mức đáp ứng ẩm Giá trị của MI Mức đáp ứng ẩm

< - 80 1. Thiếu nghiêm trọng -60 đến 0 4. Thiếu ẩm -80 đến -60 2. Rất thiếu ẩm > 0 5. Đủ ẩm

Nguồn: Krisnan A. và Mukhtar Singh (1972)

Chỉ số ẩm MI (Moisture Index) là đại lượng biểu thị khả năng đáp ứng nước để duy trì độ ẩm cho cây trồng trong giai đoạn khí hậu khô hạn.

Phương pháp xác định bốc thoát hơi nước tiềm năng (PET):

Bốc thoát hơi nước tiềm năng (Potiential Evapo-Transpiration - PET) được xác định thông qua bức xạ tổng cộng và nhiệt độ trung bình giai đoạn theo phương pháp của Monteith J.L. đã được FAO (1991) ứng dụng khi lập phần mềm CROPWAT..

PET được tính theo công thức:

Qs(0,025ts + 0,08) PET = --- 59

Trong đó: Qs là bức xạ tổng cộng trong tháng (cal/cm2/tháng); ts là nhiệt độ trung bình tháng (0C).

 Bức xạ tổng cộng (Q) tính theo bức xạ quang hợp (PAR) như sau: Bức xạ tổng hợp (Q) và bức xạ quang hợp (Photosynthesis Ative Radiation - PAR) được tính gián tiếp thông qua số giờ nắng theo phương trình hồi quy ở vùng trung du Bắc Bộ của Viện Khí tượng thủy văn cho từng ngày cụ thể. Bức xạ tổng hợp tính gần đúng bằng 2 lần bức xạ quang hợp (Q = 2PAR). Bức xạ quang hợp được tính cho từng ngày ở các tháng trong vụ theo các phương trình sau đây:

Bảng 3.2. Tương quang giữa số giờ nắng và bức xạ quang hợp

Tháng I PAR = 15,80SS + 71,35 r1 = 0,92 Tháng II PAR = 21,25SS + 66,40 r2 = 0,97 Tháng III PAR = 20,5 SS + 76,30 r3 = 0,99 Tháng IV PAR = 23,5SS + 77,70 r4 = 0,97 Tháng V PAR = 21,20SS + 113,60 r5 = 0,99 Tháng VI PAR = 19,70SS + 127,50 r6 = 0,91 Tháng VII PAR = 21,20.SS + 107,10 r7 = 0,95 Tháng VIII PAR = 19,55.SS + 106,80 r8 = 0,99 Tháng IX PAR = 21,00.SS + 91,80 r9 = 0,98 Tháng X PAR = 18,80.SS + 79,10 r10 = 0,91 Tháng XI PAR = 16,90.SS + 70,35 r11 = 0,98 Tháng XII PAR = 16,55.SS + 65,60 r12 = 0,98

Trong đó: PAR: bức xạ quang hợp trong ngày (cal/cm2/ngày). SS: số giờ nắng trong ngày (h).

Nguồn: Ngô Sỹ Giai (1996)

3.4.2.5. Khảo sát thực địa

Quan sát, chụp ảnh nhằm thu được các thông tin một cách trực quan trên địa bàn nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Bình Sơn là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc thành phố Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. Có tổng diện tích tự nhiên là 2.800ha. Có vị trí địa lý:

- Phía Đông giáp với xã Bá Xuyên .

- Phía Tây giáp với xã Phúc Tân, Phúc Thuận - Thị xã Phổ Yên. - Phía Nam giáp với xã Vinh Sơn.

- Phía Bắc giáp với xã Thịnh Đức và Tân Cương - Thành phố Thái Nguyên. Xã Bình Sơn gồm 25 xóm: Bình Định 1, Bình Định 2, Bình Định 3, Bá Vân 1,Bá Vân 2, Bá Vân 3, Bá Vân 4, Bá vân 5, Trung Tâm, Long Vân, Xuân Đăng 1, Xuân Đăng 2, Xuân Đãng 3, Na Vùng, Đông Hưng, Cây Lá, Linh Sơn, Phú Sơn, Kim Long 1, Kim long 2, Khe Lim, Lát Đá, Tân Sơn, Tiền Tiến, Tân Tiến.

Xã cách trung tâm thành phố Sông Công 7km về phía Tây Bắc, lại có các đường liên huyện, liên xã đã được rải nhựa và bê tông hóa. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác.

Hình 4.1. Sơ đồ của xã Bình Sơn

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình xã Bình Sơn mang đặc điểm của một xã vùng trung du miền núi. Địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là gò đồi và chuyển tiếp với độ cao là 80 - 100m, một số đồi cao khoảng 150m, nền đất dốc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Nhìn chung địa hình của xã tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi. Hướng tới tập trung đầu tư phát triển nhanh các loại cây kinh tế mũi nhọn như: lúa, chè, trồng rừng.

4.1.1.3. Khí hậu

Điều kiện khí hậu ở xã Bình Sơn thuận lợi cho phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Xã Bình Sơn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên mùa hè ở đây thường nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, ít mưa, ít chịu ảnh hưởng của bão.

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm cho thấy :

- Nhiệt độ trung bình trong khoảng 22oC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 36,5oC, vào mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp nhất là 7oC.

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1700 - 2000mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 5 năm sau, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.

- Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 đến 1750 giờ, số giờ nắng tháng lớn nhất là 214 giờ vào tháng 6 và thấp nhất vào tháng 3 với 25 giờ, phân phối tương đối đồng đều cho các tháng trong năm.

- Độ ẩm trung bình là 82%, chênh lệch giữa các tháng trong năm là không đáng kể.

Nhìn chung, khí hậu thời tiết ở Bình Sơn phù hợp cho cây trồng, vật nuôi phát triển. Thích hợp cho trồng chè và lúa. Có tiềm năng và thế mạnh để phát triển nông - lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi.

4.1.1.4. Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên là 2.800ha, chủ yếu là đất đồi núi.

- Đất phù sa (Pb): diện tích là 93,52 ha chiếm 3,34% diện tích tự nhiên của xã. Là tầng đất được bồi đắp hàng năm, loại đất có thành phần cơ giới chủ yếu từ thịt nhẹ đến trung bình, thích hợp cho việc trồng lúa và một số cây trồng hàng năm khác. Phân bố dọc sông Công.

tự nhiên. Lớp đất trên mặt (tầng canh tác) có màu trắng hoặc xám trắng là tầng đặc trưng của đất xám bạc màu. Có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém hoặc không có kết cấu. Đất chua, nghèo dinh dưỡng, thường xuyên khô hạn. Đất này được sử dụng vào sản xuất nông - lâm nghiệp với các loại cây trồng khác nhau như chè, ngô, khoai, lúa, các cây họ đậu.

- Đất dốc tụ: có diện tích là 451,2ha chiếm 16,11% diện tích đất tự nhiên. Phân bố rải rác trên địa xã ở ven chân sườn dốc được tích tụ bởi các sản phẩm xói mòn từ sườn đồi núi dốc, đất thô lẫn nhiều cuội sỏi. Đất có phản ứng chua đến rất chua, các chất dinh dưỡng và hàm lượng mùn nghèo, đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Đa phần đất dốc tụ trên địa bàn xã được khai thác vào trồng lúa nước và trồng màu.

- Đất xám feralit trên phiến thạch sét (Xfs): có diện tích 1.324,5 ha chiếm 47,30% diện tích đất tự nhiên. Ðất này có thành phần cơ giới trung bình và nặng, thường có kết cấu cục, lớp đất mặt khá tơi xốp. Hàm lượng mùn khá, nhưng các chất dinh dưỡng khác như lân, kali tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo. Phản ứng của đất chua đến rất chua. Đất này có diện tích khá lớn hiện đang được sử dụng rất có hiệu quả trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Thích hợp cho việc trồng chè và cây rừng; các loại cây ăn quả như vải, cam, nhãn.... Cần thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn, các mô hình nông lâm kết hợp để hạn chế sự thoái hoá đất.

4.1.1.5. Thủy văn, nguồn nước

Chảy qua địa bàn thị xã theo hướng Bắc - Nam là dòng sông Công. Sông Công là một trong ba phụ lưu của sông Cầu. Sông Công là hệ thống sông chính chảy bao quanh địa bàn thị xã từ phía Bắc đến phía Đông chảy qua địa bàn xã Bình Sơn dài khoảng 11,78km. Ngoài ra còn có 10 con suối nhỏ. Diện tích vùng nước mặt là 170ha.

Có công trình hồ Ghềnh Chè nằm ở phía Tây Bắc của xã có diện tích khoảng 78,8ha; dung lượng nước khoảng 2,89 triệu m3 phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của 17 xóm trên toàn xã, đặc biệt là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư xây dựng điểm du lịch sinh thái trong tương lai.

Hiện nay chưa có số liệu thống kê, đánh giá về nguồn nước ngầm, nhưng qua khảo sát một số hộ trong khu vực của xã cho thấy nước ngầm tầng nông (4 - 5m) khá dồi dào, đang được khai thác bằng hệ thống giếng khoan, giếng đào phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu cho nhân dân trong vùng.

Hệ thống thủy lợi đáp ứng được trên 75% diện tích tưới chủ động cho 2 vụ lúa và cây màu của xã. Nguồn nước khá dồi dào, trữ lượng tương đối lớn cơ bản đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt. 4.1.1.6. Tài nguyên thực vật và rừng

Thực vật ở xã Bình Sơn khá đa dạng và phong phú, bao gồm các cây trồng hàng năm như lúa, ngô, lạc,..., cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm, cây ăn quả.

Theo số liệu năm 2014, xã Bình Sơn có 1.039,94ha đất lâm nghiệp (chiếm 37% diện tích đất tự nhiên của xã). Trong đó có 15,2ha rừng tự nhiên (chiếm 1,5%); còn lại 657,44ha rừng trồng (chiếm 63%), diện tích đã quy hoạch rừng phòng hộ là 368,5ha. Cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn; giá trị kinh tế không nhiều nhưng có ý nghĩa về môi trường ở tiểu vùng, góp phần hạn chế tác hại của thiên nhiên.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động

Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động xã Bình Sơn

TT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tổng dân số người 8.460 100

2 Thành thị người 0 0

3 Nông thôn người 8.460 100 4 Mật độ dân số người/km2 302 - 5 Lao động người 4.487 53,03

Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Sông Công (2017)

Xã Bình Sơn có 25 đơn vị hành chính cấp xóm. Theo số liệu điều tra tại thời điểm năm 2016 toàn xã có: 2.256 hộ, gồm 8.460 nhân khẩu, dân số nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 40)