Nhận thức của người dân về ảnh hưởngcủa hạn hán đến sâu bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 63)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Nhận thức của người dân về ảnh hưởngcủa hạn hán đến hệ thống cây

4.3.3. Nhận thức của người dân về ảnh hưởngcủa hạn hán đến sâu bệnh

Theo số liệu điều tra ta thấy có 52,5% hộ gia đình được phỏng vấn cho rằng sâu bệnh hại cây trồng có xu hướng tăng, 42,5% cho rằng không phát sinh sâu bệnh hại cây trồng và chỉ có 5% hộ dân cho rằng dịch bệnh giảm đi khi gặp điều kiện khí hậu khô hạn. Khi điều tra về mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp tại xã Bình Sơn, cho thấy phần lớn các nông hộ đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ đạo từ phòng nông nghiệp của xã. Người dân không quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, luân canh xen vụ nên cũng giảm đi được phần nào thiệt hại do sâu bệnh nên không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Hình 4.9. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của hạn hán đến sâu bệnh

Nguồn: Phỏng vấn nông hộ (2017)

Theo ý kiến của cán bộ và người dân địa phương nguyên nhân xuất hiện và phát triển sâu bệnh là do:

-Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loại sinh vật làm mất đi hoặc thay đổi các mắt xích trong chuỗi thức ăn dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài sinh vật, thiên địch và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại sâu bệnh mới.

-Phương thức sản xuất - cách thức chăm bón cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự xuất hiện của sâu bệnh trên đồng ruộng.

-Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách đang là vấn đề báo động, thuốc bảo vệ thực vật sẽ là tốt nếu sử dụng theo đúng tiêu chuẩn, tuy nhiên điều này không phải người dân nào cũng có thể tuân thủ một cách nghiêm túc

-Do tình trạng của đất khi đưa vào sản xuất, việc không xử lý đất bằng vôi bột hoặc phơi ải, ngâm đất trong nước vào thời gian hợp lý trước khi đưa vào gieo trồng.

Cây đậu tương: Bệnh héo cây con hoặc héo khô cây có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng cây con bị thiệt hại nặng nhất, ở gốc thân cây con thường bị úng và teo lại, cây bị ngã ngang khi lá còn xanh. Bệnh khảm vàng cây bị bệnh thường ra ít hoa, quả chín muộn, số quả trên cây, số hạt trên quả và trọng lượng hạt đều giảm.

52,5% 42.5%

5%

Đối với cây lúa đây là loại cây trồng chính trên địa bàn nghiên cứu và cũng là một trong những đối tượng chính bị sâu bệnh, dịch hại phá hoại. Bảng 4.7 dưới đây là ý kiến người dân về dịch bệnh trên cây lúa:

Bảng 4.7. Quan điểm của người dân về sâu bệnh hại trên cây lúa khi gặp hạn hán khi gặp hạn hán

Sâu bệnh Đặc điểm

1. Đạo ôn, Khô vằn lá Khô hạn kéo dài, kèm theo mưa đột ngột sẽ làm xuất hiện và gia tăng bệnh. Đặc biệt vào vụ hè thu.

2. Nghẹn cổ đòng Bệnh thường xảy ra vào vụ hè thu, khi thời tiết nắng nóng kéo dài, cây trồng thiếu nước tưới, đặc biệt vào thời kỳ trổ hoa, làm đòng. Gây ảnh hưởng lớn đến năng suất.

3. Sâu cuốn lá Thường xuất hiện nhiều vào vụ hè thu. Đặc biệt khi xảy ra tình trạng khô hạn thì sâu cuốn lá phát triển mạnh.

Nguồn: Họp nhóm (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 63)