Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả thích ứng với hạn hán trong sản xuất

4.6.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện các

giải pháp thích ứng của người dân với hạn hán

4.6.1.1 Đánh giá SWOT các biện pháp

Các biện pháp thích ứng của người dân xã Bình Sơn trong trồng các loại cây hàng năm. Theo lịch thời vụ gieo trồng thì cây trồng thường gặp phải các hiện tượng thời tiết hạn hán nên sinh trưởng, phát triển và năng suất thấp. Để thích ứng với hạn hán thì mỗi vụ cần phải điều chỉnh thời gian gieo trồng để tránh những điều kiện bất lợi.

Bảng 4.14. Phân tích SWOT một số biện pháp thích ứng với hạn hán

Các biện pháp người dân thích ứng với hạn hán 1. Biện pháp thay đổi giống chống chịu tốt

Điểm mạnh (S)

- Nguồn giống được cung cấp đầy đủ - Chịu được thời tiết khắc nghiệt - Cái thiện năng suất và chất lượng

Điểm yếu (W)

- Kỹ thuật canh tác mới lạ - Yêu cầu đất đai phải phù hợp - Sâu bệnh có thể nhiều hơn

Cơ hội (O)

- Có rất nhiều giống mới để lựa chọn. - Phù hợp với mục tiêu của khuyến nông

Thách thức (T)

- Mất thời gian học với cách trồng, kỹ thuật chăm sóc giống mới

2. Biện pháp thay đổi thời vụ gieo trồng

Điểm mạnh (S)

- Chủ động trong việc làm đất và gieo cấy - Có các giống mới phù hợp.

- Có nhiều lao động thời kỳ nông nhàn. - Tránh được thời tiết bất lợi.

Điểm yếu (W)

- Gây áp lực cho vụ trước. - Khó khăn về nước tưới. - Ảnh hưởng tới sinh trưởng.

Cơ hội (O)

- Có trợ giúp từ chính quyền địa phương. - Sự hợp tác, đồng tình của làng xóm.

Thách thức (T)

- Thời tiết biến động thất thường. - Đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc tốt.

3. Khơi dòng thích ứng với hạn hán

Điểm mạnh (S)

- Có được nước tưới khi gặp hạn hán

Điểm yếu (W)

- Mất nhiều lao động, công sức - Cần chi phí và thời gian

Cơ hội (O)

- Chính quyền quan tâm hỗ trợ - Lắp máy bơm tại các đồng ruộng.

Thách thức (T)

- Lao động vất vả - Thời gian gấp rút

4. Chống rét hại cho cây trồng bằng tro bếp, rơm rạ

Điểm mạnh (S)

- Sẵn có trong bếp của gia đình - Biện pháp đơn giản, ít tốn công

Điểm yếu (W)

- Cây mạ có thể bị chết do khô hanh - Rét hại kéo dài thì thiếu tro bếp

Cơ hội (O)

- Địa phương khuyến khích - Người dân dễ dàng tực hiện

Thách thức (T)

- Nhiều hộ sử dụng bếp điện, bếp ga không có tro bếp.

5. Dùng phân bón thúc và thuốc bảo vệ thực vật

Điểm mạnh (S)

- Giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt - Cho năng suất cao

- Sâu bệnh bị tiêu diệt kịp thời

Điểm yếu (W)

- Ảnh hưởng xấu đến môi trường - Giá cả đắt đỏ, tốn công

- Hại sức khỏe

Cơ hội (O)

- Chính quyền quan tâm hỗ trợ vốn - Dịch vụ rộng khắp, dễ kiếm

Thách thức (T)

- Sâu bệnh kháng thuốc - Phụ thuộc vào thời tiết.

6. Biện pháp che phủ hoặc quây nilon cho cây trồng

Điểm mạnh (S)

- Giữ ấm cho cây khi gặp hạn hán, rét hại - An toàn hơn rắc tro bếp

- Hạn chế được chuột, côn trùng hại cây trồng

Điểm yếu (W)

- Mất nhiều công lao động

-Tốn chi phí mua nilon và khung tre

Cơ hội (O)

- Phù hợp với ý kiến của địa phương

Thách thức (T)

- Đòi hỏi đầu tư vật liệu - Mất nhiều thời gian.

Nguồn: Họp nhóm (2017)

Trong các giải pháp trên thì biện pháp thay đổi thời vụ cây trồng được cho là hiệu quả cao, vì biện pháp này có thể hạn chế được tác động trực tiếp của hạn hán nhờ gieo trồng sớm ở địa phương, không tốn nhiều chi phí.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp thích ứng với hạn hán trong xã thì người dân địa phương cũng đã gặp phải một số khó khăn nhất định như thiếu lao động, thời gian thực hiện, thiếu vốn, kỹ thuật trồng những loại giống mới,…Đó là những khó khăn dễ nhận thấy, chính những khó khăn này cũng đã ảnh hưởng tới hiệu quả của việc thích ứng với hạn hán của người dân địa phương.

Hầu hết người dân đều cho rằng các biện pháp thích ứng đều có hiệu quả. Vì khi xảy ra hạn hán ở mức độ nhất định thì việc áp dụng các biện pháp thích ứng vẫn cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên, tùy từng mức độ hạn hán mà các biện pháp cho hiệu quả khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)