Hạn hán ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Nhận thức của người dân về ảnh hưởngcủa hạn hán đến hệ thống cây

4.3.4. Hạn hán ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp

Dưới tác động của hạn hán thì thời gian gieo trồng cũng phải thay đổi để phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây. Hạn hán thường xảy ra vào vụ hè thu và vụ đông. Theo như kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn nông hộ thì hầu hết người dân cho rằng lịch gieo trồng vụ hè thu sớm hơn từ 7 đến 15 ngày. Có sự thay đổi như vậy là do vào đầu vụ hè thu hạn hán thường xảy ra, những năm gần đây hạn kéo dài hơn dẫn đến nguồn nước hồ Ghềnh Chè cũng bị giảm, ảnh hưởng đến việc cung cấp nguồn nước tưới tiêu trên toàn xã, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các đợt rét hại. Do đó sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng bị ảnh hưởng, kéo theo việc thay đổi lịch mùa vụ.

Nắng nóng gay gắt thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9, qua bảng 4.2 ta thấy giai đoạn này xảy ra tình trạng thiếu ẩm với mức tần suất từ 3,7 đến 33,3%. Thời điểm này ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa, ngô, lạc và sắn. Tình trạng thiếu ẩm gây ảnh hưởng vào thời kỳ thu hoạch của cây lúa vụ xuân, có thể làm tăng tỷ lệ hạt lép, gây giảm năng suất. Ngoài ra, thiếu ẩm trong thời kỳ bắt đầu trồng ngô và lạc. Giai đoạn nảy mầm của ngô và lạc cần lượng nước lớn gần với khả năng giữ ẩm của đất, đạt khoảng 70 - 80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Theo ý kiến họp nhóm của người dân thì lúa vụ xuân mấy năm gần đây đều trồng sớm khoảng 7 đến 10 ngày, còn vụ ngô và lạc trồng muộn hơn trước khoảng 7 đến 10 ngày.

Bảng 4.8. Lịch thời vụ gắn với các hiện tượng thời thiết cực đoan trong năm

Vụ cây trồng T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Đặc điểm và ảnh hưởng của hạn hán

Vụ xuân Cấy từ tháng 2, thu hoạch cuối tháng 5

Vụ mùa Cấy từ đầu tháng 7, thu hoạch giữa tháng 10

Ngô 2 vụ. Trồng vào tháng 2 và tháng 9.

Lạc

2 vụ. Vụ xuân bắt đầu trồng giữa tháng 1, thu hoạch tháng 4. Vụ hè thu trồng giữa tháng 8, thu hoạch tháng 10.

Khoai lang Trồng đầu tháng 9, thu hoạch giữa tháng 12.

Đậu tương Trồng giữa tháng 9, thu hoạch tháng 12.

Sắn Trồng tháng 3, thu hoạch tháng 1 năm sau.

Rau các loại Trồng giữa tháng 10 thu hoạch cuối tháng 1.

Thời tiết khô hạn

Nắng nóng

Nắng nóng gay gắt nhất thường xuyên diễn ra và tầm tháng 6, tháng 7, ảnh hưởng lớn đến lúa. Nguồn nước tưới cho vụ lúa mùa bị giảm, có 1 số thời gian không đủ nước tưới.

Thiếu nước

Ảnh hưởng tới năng suất của rau vụ đông.

Rét hại

Ảnh hưởng lớn tới vụ đông, thời tiết lạnh khiến thời gian sinh trưởng chậm, rét hại cũng ảnh hưởng tới vụ lúa xuân, làm mạ chết.

Rét hại xảy ra vào tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Tình trạng thiếu nước tưới diễn ra từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Thời điểm này xuất hiện tình trạng thiếu ẩm đến thiếu ẩm nghiêm trọng. Từ bảng 4.2 ta thấy mức thiếu ẩm nghiêm trọng xuất hiện với tần suất cao từ 22,2 đến 44,4 trong giai đoạn 1991 - 2017. Gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây rau vụ đông, cấy lúa vụ xuân. Vụ trồng đậu tương và khoai lang tùy vào đặc điểm thời tiết có thể trồng sớm hơn so với trước đây 7 ngày. Với những năm tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài và bất thường, thì vụ lúa xuân thì ngưng cấy, đợi khi nhiệt độ ấm hơn thì gieo cấy tránh gây chết mạ ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.

Tùy thuộc vào diễn biến thời tiết từng năm, theo dõi dự báo thời tiết, lịch thời vụ được thay đổi dựa theo kinh nghiệm trồng trọt của người dân và chỉ đạo của tỉnh, thành phố để đạt được năng suất mùa vụ cao nhất, hạn chế được các ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)