Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 51)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động

Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động xã Bình Sơn

TT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tổng dân số người 8.460 100

2 Thành thị người 0 0

3 Nông thôn người 8.460 100 4 Mật độ dân số người/km2 302 - 5 Lao động người 4.487 53,03

Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Sông Công (2017)

Xã Bình Sơn có 25 đơn vị hành chính cấp xóm. Theo số liệu điều tra tại thời điểm năm 2016 toàn xã có: 2.256 hộ, gồm 8.460 nhân khẩu, dân số nông thôn là 8.460 người chiếm 100%. Mật độ dân số trung bình ở xã Bình Sơn khoảng 302 người/km2. Thành phần dân tộc đa số là người Kinh và có một ít bộ phận người Tày.

Toàn xã có 4.487 lao động trong độ tuổi chiếm 53,03% dân số chung, trong đó lực lượng lao động chính là 3.025 người. Trình độ lao động chủ yếu là lao động phổ thông. Do vậy, năng suất lao động thấp, cơ cấu lao động trong các ngành nghề còn nhiều bất cập chưa đáp ứng với yêu cầu và xu hướng phát triển của xã hội. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ mang tính thời vụ chưa phát triển dẫn đến tình trạng thiếu việc

nghề khác nhằm giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân là rất cấp thiết. 4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Hệ thống đường giao thông: Địa bàn xã không có đường tỉnh lộ chạy qua, không có giao thông đường sắt và đường sông. Trên địa bàn xã có trục đường liên xã mới được xây dựng là tuyến giao thông huyết mạch, phục vụ giao thương với các khu vực xung quanh như: tuyến từ xã Vinh Sơn - Bình Sơn - Đèo Nhỡn. Hiện nay đường liên xã đã cứng hóa được 11,5km, chưa được cứng hóa 5,1km. Đường trục xã có tổng chiều dài 11,8km, hiện nay đã cứng hóa được 4,2km. Các tuyến đường liên xóm khá phát triển, phần lớn đã được nâng cấp, mặt đường đa số đã được cứng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa trong xã, các địa phương khác trong và ngoài xã. Tổng chiều dài đường trục xóm là 58,043km, tính đến tháng 11/2015 xã đã thực hiện bê tông hoá đạt tiêu chuẩn đường cấp A hoặc B với chiều dài là 31,65km đạt 54,53%

Đường trục chính nội đồng với tổng chiều dài 17,4km đường đất, nền đường hẹp, khó khăn cho các phương tiện cơ giới hoạt động. Cầu treo Bình Sơn bắc qua Sông Công nối liền xã Thịnh Đức - thành phố Thái Nguyên, hiện tại đang bị xuống cấp, cây cầu này chỉ phục vụ đi lại cho người đi bộ và các phương tiện như xe máy, xe đạp. Ngầm Cầu tràn có chiều dài 70m, nối liền giữa xã Bình Sơn và xã Thịnh Đức nhưng về mùa mưa nước dâng cao không thể tham gia giao thông vào tuyến đường này được.

Thủy lợi, nước sinh hoạt: Trên địa bàn xã có hồ Ghềnh Chè diện tích 78,8ha, với sức chứa 2.89 triệu m3 nước, hồ Trầm Mó diện tích 1,5ha, có 2 trạm bơm điện, 3 tuyến kênh chính. Tổng chiều dài hệ thống kênh mương của xã là 37,1km. Diện tích đất canh tác lúa được chủ động tưới tiêu chiếm 67%, diện tích đất trồng chè được chủ động tưới tiêu chiếm 50,25%. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu và cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn trong giai đoạn trước mắt.

Hệ thống điện: Năm 2009 xã đã thực hiện xóa bán tổng và bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý. Xã có 11 trạm biến áp, có 100% số hộ dùng điện lưới quốc gia. Tuy nhiên hệ thống đường dây hạ thế do nhân dân đóng góp xây dựng và đưa vào sử dụng từ 7 -10 năm, số hộ dân sử dụng điện quá lớn trên một trạm, đường dây điện trần mắc qua triền núi, rừng cây tổn hao điện lớn, một số xóm vùng sâu vùng xa như Kim Long, Khe Lim, Lát Đá, Tân Sơn, Tiền Tiến, Linh Sơn, Phú Sơn, Na Vùng điện quá yếu không đáp ứng nhu cầu sử dụng điện

trong sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Như vậy, cơ sở hạ tầng đã từng bước củng cố và phát triển góp phần vào việc sản xuất và giao lưu buôn bán trong vùng được thuận lợi.

4.1.2.3. Giáo dục đào tạo, y tế

- Giáo dục: Toàn xã có 04 trường với 03 cấp học. Tổng số giáo viên là 124 giáo viên và 1.427 học sinh. Trong đó khối mầm non có 342 trẻ, khối tiểu học có 635 học sinh, khối trung học cơ sở có 450 học sinh. Các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học đề ra. Các trường học đều đã đạt chuẩn Quốc gia cấp độ I.

- Y tế: Trạm y tế xã Bình Sơn cách trụ sở UBND xã 500m, ngay gần tr- ường THCS Bình Sơn và trường tiểu học Bình Sơn 1 với tổng diện tích 930m2, hiện nay trạm đang được đầu tư xây dựng nhà hai tầng dự kiến khi hoàn thành sẽ có 14 phòng chức năng, 08 giường điều trị, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong xã. Tính đến tháng 09 năm 2015 số người dân tham gia các loại hình Bảo hiểm y tế của xã Bình Sơn là: 6.224/ 8.460 người, đạt tỷ lệ 73,57%.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế

Theo kết quả thống kê năm 2016, tổng giá trị sản xuất các ngành sản xuất chính đạt 120,456 tỷ đồng (tính theo giá hiện hành). Trong đó:

- Nông nghiệp: 85,23 tỷ đồng, chiếm 71,8%.

- Công nghiệp - Xây dựng: 20,67 tỷ đồng, chiếm 17,2%. - Thương mại dịch vụ: 14,56 tỷ đồng, chiếm 12%.

Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế xã Bình Sơn năm 2016

Nguồn: UBND xã Bình Sơn (2017)

71.8% 17.2% 12% Nông nghiệp Công nghiệp Thương mại dịch vụ

Cơ cấu giá trị sản xuất giữa các ngành không đều, Nông nghiệp là lĩnh vực chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất cao nhất (71,8%), trong khi đó sản xuất thương mại dịch vụ chỉ chiếm 12%.

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp thì trồng trọt đang chiếm ưu thế và phát triển nhanh với nhiều kiểu canh tác khác nhau, trong đó xã đang chú trọng phát triển cây công nghiệp lâu năm như chè và mô hình nông - lâm kết hợp, chăn nuôi cũng đã có bước phát triển tốt, đã hình thành mô hình trang trại chăn nuôi lợn thịt với quy mô vừa. Ngành công nghiệp và dịch vụ của xã đang phát triển chậm, các ngành dịch vụ nhỏ lẻ chưa tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình hạn hán khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng tại xã bình sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 51)