Quản lý về bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về môitrường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 72)

4.1.3 .Hiện trạng môitrường đất

4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về môitrường huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

4.2.2. Quản lý về bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về môitrường

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du trực thuộc UBND

huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Phòng hoạt động theo sự quản lý, giám sát của

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Tiên Du. Tổ chức

nhân sự hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của phòng Tài nguyên

và Môi trường huyện Tiên Du:

Xét theo Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT – BTNMT – BNV của

Liên Bộ Tài nguyên môi trường và Bộ Nội vụ ngày 15 tháng 07 năm 2008 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan

chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp;

Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT – BTNMT – BNV của Liên Bộ Tài

nguyên môi trường và Bộ Nội vụ ngày 02 tháng 02 năm 2010 về hướng dẫn

nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phòng Tài

nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh về công tác định giá đất; và theo quy chế hoạt động của phòng Tài

nguyên và Môi trường chúng tôi thấy rằng phòng Tài nguyên và Môi trường

huyện Tiên Du đã hoạt động theo đúng như nhiệm vụ, chức năng và quyền

Chú giải:

Chỉđạo: Phối hợp thực hiện: Hướng dẫn thực hiện:

Sơ đồ4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý nhà nước vềmôi trường huyện Tiên Du

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du (2017)

Trong đó, tổ môi trường đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Phòng

thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực tài nguyên môi trường như:

chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cốmôi trường gây ra theo phân công của Uỷ ban nhân dân huyện; tham

mưu cho UBND huyện thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép khai thác và xả thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra,

tham mưu UBND huyện cấp giấy cam kết và đề án BVMT theo thẩm quyền; tổ

chức thực hiện các hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng của Phòng; tổng hợp dự toán chi kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi

trường của các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương.

Trong năm 2015, phòng Tài nguyên và Môi trường có 24 cán bộ (21 cán bộ

UBND huyện Các phòng liên quan PhòngTN&MT huyện UBND xã/thị trấn Cán bộđịa chính và môi trường xã Tổ dân phố, Thôn, xóm Tổ vệ sinh môi trường ở các thôn

Hộgia đình Cơ sở sản xuất kinh

doanh

trong biên chế và 03 cán bộ hợp đồng), chỉ có 05 cán bộ chuyên môn nghiệp vụ

về môi trường, các xã, thị trấn chuyên trách làm công tác quản lý nhà nước về

môi trường. Đến nay, phòng Tài nguyên và Môi trường có 25 cán bộ (trong đó có

23 biên chế và 02 cán bộ hợp đồng); 01 đồng chí phó phòng phụ trách về môi

trường và 04 kỹ sư có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về quản lý môi trường. Phòng TN&MT huyện có trách nhiệm giám sát, đánh giá và điều chỉnh công tác bảo vệmôi trường của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Cơ quan này có trách

nhiệm lập báo cáo về hiện trạng môi trường trên toàn huyện, đồng thời đưa ra

những định hướng, quy hoạch, kế hoạch quản lý chung. Chủ trì công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các đơn vị trên địa bàn tích cực tham gia công tác xã hội hóa thu gom, vận chuyển rác.

Bảng 4.7. Nhân sự hoạt động công tác môi trường tại phòng Tài nguyên và

Môi trường huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017

Năm 2015 2016 2017 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số cán bộ 24 100,00 25 100,00 25 100,00 Số cán bộmôi trường 3 12,50 4 16,00 4 16,00 Đại học 3 12,50 3 12,00 2 8,00 Sau Đại học 1 4,17 1 4,00 2 8,00

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du (2017) Qua bảng 4.7. ta thấy cán bộ phụtrách môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du còn nhiều hạn chế chỉ chiếm 16% tổng số cán bộ của phòng Tài nguyên và

môi trường. Tuy những năm gần đây được sựđầu tư và tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân huyện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộmôi trường tăng đáng

kể tuy nhiên do số lượng cán bộ còn nhiều hạn chế nên công tác quản lý Nhà

nước vềmôi trường trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn.

Quản lý cấp xã

Trên cơ sở chỉ đạo của UBND huyện Tiên Du, UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm quản lí nhà nước về rác thải trên địa bàn. Công tác môi trường tại các xã hiện nay chưa có cán bộ Chuyên trách Môi trường riêng mà chủ yếu do cán bộ địa chính quản lý. UBND xã có trách nhiệm đánh giá đúng thực trạng về

UBND các xã chịu trách nhiệm chủ trì việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán

đối với doanh nghiệp cơ giới chuyên dùng giao khoán dịch vụ vệsinh môi trường. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt,thu phí vệ sinh môi trường đảm bảo yêu cầu về chất lượng, hiệu quả. Việc thu phí với các hộgia đình, các đơn vịcơ quan, trường học… là do các đơn

vị thu gom rác thải chịu trách nhiệm thu phí. Chịu trách nhiệm cương quyết xử lí

các trường hợp cố tình vi phạm các quy định của nhà nước và thành phố vềđảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn.

Phối hợp với các cán bộ làm công tác vệ sinh môi trường tại cấp thôn trong việc hướng dẫn thực hiện, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT và

các quy định của xã về vệsinh môi trường. - Quản lý môi trường ở thôn

Trưởng thôn và cán bộ lãnh đạo thôn thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn thôn. Xây dựng, cụ thể hóa các quy

định, nội quy VSMT trên địa bàn thôn. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các nội quy, quy định của xã và thôn về công tác VSMT trên địa bàn thôn.

Ở mỗi địa phương nhất là cấp xã hiện nay vẫn chưa có cán bộ chuyên trách quản lý về môi trường, việc quản lý này còn để các tổ chức theo từng thôn, xóm thực hiện hoặc có các cán bộ kiêm nhiệm của xã trực tiếp hướng dẫn. Một số đã

thành lập được các đội vệsinh môi trường, song mới chỉ dừng lại ở thu gom chất thải, chưa có tính chất quản lý và ngăn chặn tình trạng làm ô nhiễm môi trường.

Như vậy, nhân lực để quản lý môi trường nói chung và môi trường nói

riêng của huyện hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra cả về số lượng và chất lượng chuyên môn, nhất là cán bộ cấp xã trực tiếp quản lý trên địa bàn. Những cán bộ quản lý này cũng không được thường xuyên tập huấn nghiệp vụ

dẫn đến trình độ quản lý về môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách

trong bối cảnh hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 69 - 72)