Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về môitrường
2.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môitrường
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về môitrường
2.1.4.1.Chính sách quản lý môi trường của Nhà nước và địa phương
Chế độ, chính sách chung của Nhà nước ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý
nhà nước về môi trường, nên để thực hiện mục tiêu phát triển địa phương nói chung, duy trì và phát triển sản xuất nói riêng thì Nhà nước phải chú ý đến khía cạnh xây dựng và phát triển chính sách về quản lý môi trường, cán bộ quản lý
môi trường và người lao động sao cho chúng không trái chiều với các quy định
khác. Quản lý nhà nước về môi trường trong chính sách chung được hiểu là các nội dung về quản lý con người, quản lý quá trình xử lý chất thải…, phục vụ mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nhằm thực hiện
chủ trương phát triển công nghiệp. Điều quan trọng là chính sách quản lý nhà
nước vềmôi trường phải đảm bảo đạt mục tiêu đề ra của Nhà nước nhưng cũng
phải đảm bảo tính hấp dẫn với nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (Nguyễn Thu Trang, 2016).
- Bộ luật môi trường: Bộ luật môi trường quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và những người tham gia sản xuất trong các khu công nghiệp, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc xử lý chất thải công nghiệp góp phần thúc
đẩy sản xuất, bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao
suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả
trong sử dụng và quản lý môi trường, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Tuy nhiên trong thực tế các cơ quản lý nhà nước về môi trường vẫn
gặp không ít những khó khăn trong quá trình áp dụng luật môi trường để giải quyết các vụ việc tranh chấp, xung đột giữa các doanh nghiệp trong KCN. Vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện pháp luật vềmôi trường, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và kịp thời giải quyết những phát sinh, đảm bảo quyền lợi của người lao động và tránh tình trạng “lách luật” của doanh nghiệp (Nguyễn Thu Trang, 2016).
2.1.4.2. Năng lực của cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước về môi trường
Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các Doanh nghiệp KCN. Đây là cơ quan trực tiếp hay gián tiếp ban hành các chính sách, chế độ, đồng thời thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động về quản lý
môi trường tại các doanh nghiệp. Bởi vậy, sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghềlĩnh vực mình quản lý sẽảnh hưởng trực tiếp tới khảnăng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra được những chính sách quản lý đúng đắn hay không? Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lương tâm
trách nhiệm hay không (Đặng Thị Hồng Phương, 2011),
Đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết quả đạt được của các chương
trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi trường. Để các chương trình, dự án đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện và quản lý bảo vệ môi trường cần phải bảo đảm nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ,
năng lực) (ĐặngThị Hồng Phương, 2011).
Bên cạnh đó, thường xuyên nâng cao năng lực của cán bộ các ngành, các cấp trong triển khai và quản lý môi trường. Năng lực triển khai của các cơ quan
chính quyền, cơ quan quản lý của các ngành, các cấp ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý môi trường. Nếu công tác triển khai công tác quản lý môi trường ở
xã, huyện diễn ra chậm sẽ hạn chếđến kết quả và hiệu quả hoạt động bảo vệ môi
trường, trong khi một số nội dung hỗ trợ cho công tác quản lý môi trường mang
Kết quả và hiệu quả quản lý môi trường cao hay thấp còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức của nhà quản lý. Những nơi, địa phương có
kinh nghiệm, những mô hình đã triển khai thành công sẽ là căn cứ quan trọng
trong xác định các giải pháp quản lý môi trường. Vì vậy, cần tổng kết kinh nghiệm làm bài học kinh nghiệm cho quản lý môi trường.
2.1.4.3. Nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường
Sau 40 năm thống nhất đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã dần hồi phục và
bước đầu gia nhập xu hướng phát triển chung của thế giới. Trong quá trình phát triển của đất nước, người dân luôn đóng vai trò “kiểm tra, giám sát”, quyền này ngày
càng đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quản lý
môi trường. Theo Luật bảo vệ môi trường đã ghi nhận quyền được tham gia của
người dân với các vai trò là chủ thể giám sát việc thực hiện quyền lực công;
người sử dụng kết quả các công trình quản lý môi trường hoặc bị tác động trực tiếp bởi hoạt động quản lý môi trường. Luật bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý môi trường bao gồm cả việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối
tác công tư các dự án quản lý, bảo vệmôi trường và đồng thời khẳng định vai trò của người dân, của các cơ quan dân cử trong việc xem xét chủtrương, thẩm định,
đánh giá và giám sát việc quản lý môi trường. Trước đây, khi đánh giá công tác
quản lý môi trường kém hiệu quả thì nguyên nhân kèm theo thường là do thiếu
cơ chếđểngười dân tham gia giám sát hoặc giám sát thiếu thực chất.
Thực tế, tham vấn lấy ý kiến của người dân và cán bộ chính quyền ở một số địa phương cho thấy, ở đâu có sự tham gia của cộng đồng trong lập kế hoạch và giám sát thực hiện công tác quản lý môi trường thì ở đó có sự hài lòng của
người dân. Sự tham gia của người dân đã góp phần đảm bảo hiệu quả quản lý và bảo vệmôi trường; người dân có thông tin đầy đủ, biết rõ công trình làm khi nào, tiến độ ra sao; họ đóng góp ý kiến về thiết kế công trình đảm bảo phù hợp với
văn hóa và điều kiện thực tếở địa phương; người dân giám sát việc thực hiện thi công và góp phần đảm bảo chất lượng công trình nhằm phục vụ công tác bảo vệ môi trường. Ngược lại, khi thiếu vắng sự tham gia và giám sát hiệu quả của
người dân các công trình, dự án quản lý môi trường kém hiệu quả, lãng phí, chưa đáp ứng đúng nhu cầu và hoàn cảnh thực tế tại địa phương, thậm chí gây thiệt hại
2.1.4.4. Trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước về môi trường
Ngày nay, bảo vệmôi trường và phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm lớn trong chính sách phát triển cũng như mọi hoạt động phát triển ở tất cả các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Song sựquan tâm đến
môi trường sẽít có ý nghĩa và các hành động bảo vệmôi trường được đề xuất sẽ
không có hiệu quảnhư mong muốn nếu chúng ta thiếu sự hiểu biết đúng đắn về
trạng thái của môi trường, những thay đổi có thể xảy ra của môi trường và các hậu quả do các hoạt động phát triển gây ra cho môi trường.
Một trong những hạn chế chính trong việc xây dựng các chính sách, ra các quyết định về môi trường ở Việt Nam đó là thiếu thông tin, dữ liệu môi trường tin cậy hoặc thông tin được cung cấp chưa kịp thời, được xửlý chưa thích hợp do các trang thiết bị về dự báo thời tiết, khí hậu, hệ thống quan trắc chưa phát triển.
Những năm qua, mặc dù công tác bảo vệ môi trường đã có những chuyển
biến tích cực, tuy nhiên do quá trình đô thịhoá ngày càng tăng, công nghiệp ngày càng phát triển các máy móc cũ kỹ và công nghệ sản xuất lạc hậu dần được thay thế, dân số tập trung có xu hướng tăng ởcác đô thị, ý thức của người dân được nâng lên,
nhưng chưa trở thành tựgiác, thường xuyên, do vậy mức độ ô nhiễm môi trường có
xu hướng ngày càng gia tăng, có nguy cơ phá vỡ hệsinh thái môi trường.
Những vấn đề cấp bách bảo vệ môi trường còn chưa được giải quyết. Còn có những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có hệ thống quản lý, xử lý chất thải hoặc có xử lý nhưng chưa triệt để. Ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện giao thông. Ô nhiễm bụi do xây dựng công trình, xây dựng đường. Ô nhiễm nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt ngày càng gia tăng, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm
nước ngầm. Môi trường nông thôn, đều đang có nguy cơ ô nhiễm cao.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đềmôi trường đã đề
cập trong Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Nhất thiết phải có
một đơn vị đủ năng lực về kỹ thuật giúp cho các cơ quan chức năng có đầy đủ
thông tin đánh giá một cách chính xác hiện trạng ô nhiễm đã tác động đến môi
trường của các cơ sở sản xuất đang hoạt động, các dựán đầu tư và các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, các thông tin có được qua quan trắc và phân
tích môi trường phải đủđộ tin cậy, chính xác cho phép so sánh và đánh giá một
đòi hỏi không những phải có các phương pháp quan trắc tiêu chuẩn, cán bộ có
năng lực mà còn phải có trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường có độ chính xác cao, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Do đó, cần thiết phải đầu tư
trang thiết bị hiện đại phù hợp với điều kiện thực tếđể phục vụ tốt công tác quan
trắc phân tích môi trường (Hà Thị Minh Chúc, 2015).
2.1.4.5. Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường và tổ chức thu gom, xử lý rác thải
Chính phủ Việt Nam cho rằng: nhiệm vụ bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Chính phủ luôn coi trọng nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục cộng 17
đồng vềmôi trường, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên của
đất nước. Kể từ khi ban hành Luật bảo vệmôi trường, phong trào nhân dân tham gia bảo vệ môi trường đã trở thành hoạt động phổ biến trên toàn quốc. Các tổ
chức xã hội như thanh niên, phụ nữ, các tổ chức phi chính phủ... đã tổ chức hàng
trăm các lớp đào tạo, tập huấn, các hội thảo, hội nghị; xây dựng hàng chục
chương trình truyền hình về các vấn đề bảo vệ môi trường, tổ chức thi vẽ tranh
môi trường cho trẻ em, tổ chức các phong trào vệ sinh môi trường, phong trào trồng cây, tuần lễ quốc gia vềnước sạch và vệ sinh môi trường; phong trào thành phố nông thôn xanh, sạch, đẹp... Các phong trào này đang trở thành nhận thức và
hoạt động thường xuyên của cộng đồng (Phan Như Thúc, 2013).
Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học tiếp tục được chú trọng thông qua triển khai Đềán “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo
dục quốc dân”. Đã xây dựng được các chương trình, giáo trình, tài liệu tích
hợp các nội dung BVMT, xây dựng các băng hình, truyện tranh, pano, áp phích về giáo dục BVMT phục vụ công tác giảng dạy, học tập trong các
trường học trên phạm vi cả nước. Đối với đối tượng là cộng đồng doanh nghiệp vấn đề nâng cao nhận thức, tạo các cơ chế, chính sách hỗ trợnăng lực kỹ thuật và tài chính là những yếu tố quan trọng nhằm cải thiện công tác BVMT tại các doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2011 - 2015, khá nhiều chương trình, dự án đã
tích cực triển khai nhằm khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp từng bước đưa
công tác BVMT vào các khâu hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu được nhiều kết quả khá tốt. Thông qua các hoạt động đào tạo, truyền thông với sự tham gia của các lực lượng trong xã hội đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức BVMT của
người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các cấp, các ngành và toàn xã hội (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
về BVMT đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về BVMT. Các sự kiện lớn về môi trường như Giờ Trái đất, Ngày Trái đất (22/4), Ngày Môi trường thế giới (5/6); Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn... được phát động ở cảTrung ương và địa
phương. Hàng năm, Giải thưởng Môi trường Việt Nam được tổ chức nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước có nhiều thành tích trong sự nghiệp BVMT. Tại Lễ trao tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2015,
50 tổ chức, cá nhân và cộng đồng có thành tích xuất sắc trong công tác BVMT
được lựa chọn và vinh dự đón nhận phần thưởng hay tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứIV, 70 điển hình tiên tiến về BVMT giai đoạn 2011 - 2015 đã được tôn vinh (Phạm Thị Vui và Nguyễn Đình Việt, 2016).
Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng cũng được tổ chức thông qua các tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền
thông đại chúng, phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động
quần chúng tham gia BVMT... Năm 2015, các phong trào, hoạt động có ý nghĩa
vềBVMT đã được tổ chức, huy động đông đảo nhân dân tham gia như: Cuộc thi
Sáng tác ảnh về môi trường; Ngày hội tái chế chất thải hưởng ứng Giờ Trái đất
năm 2015; Hội thi tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường và thu gom,
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở Bắc Giang.
Để trang bị cho cộng đồng những kỹ năng hành động BVMT hiệu quả, nhiều chương trình giáo dục bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã được triển khai tới các cấp học trong hệ thống giáo dục. Trong đó, những tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, sách tham khảo vềBVMT đã được biên soạn và phát hành trong cảnước…
Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT vẫn còn những hạn chếnhư chưa có sự phối hợp kịp thời và chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin, báo chí; Công tác triển khai các hoạt
động tuyên truyền pháp luật BVMT chưa thường xuyên; Việc vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao kiến thức môi trường qua các chiến dịch chưa thường xuyên, liên tục... Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức BVMT của cộng
động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm môi trường đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân
ở nhiều địa phương chưa đầy đủ; nguồn ngân sách đầu tư cho BVMT chưa đáp
ứng được yêu cầu…
Nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BVMT cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp:
Tăng cường sự quan tâm, chỉđạo của lãnh đạo các cấp, ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền pháp luật vềBVMT. Hàng năm,
tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình phối hợp đã ký kết của Bộ
TN&MT, Sở TN&MT với các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên…).
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT