Kết quả phân tích chất lượng nước thải trên địa bàn huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 61)

trên địa bàn huyện Tiên Du

Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011 /BTNMT Tháng 6/2017 Tháng 11/2017 NT01 NT02 NT03 NT01 NT02 NT03 pH 5,85 6,35 6,4 6,15 6,52 6,46 5,5-9 TSS mg/l 375 306 87,7 121 75 75,6 100 COD mg/l 247 177 225 319 281 194 150 BOD5 (20 oC) mg/l 101 72 146,5 3,5 17,8 158,2 50 NH4+ mg/l 7,22 5,93 4,73 1,45 1,65 2,96 10

Nguồn: PhòngTài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du (2017) - pH: Giá trị pH của 6 mẫu dao động trong khoảng từ 5,8 – 6,4, nằm trong giới hạn cho phép của QCVN40:2011/BTNMT Cmax (B) (pH = 5,5-9).

- BOD5 và COD: So với QCVN40:2011/BTNMT Cmax (B) thì 100% mẫu

nước thải đều có các giá trịCOD vượt giới hạn cho phép và 3 trong 6 mẫu có chỉ

số BOD5 vượt quá giới hạn cho phép. Qua chỉ số này cho ta thấy nước thải trên

địa bàn huyện giàu chất hữu cơ.

- Hàm lượng BOD5 của một số mẫu vượt quá quy chuẩn từ1,46 đến 3,16 lần, hàm lượng BOD5 có sựđồng nhất và cao đồng đều vào tháng 6 do có sự tác

động pha trộn của thời tiết. Tháng 6 là mùa mưa, do vậy có sự pha loãng làm cho kết quả các mẫu tại các vị trí đồng đều hơn. Tháng 11 là mùa khô, do vậy tùy vào

đặc điểm của từng khu vực mà có sự chênh lệch vềhàm lượng BOD5 khác nhau. Chỉ số COD là một trong những chỉ số nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước và khảnăng tự làm sạch, chỉ số COD biểu thị nhiều giá trị như nồng

độôxy hòa tan trong nước, lượng chất hữu cơ dễ phân hủy hay mật độ vi sinh vật

trong nước. Mỗi loại nước cho các đối tượng cụ thể có giá trị BOD khác nhau. Qua bảng 4.1 ta thấy tất cả các mẫu nước thải có hàm lượng NH4+ đều

không vượt quá QCCP, 4/6 mẫu nước thải có hàm lượng tổng P- PO3- vượt quy

chuẩn từ 6,1 đến 19 lần giới hạn cho phép. Qua biểu đồ có thể nhận thấy hàm

lượng P trong tháng 6 cao hơn tháng 11.

b. Hiện trạng môi trường nước mặt

Qua báo cáo hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du đã sử dụng 9 mẫu ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tiên Du thu được kết quả:

- pH: Nước mặt trong khu vực nghiên cứu có phản ứng axit yếu, độ pH

thường nhỏ hơn hoặc bằng 7 (dao động từ 6,4–7). Nguyên nhân do có sự ảnh

hưởng của nước thải (có tính axit yếu) làm cho pH trong nước mặt cũng có tính

axit yếu.

- DO:là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật trong nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng...) thường được tạo ra do sự

hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Khi nồng độ DO thấp các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Nồng độDO đo được tại các ao trong

địa bàn huyện đều rất thấp (từ 0,02 đến 3,5). Qua khảo sát tại các ao này có ít sinh vật sống trong đó và thực vật chủ yếu là các loại bèo.

- COD: Nồng độCOD đo được tại các ao trong địa bàn huyện đều nằm ở

mức cao từ33 đến 188 mg/l, 14/18 mẫu có nồng độ COD đều vượt quá giới hạn cho phép từ 1 đến 6,2 lần. Còn lại 4/18 mẫu có hàm lượng COD dưới QCVN 08:2008/BTNMT. Qua bảng 4.2 ta thấy kết quả phân tích của tháng 11 cao hơn

kết quả phân tích của tháng 6. Điều đó thể hiện các mẫu phân tích có sự pha trộn

bởi nước tự nhiên. Vào tháng 11 là mùa khô nên hàm lượng COD cao hơn các

mẫu của tháng 6 là mùa mưa.

- BOD5: Kết quả phân tích cho thấy 17/18 mẫu nước mặt có nồng độ BOD5 vượt quá Quy chuẩn và vượt quá rất nhiều lần từ1,06 đến 7,06 lần. Nồng

độ BOD5 cao cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ trong nước bị phân hủy bởi vi

- NH4 +: Nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi là nguyên nhân chính

dẫn đến nồng độ NH4 +trong nước. Riêng với các khu vực sản xuất nông nghiệp

chăn nuôi nồng độ NH4 +đo được trong các ao có một số mẫu ở mức cao từ 1,02

đến 2,54 mg/l, đặc biệt cao ở các mẫu đo đạc trong tháng 11. Qua phân tích cho thấy hàm lượng NH4 + trong các mẫu tương đối đồng nhất, nguyên nhân dẫn đến sựđồng nhất đó là do NH4 + sinh ra chủ yếu là trong nước thải sinh hoạt của con

người. Do vậy hàm lượng xả thải tất cả các khu vực tương đối giống nhau, trừ

khu vực sản xuất nông nghiệp chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)