4.1.3 .Hiện trạng môitrường đất
4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về môitrường huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
4.2.3. Quản lý thực hiện bảo vệ môitrường
4.2.3.1. Quy hoạch và quản lý Nhà nước về môi trường
Bên cạnh những quy hoạch để phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện thì việc quy hoạch các bãi chôn lấp, xử lý rác cũng rất quan trọng, ảnh
Bảng 4.8. Quy hoạch đất xử lý, chôn lấp rác thải trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2014 - 2016
ĐVT: ha
STT Nội dung 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ
1 Quy hoạch bãi rác 7,38 10,82 14,64 146,61 135,30 140,96 2 Quy hoạch bãi trung
chuyển rác đi xử lý 4,28 5,67 7,35 132,48 129,63 131,05 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du (2017) Về quy hoạch đất làm nơi xử lý chất thải năm 2017 huyện Tiên Du đã phê
duyệt tổng diện tích đất 14,64 ha đất để quy hoạch bãi rác thải tại 13 xã và 1 thị
trấn tăng 7,26 ha so với năm 2015 bình quân trong 3 năm diện tích tăng bình
quân 16,79%. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn quy hoạch bãi tập kết rác thải lên với diện tích 7,35 ha trên địa bàn các thôn, xóm. Tuy nhiên, do mật độdân cư và các cơ sở sản xuất ngày càng tăng nên huyện cần tính toán quỹ đất để có những quy hoạch mang tính lâu dài và bền vững hơn nữa trong công tác quy hoạch bảo vệmôi trường.
4.3.2.2. Quản lý công tác thu gom và vận chuyển chất thải
Hiện nay, rác thải trên địa bàn huyện Tiên Du phần lớn đều được thu gom và xử lý ngay từ nguồn phát sinh:
+ Rác từ các hộgia đình: do các hộgia đình tự thu gom và xử lý.
+ Rác từ hoạt động các cơ sở sản xuất : đều do các cơ sở làm nghề tự thu gom và xử lý.
+ Rác từcác cơ quan công sở: do bộ phận vệ sinh của cơ quan công sở đó
phụ trách.
Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong những năm gần đây tỷ lệ chất hữu
cơ phân hủy cao, lượng rác còn tồn đọng trong môi trường với khối lượng đáng
kể do công tác thu gom không triệt để và ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân còn thấp, không chấp hành thực hiện các quy định về việc đổ rác nên
đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí, làm mất cảnh
quan đô thị và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Rác thải tồn đọng trong
môi trường đa phần nằm rải rác ở các khe suối, ao hồ, đường xá, ngõ hẻm… gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe con người và môi trường.
Hàng năm, huyện đã trích từ ngân sách sự nghiệp môi trường để hỗ trợ các
xã các phương tiện vận chuyển và thu gom rác thải, phát chế phẩm vi sinh để xử
lý rác thải. Công tác thu gom rác trên địa bàn huyện được xây dựng với hình thức thu gom rác bằng xe gom 3 bánh đẩy tay. Công tác thu gom rác thải được thực hiện như sau:
+ Tổ, đội VSMT dùng các xe gom rác đẩy tay, đi vào các đường làng, ngõ
xóm của từng thôn, xã gom rác lại chuyển ra địa điểm tập kết. Kinh phí duy trì hoạt động tổ thu gom được lấy từ nguồn nộp phí vệsinh môi trường của các hộ, hộ sản xuất, doanh nghiệp,… trên địa bàn. Việc thu phí và mức phí hầu hết là do tổ vệ sinh thỏa thuận và trực tiếp thu.
Sơ đồ 4.2 Mô hình tổ chức thu gom rác thải ở các
trên địa bàn huyện Tiên Du
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Tại các xã, thị trấn đến các thôn, xóm đều thành lập các tổ thu gom và vận chuyển rác thải tự quản với mô hình đơn giản. Đội ngũ này thu, gom và vận chuyển tất cả rác thải từ các hộ dân, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý
Bảng 4.9. Nhân lực, phương tiện vận chuyển và thu gom rác huyện Tiên Du
STT Tiêu chí ĐVT 2015 2016 2017
1 Xe chở rác Chiếc 14 17 21
2 Người làm nhiệm vụ thu gom rác Người 28 36 42
3 Tần suất thu gom Lần/tuần 2 3 5
Nguồn: Phòng TNMT huyện Tiên Du (2017) Theo bảng 4.9 số xe chở rác qua các năm đểu tăng do số lượng tổ bảo vệ
môi trường trên địa bàn huyện tăng. Năm 2015 có 14 xe chở rác trên tổng số 14
xã và thị trấn năm 2017 tăng lên 21 xe số người làm nhiệm vụ cũng tăng từ 28 lên tới 42 người tăng gấp 1,5 lần so với năm 2014. Bên cạnh đó tần xuất thu rác
cúng tăng từ 2 lần. Tuần năm 2015 lên 5 lần/ tuần năm 2017. Ở mỗi thôn, làng
đều có một bãi tập kết rác thải. Bãi này đều được bố trí xa khu dân cư. Việc thu gom của các tổ vệ sinh chịu sự giám sát của cán bộ thôn, xã và các tổ chức đoàn
thể và người dân trong thôn. Cuối mỗi năm lại có các cuộc họp nhằm đánh giá
Rác thải từ hộ gia đình, cơ sở sản xuất Bãi rác quy định của thôn, xã Thu gom bằng xe thô sơ, xe đẩy
hoạt động của tổ vệ sinh và xem xét việc có thuê tiếp tổ vệ sinh đó hay không.
Rác sau khi thu gom được tập kết về đúng nơi quy định. Trước đây, khi lượng
rác không lớn thường được xử bằng cách chôn lấp tại chỗ. Tuy nhiên, với sự phát triển của các địa phương khối lượng rác ngày càng lớn, các địa điểm tập kết rác ngày càng ô nhiễm. Thời gian thu gom chất thải tại các thôn được phân theo khung giờ theo quy định và được thông báo trên hệ thống loa phát thanh và thông báo tới từng hộgia đình.
4.2.3.3. Xây dựng các quy định về lệ phí môi trường
Ngoài ngân sách chi cho bảo vệ môi trường của huyện và tỉnh căn cứ thực trạng trên mỗi địa phương có quy định cụ thể về lệ phí môi trường trên địa bàn mình. Lệ phí thu được lấy ý kiến qua các cuộc họp bàn với người dân trên địa bàn.Tiền thu phí được dùng vào việc mua sắm và sửa chữa các loại dụng cụ thu gom và chi trả cho nhân công làm nhiệm vụ thu gom rác. Tiền phí được tính dựa trên tổng mức đầu tư dụng cụ và trả tiền công cho từng đội thu gom chia đều cho các hộ gia đình trong thôn.
Bảng 4.10 Mức phí thu gom rác thải/vệ sinh của huyện Tiên Du
ĐVT: Đồng/hộ/tháng
STT Xã
Mức phí Tỷ lệ
nộp (%) Hộgia đình Cơ sở sản xuất Cơ quan, DN
1 Phú Lâm 18.000 - 23.000 80.000 – 100.000 120.000 - 150.000 91,27
2 Hoàn Sơn 15.000-19.000 80.000 – 100.000 120.000 - 150.000 90,54
3 Thị trấn Lim 20.000- 25.000 80.000 – 100.000 120.000 - 150.000 100 Nguồn: Phòng TNMT huyện Tiên Du (2017) Qua bảng 4.10 cho thấy tỷ lệđóng phí trên địa bàn huyện Tiên Du đạt trên 90% do một số ít các hộ còn nợ phí hoặc không đóng phí nhưng tỷ lệ này rất thấp. Mức độ thu phí ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện không chênh lệch nhau quá lớn. Đối với các hộ gia đình lệ phí khoảng từ 15.000 đồng đến 25.000
đồng/hộ/ tháng. các các cơ sở sản xuất kinh doanh 80 đến 100 nghìn đồng/ cơ sở/ tháng và doanh nghiệp là 120 nghìn đồng đến 150 nghìn đồng/ doanh nghiệp/ tháng. Như vậy, hầu như các xã đều chưa có chính sách chuyên biệt về thu phí
môi trường rác thải, thực trạng này gây thất thu ngân sách đểtái đầu tư cho công
tác bảo vệ môi trường chưa tác động lớn đến ý thức xả thải của các hộ kinh