Nôi dung quản lý Nhà nước về môitrường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về môitrường

2.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môitrường

2.1.3. Nôi dung quản lý Nhà nước về môitrường

2.1.3.1.Quản lý các văn bản quy định của nhà nước về môi trường

Quy định của nhà nước về quản lý môi trường là các văn bản mang tính

pháp quy thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà nước về vấn đề quản lý môi

trường và thông qua đó điều hành, quản lý các vấn đề liên quan quản lý môi

trường. Các chính sách của nhà nước mang tính định hướng giúp quá trình thực hiện các vấn đề liên quan đến quản lý môi trường được tốt hơn và nó coi như

định hướng giúp các hoạt động về quản lý môi trường đi theo mục tiêu đã được

vạch sẵn, đưa ra các biện pháp sử lý giải quyết các vấn đề liên quan (Nguyễn

Cảnh Đông Đô, 2016).

Chính sách quản lý nhà nước về môi trường đó là luật bảo vệ môi trường

năm 2014. Ngay sau khi Luật bảo vệmôi trường năm 2014 được thông qua, hàng

loạt văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành có thể

kể đến nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về quy định chi tiết thi hành một sốđiều của luật bảo vệmôi trường và các thông tư có liên quan. Xác định cơ

sở pháp lý quản lý nhà nước về môi trường là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện quản lý nhà nước vềmôi trường chính xác và hiệu quả.

Pháp luật bảo vệ môi trường trong quản lý nhà nước là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi

trường. Các văn bản pháp luật đưa ra nhằm kiểm soát ô nhiễm, suy thoái sự cố môi trường, kiểm soát ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, suy thoái đất. Việc đổi mới cách thức xử lý ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe con người và chếđộ phụ cấp trong môi trường độc hại đã tạo thành một hệ thống các cơ chế, chính sách tương đối

đồng bộ, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, hỗ trợ mạnh mẽ trong quá trình sản xuất (Nguyễn Thu Trang, 2016).

Tại các địa phương, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế

hoạch cũng đã được xây dựng và triển khai thực hiện, như các quy định về

BVMT trên địa bàn tỉnh, thành phố; kế hoạch BVMT hằng năm và 5 năm; quy

hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố,... Trong

năm 2015, các địa phương cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng

dẫn tổ chức triển khai Luật bảo vệmôi trường năm 2014 (Nguyễn Cảnh Đông Đô, 2016).

2.1.3.2. Quản lý về bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường

Tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trườnglà nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành môi trường ở mỗi quốc gia. Các bộ phận chức năng của ngành môi trường bao gồm: bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định

pháp luật dùng trong công tác bảo vệ môi trường; bộ phận quan trắc, giám sát, đánh

giá thường kỳ chất lượng môi trường; bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào

tạo cán bộ môi trường; bộ phận nghiên cứu, giám sát việc thực hiện công tác môi

trường ở các địa phương, các cấp, các ngành (Nguyễn Thế Chinh, 2003).

- Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ đầu mối trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. Chức năng quản lý môi trường một số lĩnh vực chuyên ngành được phân công cho các Bộ, ngành có liên quan cùng tham gia thực hiện. Từ giai đoạn trước, để đáp ứng yêu cầu phân công quản lý nhà nước về môi trường, hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có các tổ chức, bộ phận chuyên môn BVMT. Đến nay, ở Trung ương đã có 08 Bộ, ngành thành lập đơn vị có chức năng quản lý về môi trường theo ngành, lĩnh vực. Ở cấp địa phương, đến nay, Chi cục BVMT đã được thành lập ở tất cả 63 tỉnh, thành phố, đã có 672/675 quận, huyện thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường; nhiều quận, huyện đã tăng cường cán bộ có chuyên môn môi trường cho

phòng Tài nguyên và Môi trường. Đa số các xã, phường giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường cho cán bộ địa chính kiêm nhiệm, một số ít nơi đã bố trí cán bộ chuyên trách; một số nơi giao nhiệm vụ này cho cán bộ văn phòng Ủy ban

nhân dân xã, phường (Nguyễn Lệ Quyên, 2012).

2.1.3.3. Quản lý thực hiện bảo vệ môi trường ở địa phương

- Quy hoạch quản lý môi trường

Trên cơ sở các quy hoạch hiện có ở địa phương sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh căn cứ để thực hiện quản lý nhà nước về môi trường. Có thể kể đến các quy hoạch cụ thể như quy hoạch khu sản xuất, khu thu gom, xử lý chất thải của quản lý môi trường. Một khâu không thể thiếu trong quản lý môi trường là công tác quan trắc môi trường nhằm theo dõi, đo đạc thường xuyên đối với một số chỉ tiêu, chỉ thị thành phần môi trường có tính hệ thống, để cung cấp

các thông tin cần thiết về chất lượng của môi trường giúp cho công tác quản

cần có những đầu tư vào trang thiết bị quan trắc hiện đại. Đây là yêu cầu khó khăn đối với cơ quan quản lý cấp xã, do đó cần huy động sự đầu tư của Nhà

Nướcvà các tổ chức trong và ngoàinước (Nguyễn Lệ Quyên, 2012).

Xây dựng các quy định về lệ phí môi trường

Ở nước ta sử dụng các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi

phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành

vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường.Công cụ kinh tế có hai đặc điểm cơ bản:

+ Công cụ kinh tế dành khả năng lựa chọn cho các công ty và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ.

+ Công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả, chúng nâng giá của các

hành động làm tổn hại đến môi trường lên hoặc hạ giá cả của các hành động

bảo vệ môi trườngxuống.

• Các công cụ kinhtế

- Thuế và phí môi trường: Là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường

vào giá cả sản phẩm theo nguyên tắc PPP. Thuế và phí môi trường được sử dụng

với hai mục đích: Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải

ra môi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước (Lưu Đức Hải, 2001).

- Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm".

Côta gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v... được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường". Công cụ này thường được

áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó có thể quy định quyền sở hữu như

không khí, đại dương. Công cụ giấy phép thích hợp cho việc áp dụng trong một số điều kiện nhất định như số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường với tư cách là người mua và người bán giấy phép phải tương đối lớn để tạo được một thị trường mang tính cạnh tranh và năng động, chất ô nhiễm cần kiểm soát thải ra từ

nhiềunguồn nhưng gây tác động môi trường tương tự nhau, có sựchênh lệch lớn

trong chi phí giảm thảicủa các doanh nghiệp (Lưu Đức Hải, 2001).

- Ký quỹ môitrường.

Theo Lưu Đức Hải (2001), ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng

môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc

suy thoái môi trường. Ký quỹ môi trường thường được sử dụng đối với các

hoạt động khai thác tài nguyên như khai thác than, dầu khí…

- Trợ cấp môitrường.

Chức năng chính của trợ cấp môi trường là giúp đỡ các ngành công-

nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện

khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc xử lý ô nhiễm. Trợ cấp cũng

khuyến khích việc triển khai các công nghề sản xuất có lợi cho môi trường.Tuy

nhiên, trợ cấp môi trường chỉ là biện pháp tạm thời vì nó gây ra sự không hiệu quả vì nó đi ngược với nguyên tắc PPP. Vì vậy, công cụ này chỉ có thể thực hiện

trong một thời gian cố định với một chương trình có hoạch định và kiểm soát rõ

ràng thường xuyên (Lưu Đức Hải, 2001).

- Các hoạt động thu gom, xử lý rác thải

Gia tăng dân số và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề sản xuất đã làm

gia tăng nhanh lượng chất thải phát sinh. Chất thải ở các Tỉnh tăng nhanh về số

lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý hiện nay. Theo đánh giá của Bộ TN&MT, tại các đô thị, việc thu

gom, vận chuyển chất thải, chất thải sinh hoạt do Công ty môi trường đô thị hoặc

Công ty công trình đô thị thực hiện. Tại khu vực nông thôn, việc thu gom, vận

chuyển chất thải, chất thải sinh hoạt phần lớn là do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân, đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc thu gom, vận chuyển ở khu vực

nông thôn thườngchỉ dừng lại tại điểm trung chuyển, do đó chưa giải quyết được

toàn bộ vấn đề thu gom rác ở khu vực này. Việc phân loại chất thải tại nguồn chưa có chế tài áp dụng và không đồng bộ cho các công đoạn thu gom, xử lý. Hiện công tác phân loại chất thải tại nguồn mới được thực hiện thí điểm tại một

số phường của một số đô thị lớn. Phần lớn chất thải, chất thải sinh hoạt đô thị

chưa phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa

học và thực tiễn có tính thuyết phục; công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên chưa thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa

phương.Tuy nhiên, có một thực tế việc xử lý chất thải ở các Tỉnh đều gặp rất

nhiều khó khăn do một số chính sách được ban hành nhưng thiếu cơ chế triển

khai, hoặc văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai, không hiệu quả, không thể phù hợp với thực tế. Thêm vào đó, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về một số vấn đề then chốt đối với quản lý chất thải như: Nhân lực, bộ máy tổ chức, trình độ, các hướng dẫn kỹ thuật... vẫn còn thiếu, dẫn đến các hoạt động khó triển

khai, đặc biệt đốivới công tác quản lý chất thải (Đặng Kim Chi, 2005).

2.1.3.4. Kiểm tra, xử lý vi phạm luật bảo vệ môi trường

a. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường

Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật môi trường và xử lý các vi phạm pháp luật môi trường của các cơ quan nhà nước là một trong những công cụ không thể thiếu đối với quản lý hành chính nhà nước. Ở đâu có quản lý

nhà nước thì ở đó cần có thanh tra, kiểm tra (Hoàng Quốc Hùng, 2012). Tăng

cường công tác kiểm tra, thanh tra đểđảm bảo quyền lợi của tổ chức và khu vực

dân cư sinh sống lân cận, xử nghiêm các hành vi vi phạm môi trường. Những hoạt động này tạo nên hiệu quả to lớn cho hoạt động quản lý nhà nước về môi

trường ở các địa phương. Chỉ khi có một đội ngũ và bộ máy thanh tra chuyên

trách, được đầu tư thỏa đáng về nguồn lực và được bảo đảm bởi các điều kiện pháp lý chặt chẽ, mới đủ khảnăng giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật môi trường. Hệ thống này phải có chức năng là: bảo đảm việc thi hành

quy định pháp luật về điều kiện môi trường cho người lao động trong khi làm

việc; cung cấp thông tin và góp ý kiến về kỹ thuật, cách thức hữu hiệu nhất để

tuân thủ quy định pháp luật; lưu ý cơ quan có thẩm quyền về những khiếm khuyết của các quy định pháp luật (Nguyễn Thanh Hương, 2013).

Ởcác địa phương phải thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát chặt chẽ

các khu vực phát sinh yếu tốcó nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất; phát hiện kịp thời, cô lập và xử lý các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khi có dấu hiệu ô nhiễm; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật. Đánh giá việc thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường theo Đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

kết; tổ chức đo đạc lấy mẫu và đề xuất xử lý các đối tượng không tuân thủ pháp luật bảo vệmôi trường (Nguyễn Thanh Hương, 2013).

b. Giải quyết các tranh chấp khiếu nại; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Trong quá trình sản xuất, sinh sống của các tổ chức và nhân dân ở các địa

phương với nhau không phải lúc nào cũng diễn biến một cách ổn định bình

thường theo đúng những thỏa thuận. Giữa họ có thể sẽ xuất hiện những bất đồng về quyền và lợi ích. Có những bất đồng được các bên thỏa thuận và giải quyết

được song cũng có thể có những bất đồng mà sựthương lượng của hai bên không thể giải quyết được. Những bất đồng, xung đột nếu được giải quyết tốt thì sẽ

không trở thành mâu thuẫn, ngược lại, nếu không được giải quyết thì dễ trở thành những mâu thuẫn gay gắt. Lúc này, họ phải cần đến một trung gian đó là cơ quan

quản lý nhà nước về môi trường để giải quyết theo đúng chức năng quyền hạn (Nguyễn Thanh Hương, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 31)