Kết quả phân tích môitrường không khí trên địa bàn huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 68)

Qua kết quảphân tích nước ngầm cho thấy chất lượng nước giếng khoan có một số thông sốvượt quy chuẩn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT như Fe từ 1,26

đến 1,62 lần, hàm lượng NH4+ vượt từ1,1 đến 13,2 lần. Nguyên nhân chính là do

nơi đây có địa chất trũng, tính chất đất có chứa nhiều Fe, ngoài ra nước ngầm bịảnh

hưởng bởi môi trường nước mặt, nước thải dẫn đến hàm lượng NH4+ cao.

4.1.2. Hiện trạng môi trường không khí

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh được thể hiện qua bảng 4.4:

Bảng 4.4. Kết quảphân tích môi trường không khí trên địa bàn huyện Tiên Du huyện Tiên Du Thông số Đơn vị QCVN 05:2013/BTNMT Kết quả phân tích KK1 KK2 KK3 KK4 Nhiệt độ 0oC 24,2 24,4 24,5 24,7 Độẩm %RH 73 70 70 70 Tốc độ gió m/s 0,7-1,9 0,7-1,9 0,5-1,5 0,6-1,8 Tiếng ồn dBA 70 (QCVN 26:2010/BTNMT) 65-70 68-82 65-70 67-71 SO2 µg/m3 350 59 340 320 310 CO µg/m4 30000 1365 6400 6100 5200 NO2 µg/m5 200 53 197 84 96 Bụi µg/m6 300 162 362 175 345

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du (2017) Bảng 4.4. cho thấy thấy Môi trường không khí tại huyện Tiên Du còn

tương đối tốt chưa có dấu hiệu ô nhiễm CO; NO2 và SO2. Trên địa bàn huyện ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại các khu thương mại, nút giao thông và lân cận các cơ sở công nghiệp đặc biệt là một số khu công nghiệp như khu

công nghiệp Đại Đồng, KCN Hoàn Sơn và cụm công nghiệp Phú Lâm.

4.1.3.Hiện trạng môi trường đất

Diện tích đất nông nghiệp huyện Tiên Du là 5531,87 ha chiếm 55,7% diện

tích đất tự nhiên. Như vậy ta có thể thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định trong cơ cấu kinh tế của huyện. Mặt khác trong những

năm gần đây cùng với sự phát triển khoa học, công nghệ sản xuất nông nghiệp ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những năm trước đây. Dưới

đây là kết quả phân tích một số chỉ tiêu kim loại nặng trong đất trên địa bàn huyện Tiên Du năm 2017.

Môi trường đất tại huyện Tiên Du còn tương đối tốt đa số các thông số As;

Pb; Zn; Cu đều nằm trong ngưỡng của QCVN. Tuy nhiên theo kết quả phân tích

môi trường đất trên địa bàn huyện có dấu hiệu ô nhiễm: Hàm lượng Cd (4/9 mẫu

có hàm lượng vượt quy chuẩn cho phép).

Nguyên nhân chính là do trong quá trình canh tác người dân sử dụng nước

tưới có nguồn gốc từ nước thải các từ khu công nghiệp và nước thải từ sản xuất

chăn nuôi, đồng thời cũng do sử dụng phân bón, thuốc BVTV, nhiều và trong

Bảng 4.5. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu kim loại nặng trong đất tại huyện Tiên Du TT Thông số Đơn vị QCVN 03:2008 /BTNMT Kết quả phân tích Đ01 Đ02 Đ03 Đ04 Đ05 Đ06 Đ07 Đ08 Đ09 1 pHKCl 6,4 6,8 6,3 6,4 6,2 6,3 6,1 6,2 6,6 2 As mg/kg 12 0,97 1,26 0,74 1,23 2,14 0,96 1,82 1,56 1,36 3 Cd mg/kg 2 0,35 0,42 1,75 2,24 2,81 1,46 1,89 2,04 3,25 4 Pb mg/kg 70 12,57 16,22 3,76 2,54 2,14 1,78 2,02 2,09 3,87 5 Zn mg/kg 200 36,14 25,6 36,54 37,16 55,32 27,94 23,83 33,96 34,16 6 Cu mg/kg 50 37,11 29,63 36,06 33,88 41,17 400,23 40,75 32,89 37,65 7 Hg mg/kg 0,243 0,191 0,167 0,155 0,086 0,058 0,063 0,1 0,061

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du (2017)

4.1.4. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Chất lượng nước mặt trên địa bàn chưa được đảm bảo theo QCCP. Toàn

bộnước thải do sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải từquá trình chăn nuôi đều được thải theo cống thải chung của thôn, xóm và đổ vào sông, hồ, kênh,

mương mà chưa qua hệ thống xử lý khiến chất lượng nước mặt ngày càng xuống cấp. Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước mặt (COD, BOD5, NH4+, PO3-, Coliform và TSS) tại nhiều vị trí lấy mẫu đều cao hơn QCCP.

Môi trường không khí trên địa bàn tuy chưa có dấu hiệu ô nhiễm SO2,

CO, NO2 tuy nhiên ô nhiễm bụi và tiếng ồn ở các khu thương mại, nút giao thông và lân cận các cơ sở công nghiệp đặc biệt là một số khu vực thường cao

hơn QCCP từ 1-2 dBA, có thời điểm cao hơn QCCP 12 dBA.

Môi trường đất tại huyện Tiên Du còn tương đối tốt đa số các thông số As; Pb; Zn; Cu đều nằm trong ngưỡng của QCVN, tuy nhiên cũng đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm Cd, nguyên nhân chính là do quá trình canh tác, sản xuất người dân sử dụng nước tưới có nguồn gốc từ nước thải, nước thải từ sản xuất chăn nuôi, và sử dụng phân bón thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian dài. Dựa trên các kết quả về hiện trạng môi trường không khí, nước và đất tại huyện Tiên Du cho thấy tình hình môi trường đang có dấu hiệu ô nhiễm. Trong thời gian tới chính quyền các cấp cần quan tâm xử lý các điểm nóng ô

nhiễm môi trường, tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường để

khắc phục các dấu hiệu ô nhiễm đồng thời bảo vệmôi trường địa phương.

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

4.2.1. Quản lý các văn bản quy định của nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Công tác BVMT đã được đề cập tại nhiều văn bản của Đảng và Nhà

nước. Ở góc độ văn bản quy phạm pháp luật: hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường rất được chú ý hoàn thiện và đã góp phần quan trọng vào công tác BVMT của cả nước. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc cơ bản; Quy định BVMT cụ thể đối với các

ngành, lĩnh vực, với từng địa bàn, khu vực; sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý môi trường... Bên cạnh việc ban hành các chủtrương, chính sách

và pháp luật, việc tổ chức triển khai thực thi các văn bản này đã được các cấp, các ngành chú trọng.

Các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Quản lý Nhà nước về môi

trường của huyện Tiên Du chủ yếu là thực hiện các luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về môi trường của Trung

Ương và của tỉnh ban hành. Căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương Ban

quản lý môi trường của huyện đưa ra các văn bản chỉ đạo cụ thể. Các văn bản pháp luật được huyện Tiên Du ban hành trong công tác quản lý Nhà nước về môi trường với các nội dung liên quan:

+ Việc chỉ đạo tổ chức hoạt đông hưởng ứng các ngày về môi trường với mục đích tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng trong việc tham gia bảo vệmôi trường.

+ Phê duyệt kế hoach kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên môi trường với mục đích kiểm tra việc chấp hành pháp luận về BVMT, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BVMT, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT.

+ Chỉ đạo, thu gom, xử lý rác thải, khắc phục ô nhiễm môi trường trên

địa bàn huyện nhằm mục đích thực hiện theo chương trình, kế hoạch của cấp trên xử lý dứt điểm các điểm nóng vềmôi trường.

+ Kiểm tra thực hiện pháp luật về bảo vệmôi trường trên địa bàn huyện nhằm mục đích kiểm tra việc chấp hành pháp luận về BVMT, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BVMT, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT.

Cụ thể:

Nhìn chung các VBQPPL lĩnh vực QLNN về MT của huyện đã ban hành

kịp thời, tập trung vào vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng như ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm tại một số điểm nóng về môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN cấp địa phương. Tuy nhiên sốlượng VBQPPL ở cấp thành phốchưa nhiều

như: quản lý chất thải rắn, quản lý nước thải, khí thải và các chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ BVMT, tái chế, tái sử dụng chất thải…

Qua ý kiến đánh giá của cán quả lý môi trường ở địa phương về thực trạng các văn bản pháp luật về quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh còn chưa cụ thể và chồng chéo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 68)