Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin, số liệu thứ cấp

Các thông tin thứ cấp liên quan đến đề tài được thu thập bằng phương

pháp sao chụp, kế thừa các tài liệu đã công bố từcác cơ quan lưu trữ thông tin và truy cập mạng Internet:

+ Thu thập các tài liệu vềđiều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường của địa phương và công tác quản lý môi trường huyện Tiên Du từcác cơ quanhành chính, các đơn vị tác nghiệp vềmôi trường trên địa bàn nghiên cứu.

+ Thu thập các thông tin hiện có của địa bàn nghiên cứu dựa trên các tài liệu

đã được công bố của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Tiên Du và các công trình nghiên cứu có liên quan: Điều tra đánh giá tài nguyên nước; báo cáo quy hoạch môi trường huyện Tiên Du đến năm 2020 tầm nhìn 2030

3.2.2.2. Thông tin, số liệu sơ cấp

+ Phỏng vấn cán bộ quản lý và người dân trên địa bàn huyện bằng phiếu câu hỏi điều tra:

+ Phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước vềmôi trường:14 phiếu (cho 14 cán bộđịa chính – môi trường) ở 14 xã và thị trấn trên địa bàn và phiếu cho 4 cán bộ

quản lý nhà nước về môi trường ở cấp huyện bao gồm: 01 lãnh đạo huyện phụ

trách lĩnh vực môi trường, 01 trưởng phòng tài nguyên môi trường, 01 phó phòng

tài nguyên môi trường và 01 chuyên viên phụ trách mảng môi trường.

+ Phỏng vấn 90 phiếu hộdân trong đó: 30 phiếu tại thị Trấn Lim khu trung tâm của huyện có điều kiện kinh tế phát triển nhanh trong những năm gần đây.

30 phiếu xã Phú Lâm và 30 phiếu xã Hoàn Sơn là hai xã nằm trong khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)