Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Một số giải pháp giải quyết vấn đề về lao động di cư mùa vụ tại huyện Vị
MÙA VỤ TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG
Vấn đề lao động di cư được gắn liền với quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đây vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời tạo ra những trở lực đối với cơ quan nhà nước trong việc quản lý lao động và hạn chế các tệ nạn xã hội. Qúa trình chuyển dịch lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát huy được vai trò của di cư trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay.
Nhiều giải pháp đưa ra tưởng trừng rất đơn giản, nhưng khi đi vào thực tế thì không đơn giản chút nào. Chính quyền huyện cần bám sát tình hình thực tế của địa phương kết hợp với những chính sách vĩ mô của nhà nước để đưa ra các giải pháp tốt nhất cho lao động ở địa phương mình. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:
4.3.1. Phổ biến các chủ trương của Đảng và Nhà nước về ổn định dân cư
Tăng cường huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể xã hội trong tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước về ổn định dân cư. đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền phù hợp với trình độ dân trí, văn hóa của từng dân tộc để mọi người dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phát huy vai trò của người có uy tín, Nâng cao nhận thức tự giác, chấp hành đúng chính sách của Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ người công dân. Ngăn chặn kịp thời những tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tôn giáo, vấn đề dân tộc, lợi dụng những khó khăn trước mắt của đồng bào để lôi kéo, kích động dân di cư tự phát.
4.3.2. Thực hiện chương trình việc làm, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn động nông thôn
Vị Xuyên là một huyện nghèo của huyện miền núi, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp là chính, người dân trong xã rất ít và hầu như không biết đến các chương trình hướng nghiệp, đào tạo nghề cho bà con. Vì vậy, nhà nước và địa phương cần quan tâm hướng nghiệp và đào tạo nghề nghiệp chuyên môn, nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động ở trong xã, nhất là cho đối tượng thanh niên và người trung tuổi, vì người trung tuổi khả năng làm việc của họ giảm không linh động như thanh niên nên nếu đi làm công ty thì ít có công ty nhận, nên họ phải đi làm thời vụ làm những công việc nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm mà những việc làm ấy tại xã cũng không có cho họ làm.
Bồi dưỡng tay nghề cho hộ theo hướng ưu tiên các nghề thích hợp với địa bàn huyện để có thể giúp họ mở rộng sản xuất cả ở trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
4.3.3. Cải thiện điều kiện kinh tế và hạ tầng cơ sở của địa phương
Tập trung đầu tư cho phát triển nông, lâm nghiệp với các cây, con có mức sinh lợi cao nhằm giảm bớt sự cách biệt trong phát triển kinh tế - xã hội giữa xã với các địa phương khác. Việc đầu tư cho chương trình phát triển nông
thôn mới phải gắn liền với chương trình xóa đói, giảm nghèo, ưu tiên chương trình đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng dân cư biên giới để đồng bào ổn định đời sống và sản xuất. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Tập trung đầu tư vào các công trình phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nhà văn hóa… Nâng cấp các tuyến đường ra biên giới, cửa khẩu.
Hình thành các trung tâm dịch vụ ở nông thôn cho vay vốn xóa đói giảm nghèo và vay ưu đãi, tạo điều kiện cho người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Phát huy lợi thế biên giới, cửa khẩu, đẩy mạnh phát triển kinh tế biên mậu, đưa dân ra vùng biên giới để làm dịch vụ và sản xuất, hình thành vùng kinh tế biên mậu. Xây dựng chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam – Trung Quốc. Có chính sách phát triển kinh tế du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.
4.3.4. Khuyến khích, giúp người dân trong huyện phát triển các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp sản xuất phi nông nghiệp
Để bắt kịp xu hướng CNH – HĐH của đất nước, ngành nông nghiệp phải chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang đa dạng hóa các sản phẩm, cây trồng, vật nuôi. Hình thành các vùng chuyên canh phát triển cây công nghiệp bên cạnh đó cần phải giải quyết vững chắc vấn đề an ninh lương thực của địa phương. Phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao để tăng thu nhập cho người lao động.
Giúp đỡ người dân trên địa bàn xã có khả năng huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất, đồng thời mở lớp tập huấn cho người dân trong xã nâng cao khả năng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Khuyến khích họ mở các trang trại, phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp VAC, giảm và miễn một số khoản đóng góp cho người dân, giải quyết được việc làm tại chỗ cho các thành viên trong gia đình và thu hút thêm lao động ở các gia đình xung quanh, không phải đi làm đâu xa.
Bên cạnh đó UBND các xã, thị trấn cần liên kết với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước để có được những dự án tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
4.3.5. Cải tạo và phân bổ đất đai một cách hợp lý
Vị Xuyên là một huyện có diện tích đất sản xuất manh mún nhỏ lẻ. Để có thể mở rộng quy mô và tiến hành thâm canh sản xuất cây trồng, vật nuôi theo vùng thì xã cần phải thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa để tập trung đất sản xuất
hình thành nên những vùng chuyên canh. Đối với những vùng đất mà trước, đây bị bỏ hoang thì nay cần cải tạo lại để đưa vào sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất. Tiếp tục khai hoang những vùng đất mới, có tiềm năng trong sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc cải thiện đất đai sẽ giúp cho người nông dân sản xuất có hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực, tạo ra sự gắn bó giữa nông dân với đồng ruộng, hạn chế việc di cư.
4.3.6. Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Các công cụ, máy móc làm việc trên địa bàn huyện còn thô sơ, chưa đưa được nhiều kỹ thuật vào trong sản xuất, họ chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm thực tế có từ lâu đời vào để phát triển sản xuất. Xây dựng hệ thống thủy lợi kiên cố để tránh lũ lụt gây thiệt hại mùa màng. Vì vậy cần trang bị thêm kiến thức về các ngành nghề sản xuất, quản lý kinh doanh, kết hợp với các chính sách phát triển kinh tế khác ở trên địa bàn xã giúp những người nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
4.3.7. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc về quản lý lao động di cư lý lao động di cư
Nhà nước tiếp tục rà soát, kiểm tra lại các quy định và đơn giản hoá các thủ tục để việc di cư trở nên dễ dàng và hợp pháp. Tạo điều kiện đảm bảo người lao động khi di cư có việc làm và thu nhập ổn định. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục luật lao động, giúp người lao động nhận thức được tầm quan trọng của hợp đồng lao động. Khi ý thức được điều này, lao động di cư sẽ tránh được những hệ luỵ liên quan tới tiền lương cũng như trong công việc của họ sau này.
Các cơ quan chức năng và lực lượng nghiệp vụ thực hiện nghiêm túc thủ tục giám sát và quản lý di cư, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở Trung Quốc cần phối hợp với các cơ quan chức năng của nước bạn để có thể kịp thời giúp đỡ người lao động khi có vấn đề xảy ra như gặp rắc rối trong việc nhập cảnh, cư trú tại Trung Quốc, về việc làm hay tiền lương. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền về pháp luật, các quy định về xuất nhập cảnh khi lao động sang nước ngoài làm việc để người lao động hiểu rõ và thực hiện.
Nhà nước và chính quyền địa phương cần tuyên truyền giúp đữ người dân hiểu về lối sống, quy định về nới sẽ làm việc. Điều này giúp cho người lao động
dễ dàng thích nghi hơn với lối sống mới, giúp người dân hiểu được hậu qủa của di cư trái phép và những trò lừa đảo của tổ chức môi giới nhằm hạn chế tình trạng di cư trái phép.
4.3.8. Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã
Cùng với việc phát triển kinh doanh phi nông nghiệp, cải thiện và bổ sung đất thì việc vận động sinh đẻ có kế hoạch cũng có ý nghĩa quan trọng trên địa bàn xã. Những chính sách tuyên truyền vận động, giáo dục thường xuyên để họ người dân trong xã hiểu được lợi ích thiết thực cho chính gia đình mình, cũng như cộng đồng trong việc hạn chế sinh đẻ.
4.3.9. Phát triển các loại vật nuôi đặc sản
Khi kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người về những sản phẩm chất lượng cao ngày càng lớn, dựa trên lợi thế của xã có các dãy núi đá rất thuận lợi cho việc chăn nuôi dê, bò… Cán bộ huyện cần khuyến khích những hộ nông dân đầu từ phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập từ chăn nuôi.