Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Dân số và nguồn lao động
Dân số, lao động là một trong những nguồn nhân lực quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung cũng như của Vị Xuyên nói riêng. Với diện tích đất là 149.525 ha và dân số 103.542 người (năm 2014). Mật độ dân số: 68 người/km2. Bảng 3.2 cho thấy dân số trong 3 năm của xã có sự biến động nhẹ và có xu hướng tăng dần.
Bảng 3.2. Tình hình lao động dân số huyện Vị Xuyên
ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%)
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ
I Tổng số nhân khẩu Khẩu 103542 100 105184 100 106889 100 101,59 101,62 101,60
Nhân khẩu Nam Khẩu 54878 53,0 55432 52,7 54828 51.3 101,01 98,91 99,95
Nhân khẩu Nữ Khẩu 48664 47,0 49752 47,3 52061 48.7 102,24 104,64 103,43
1 Khẩu NN Khẩu 81798 79,0 82043 78,0 84442 79.0 100,30 102,92 101,60
2 Khẩu phi NN Khẩu 21744 21,0 23141 22,0 22447 21.0 106,42 97,00 101,60
II Tổng số hộ Hộ 20883 100 21037 100 21416 100 100,737 101,802 101,27 1 Hộ NN Hộ 15954 76,40 15682 74,54 15797 73.76 98,30 100,73 99,51 2 Hộ phi NN Hộ 4929 23,60 5355 25,46 5619 26.24 108,64 104,93 106,77 III Tổng lao động LĐ 44523 100 45229 100 45974 100 101,586 101,647 101,62 1 Lao động NN LĐ 36611 82,23 36183 80,0 36319 79.00 98,83 100,38 99,60 2 Lao động phi NN LĐ 7912 17,77 9046 20,0 9655 21.00 114,33 106,73 110,47 IV. Một số chỉ tiêu BQ 1 BQ khẩu/ hộ Khẩu 4.96 5,00 4,99 2 BQ lao động/ hộ LĐ 2.13 2,15 2,15 3 BQ khẩu NN/ hộ NN Khẩu 5.13 5,23 5,35
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Vị Xuyên (2015)
Dựa trên kết quả tổng hợp (bảng 3.2), năm 2015 dân số của toàn huyện là 106.889 người, mật độ dân số trung bình khảng 70 người/km2. Qua đây ta thấy mật độ dân số của vùng qua các năm có xu hướng tăng lên mạnh và sinh sống trên 24 xã, thị trấn.
Toàn huyện Vị Xuyên có 19 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó, dân tộc Tày, Dao, Kinh, Mông, Nùng chiếm đa số. Theo thống kê dân số chi tiết năm 2015, người Tày chiếm khoảng 50%, người Kinh 25%, Dao khoảng 20 % còn lại là các dân tộc Nùng, Cao Lan, H’mông…
Qua bảng 3.2 cho ta thấy, từ năm 2013 đến năm 2015 tổng dân số có xu hướng tăng dần. Năm 2014 tổng dân số tăng 1.59% so với năm 2013, sang năm 2015 tổng dân số tiếp tục tăng thêm 1.6% so với năm 2014. Theo giới tính, tỷ lệ giới tính nam chiếm 53% (năm 2013), tỷ lệ này có xu hướng giảm đi và giảm nẹ xuống còn 51.3% (năm 2015) làm cho tỉ lệ giới tính ngày càng trở lên cân bằng hơn. Bình quân về số nhân khẩu trong một hộ có sự biến động nhẹ trong vòng 3 năm qua. Năm 2013 số khẩu trong một hộ là 4,96 khẩu, đến năm 2015 số khẩu trong hộ tăng lên 4.99 khẩu. Điều này cho thấy trong những năm qua tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình của toàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn chưa hiệu quả, công tác tuyên truyền và giáo dục giới tính, giáo dục về cân bằng giới cần được thực hiện một cách hài hoà và hợp lý.
Số khẩu nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, thường xuyên dao động ở múc 78 - 79%. Bên cạnh đó số hộ làm nông nghiệp cũng chiếm tỉ lệ rất cao 76.4% (năm 2013), mặc dù đã có sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp khác và giảm xuống còn 73.76% (năm 2015). Tuy nhiên, tỉ lệ này cũng đủ cho thấy nông, lâm nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của vùng cần được quan tâm đẩy mạnh phát triển hiệu quả kinh tế ngành. Trong thời gian qua số nhân khẩu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, điều này là do sự chuyển dịch nguồn nhân lực từ các hoạt động của ngành nông nghiệp sang lĩnh vực của ngành phi nông nghiệp. Đây là một tín hiệu đáng mừng về việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ làm cho nền kinh tế của vùng trở nên phong phú và đa dạng hơn, là tín hiệu tích cức để bước theo thời kỳ chiến lược CNH- HĐH của đất nước.
Lực lượng lao động của huyện bao gồm 2 lực lượng cơ bản là: lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá thấp và đang có sự chuyển dịch dần giữa 2 lực lượng lao động này (bảng 3.2).
Trong 3 năm qua lực lượng lao động phi nông nghiệp tăng bình quân 10.47%/năm, trong khi đó tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm 0.4% trong 3 năm qua, mặc dù ta vẫn thấy lao động nông nghiệp tăng năm 2014 do khẩu nông nghiệp vẫn tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn lao động phi nông nghiệp. Bình quân số khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp khá cao, năm 2013 có 5.13/hộ và năm 2015 là 5.35 người/hộ. Mặt khác bình quân số lao động /hộ chỉ có 2.13 khẩu/ hộ (năm 2013) và đã có sự tăng nhẹ lên 2.15 khẩu/hộ (năm 2015). Tỷ lệ này sẽ mang lại những khó khăn cho người lao động khi trong gia đình chỉ có 2 lao động và nuôi 5 người ăn. Do đó huyện cần có những kế hoạch và quyết định giúp người lao động hưởng ứng kế hoạch hóa gia đình tốt hơn, tạo điều kiện mở các lớp đào tạo nghề, và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân tại địa phương, đặc biệt trong thời gian nông nhàn nhằm chuyển dịch mạnh mẽ giữa 2 lực lượng này.
Kết quả của việc phân tích tình hình dân số, lao động cho thấy lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp còn cao vì thế ngành nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của vùng. Bên cạnh đó số hộ chuyển sang các ngành phi nông nghiệp vẫn còn rất ít, số khẩu/hộ còn khá cao. Trong thời gian tới huyện cần có những kế hoạch phát triển các ngành nghề phù hợp để chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ thu hút lao động làm việc tại địa phương, giảm thiểu sự di cư của người dân địa phương. Bên cạnh việc ưu tiên phát triển kinh tế còn phải quan tâm tới các vấn đề xã hội khác như giáo dục, y tế, công tác kế hoạch hóa gia đình tại địa phương.
3.1.2.2. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Huyện
Kết quả sản xuất kinh doanh thường phản ánh hiệu quả kinh tế của một vùng, một địa phương, giúp ích cho việc đánh giá hiệu quả sản xuất, thu nhập và mức sống của người dân ở nơi đó. Trong những năm gần đây do được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nền kinh tế của địa phương đang phát triển với chiều hướng tích cực.
Bảng 3.3 cho thấy, cơ cấu kinh tế giữa các ngành có sự chuyển dịch đáng kể và theo chiều hướng tích cực. Tổng giá trị sản xuất bình quân qua 3 năm tăng 8,07% và ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là dịch vụ tăng 34,5% tương ứng tăng hơn 30 tỷ đồng và tiếp theo là ngành công nghiệp tăng 22,91% tương ứng tăng hơn 40 tỷ đồng cuối cùng là ngành nông nghiệp tăng 4,13% tương ứng tăng 51.6 tỷ đồng. Trong ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt có xu hướng ngày càng thu hẹp còn ngành chăn nuôi thì có xu hướng ngày càng mở rộng hơn nhưng tốc độ tăng khá chậm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng bình quân là nhỏ nhất nhưng với quy mô diện tích đất đai là lớn nhất giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp vẫn lớn hơn giá trị sản xuất tăng thêm của ngành công nghiệp và dịch vụ có quy mô sản xuất nhỏ hơn. Điều này là rất hợp lý bởi nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của huyện.
Năm 2013, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là 343.68 tỷ đồng đến năm 2015 tăng lên thành 373.2 tỷ đồng. Ngành chăn nuôi cũng gia tăng giá trị sản xuất của ngành từ năm 2013 là 269.04 tỷ đồng đến năm 2015 là 291.12 tỷ đồng. Trong 3 năm qua mặc dù tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm và tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng nhưng đều cho giá trị sản xuất tăng. Điều này chứng tỏ điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và trình độ sản xuất, chăn nuôi của người dân được nâng lên nhờ những buổi tập huấn, đào tạo của địa phương thực hiện có hiệu quả.
Bảng 3.3 cũng cho thấy mức sống của người dân trong xã ngày càng được cải thiện. Thể hiện ở GTSX/LĐ/năm năm 2013 là 19.75 triệu đồng đến năm 2015 đã tăng lên thành 20.89 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện và nâng cao. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người (TNBQĐN) là 11.35 triệu đồng đến năm 2015 đã tăng lên thành 12.49 triệu đồng tăng thêm hơn 1 triệu đồng. Mức sống người dân trong xã đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như trong cuộc sống. Để cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao và đảm bảo hơn chính quyền địa phương và chính quyền các cấp cần có những chính sách phát triển kinh tế địa phương phù hợp, đồng thời phải có sự kết hợp hài hòa giữa các ngành.
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Vị Xuyên Chỉ tiêu Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ I Tổng GTSX ( tỷ đồng) 729,36 100 796,08 100 851,76 100 109,15 106,99 108,07 1. Nông nghiệp 612,72 84,01 647,76 81,37 664,32 77,99 105,72 102,56 104,13 Trồng trọt 343,68 47,12 357,12 44,86 373,2 43,82 103,91 104,50 104,21 Chăn nuôi 269,04 36,89 290,64 36,51 291,12 34,18 108,03 100,17 104,02
2. Công nghiệp - xây dựng 78,96 10,83 95,76 12,03 119,28 14,00 121,28 124,56 122,91
3. Dịch vụ 37,68 5,17 52,56 6,60 68,16 8,00 139,49 129,68 134,50
II.Một số chỉ tiêu BQ
1 GTSX/ LĐ (tr.đ) 19,75 19,92 20,89
2 Thu nhập BQ/ĐN (tr.đ) 11,35 2,14 12,49
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Vị Xuyên (2015)
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Sơ đồ khung phân tích của đề tài 3.2.1. Sơ đồ khung phân tích của đề tài
Nghiên cứu thực trạng lao động di cư mùa vụ chính là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư theo mùa vụ của lao động nông thôn bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ qua lại với nhau. Căn cứ vào mục tiêu của đề tài nghiên cứu, đề tài sẽ được tiến hành dựa trên khung phân tích, từ diễn biến di cư của lao động di cư trên địa bàn huyện Vị Xuyên đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư của người lao động và đánh giá ảnh hưởng của di cư đến cộng đồng địa phương. Từ đó làm căn cứ khoa học để đưa ra các giải pháp.
Nhóm nội dung tình hình chung về di cư lao động trên địa bàn huyện, chúng tôi tim hiểu tình hình di cư mùa vụ trên địa bàn huyện, thông tin về các hộ gia đình điều tra, thực trạng di cư của lao động di cư. Để giải quyết nội dung này, chúng tôi đã sử dụng các chỉ tiêu tiếp cận là thu nhập, ngành nghề sản xuất, các chỉ tiêu bình quân về nhân khẩu, lao động, diện tích đất sản xuất, các chỉ tiêu về đời sống lao động di cư.
Nhóm nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư, chúng tôi nghiên cứu tính chọn lọc di cư của các hộ gia đình về các yếu tố giới tính, tuổi, hôn nhân, trình độ học vấn. Bên cạnh đó, còn phân tích lực hút và lực đẩy từ cộng đồng nơi xuất cư và nơi nhập cư thông qua các yếu tố thu nhập, việc làm, thời gian nông nhàn, vốn, đất sản xuất hay các yếu tố tự nhiên.
Nhóm nội dung về ảnh hưởng của di cư đến cộng đồng xuất cư được đánh giá trên ảnh hưởng của di cư đến cuộc sống hộ gia đình và ảnh hưởng của di cư đến cộng đồng địa phương nơi xuất cư. Để giải quyết nội dung này, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu tiếp cận về đời sống kinh tế và đời sống phi kinh tế của các hộ gia đình để cung cấp toàn diện về nhận thức của hộ gia đình đối với ảnh hưởng của di cư cũng như của địa phương.
Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư theo mùa vụ của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vị Xuyên được thể hiện qua hình 3.2.
Sơ đồ 3.2. Khung phân tích của đề tài
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2015.) Nghiên cứu thực trạng định di cư theo mùa vụ của lao động
nông thôn huyện Vị Xuyên
Đánh giá ảnh hưởng của di cư đến cộng đồng xuất
cư Khái quát tình hình
chung về di cư lao động huyện Vị Xuyên
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư
của người lao động
Lực đẩy trong quá trình quyết định di cư Lực hút trong quá trình quyết định di cư Tình hình di cư
mùa vụ của lao động nông thôn huyện Vị Xuyên Thông tin về các hộ gia đình ở các thôn điều tra Thực trạng di cư của lao động di cư
Thiếu việc làm Thời gian nông nhàn
Thu nhập thấp Thiếu vốn, đất sản xuất
Thu nhập cao
Nhiều công việc khác
Nuôi con em ăn học trên thành phố
Giải pháp nhằm ổn định cuộc sống của lao động di cư đối với việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương
Tính chọn lọc di cư của hộ gia đình
Ảnh hưởng đến cuộc sống hộ gia đình Ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương nơi xuất cư
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu
Khác với những vùng đồng bằng có nhiều điều kiện phát triển công nghiệp hiện đại thì huyện Vị Xuyên là một huyện có đến hơn 95% diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp. Ngoài thời gian đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp, để tận dụng khoảng thời gian nông nhàn, huyện không thể tránh khỏi việc người dân, lao động di cư tự do tìm kiếm việc làm ở những vùng lân cận hay những vùng có điều kiện phát triển hơn để kiếm sống. Chính đặc điểm này đã quyết định việc nghiên cứu thực trạng di cư tự do theo mùa vụ nơi đây là cần thiết.
Để đảm bảo việc nghiên cứu đem lại kết quả có tính thực tiễn cao, địa bàn nghiên cứu phải đại diện cho vùng trên các phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa – xã hội. Xuất phát từ những đặc điểm đó, chúng tôi quyết định chọn 3 xã đại diện trên địa bàn huyện làm điểm nghiên cứu, các xã đó là thị trấn Thanh Thủy, xã Thanh Đức và xã Thượng Sơn - xã được cán bộ nhìn nhận đánh giá có nhiều lao động di cư và có nhiều thay đổi từ việc di cư.
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập dựa trên nguồn số liệu và những thông tin có sẵn, đã được công bố để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Những thông tin thứ cấp thu thập là các thông tin về hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của di cư theo mùa vụ, được thu thập thông qua các sách, báo cáo của tổng cục thống kê, báo cáo tốt nghiệp, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước viết về di cư lao động và các website.
Trong nghiên cứu này, sử dụng thông tin thứ cấp sẽ được dựa trên số liệu sẵn có qua các báo cáo của phòng Thống kê, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện Vị Xuyên.
3.2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là những thông tin mới, chưa được công bố, được thu thập thông qua điều tra thực tế tại các hộ lao động nông thôn trên địa bàn huyện bằng các phương pháp như.
- Chọn mẫu điều tra: Để tìm hiểu ảnh hưởng của di cư mùa vụ của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vị Xuyên tới kinh tế hộ gia đình, chúng tôi tiến hành khảo sát 38 hộ với 63 người di cư trong hộ bao gồm 40 nam và 23 nữ. Đa số họ