Các loại hình tổ chức và hình thức di cư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 64 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Khái quát tình hình chung về di cư lao động theo mùa vụ trên địa bàn

4.1.5. Các loại hình tổ chức và hình thức di cư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Di cư theo mùa vụ qua biên giới là hình thức tổ chức di cư không có sự đồng ý của chính quyền địa phương nên tồn tại nhiều loại hình tổ chức di cư, mỗi loại hình tổ chức di cư có một đặc điểm riêng. Người lao động sẽ lựa chọn cho mình cách thức di cư phù hợp nhất. Các loại hình tổ chức di cư được thể hiện trên đồ thị 4.2.

Đồ thị 4.2. Các loại hình tổ chức di cư

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2015) Di cư theo mùa vụ qua biên giới tại huyện tồn tại dưới bốn loại hình tổ chức chủ yếu là qua bạn bè trong nước, qua tổ chức môi giới, qua người thân ở Trung Quốc và tự bản thân người di cư.

Di cư qua bạn bè trong nước là loại hình tổ chức di cư tự do dựa vào mối quan hệ quen biết trong nước không có sự ép buộc. Những người đã từng làm việc ở Trung Quốc sẽ giới thiệu bạn sang làm việc và họ sẽ nhận được một khoản thù lao từ công ty hay người sử dụng lao động.

Hình thức di cư qua người thân ở Trung Quốc là hình thức những người định cư ở Trung Quốc về thăm người thân và đưa người lao động sang làm việc. Những lao động này có chỗ dựa, có khả năng tìm được công việc thích hợp và lương cao lại không mất khoản chi phí nào.

4.1.5.1. Loại hình công việc

Theo số liệu điều tra phỏng vấn, đa số lao động nông thôn sang Trung Quốc có việc làm ngay. Tỷ lệ có việc làm tăng lên 13,26% so với trước khi di cư. Việc di cư đã làm thay đổi cơ cấu lao động Loại hình công việc được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Các công việc của lao động di cư

Chỉ tiêu

Nam Nữ Tổng

SL CC SL CC SL CC

(người) (%) (người) (%) (người) (%)

Công nhân 6 15 4 17,39 10 15,87

Lao động nông nghiệp 22 55 18 78,26 40 63,49

Thợ xây 12 30 1 4,35 13 20,63

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Lao động khi sang Trung Quốc vẫn làm việc trong nông nghiệp với các công việc như: Chặt mía, phát nương làm rẫy hay khai thác gỗ, chiếm 63.49% lao động điều tra, trong đó số lao động làm công việc chặt mía chiếm tới 66,67%. Những công việc này mang tính chất thời vụ, tạm bợ và thu nhập không ổn định nên thường là lựa chọn của lao động nhóm 2. Bởi tính chất của công việc này tương đối phù hợp với mục đích di cư của họ, di cư theo mùa vụ trong thời gian ngắn và tăng thu nhập.

Công việc của lao động di cư chủ yếu là các công việc thủ công đơn giản không đòi hỏi chuyên môn cao như: thợ xây và khai thác gỗ. Những công việc này rất nặng nhọc, thời gian và cường độ lao động lớn, điều kiện làm việc không đảm bảo, đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe, chịu khó và cẩn thận.

4.1.5.2. Mức độ tìm kiếm việc làm

Những lao động di cư là những nông dân nghèo, trước khi di cư luôn thiếu việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên, nếu có thu nhập cũng rất thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Sau khi di cư sang Trung Quốc hầu hết lao động được điều tra có việc làm ngay sau khi đến nơi. Có 77% lao động có việc làm ngay khi đến nơi và 23% số lao động còn lại có việc làm dưới 10 ngày. Điều này chứng tỏ cơ hội việc làm ở Trung Quốc là rất lớn và là một trong những yếu tố thu hút đối với những lao động nông thôn của địa phương. Song bên cạnh đó công việc của lao động di cư lại có tính chất ổn định không cao. 100% lao động điều tra cho biết rằng họ không được ký kết bất cứ bản hợp đồng lao động nào. Vì vậy, khi nhu cầu lao động tăng cao họ sẽ tuyển dụng lao động. Còn khi nhu cầu lao động xuống thấp họ sẽ bỏ rơi người lao động.

Hình thức tự bản thân người lao động tìm đường di cư, tìm việc làm, họ không có mối quan hệ trước với những người khác và hình thức này cũng gặp nhiều rủi ro nhất do không có sự liên kết trước.

Di cư qua tổ chức môi giới, loại hình di cư có sự ràng buộc về chi phí, những người tổ chức di cư có trách nhiệm đảm bảo về việc làm cũng như chi phí đi lại (người lao động sẽ phải trả chi phí đi lại trong tháng lương đầu tiên). Những người môi giới lợi dụng sự thiếu hiểu biết của lao động, đưa họ sang Trung Quốc làm việc với chi phí chỉ từ 3 - 3,5 triệu đồng/người mà không cần bất cứ cam kết, hợp đồng lao động (giữa người lao động và người sử dụng lao động) nào. Bù lại người lao động phải trích một khoản cho chi phí mỗi lần đi lại trả cho môi giới.

Qua điều tra cho thấy di cư qua bạn bè trong nước chiếm 60%, qua tổ chức môi giới chiếm 12%, qua người thân ở Trung Quốc chiếm 16%, tự bản thân người lao động chiếm 12%. Đa số người lao động đều có mối quan hệ trước khi di cư, đó là điều kiện thuận lợi cho việc di cư, tìm việc và ổn định cuộc sống tại Trung Quốc.

Bảng 4.5. Tình trạng tìm kiếm việc làm của lao động di cư

Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Có việc làm ngay 40 83,83 9 60,00 49 77,77 Dưới 10 ngày 8 16,67 6 40,00 14 22,23

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Bảng 4.5 cho thấy, giữa 2 nhóm lao động di cư có sự khác biệt trong tiếp cận cơ hội việc làm. Nam chủ yếu là những lao động di cư thông qua người thân hay bạn bè, do có sự giới thiệu trước nên sẽ có việc làm ngày khi sang Trung Quốc. Có tới hơn 80% lao động nhóm 1 có việc làm ngay và thời gian làm việc ổn định. Còn nhóm 2, chủ yếu là lao động mùa vụ, chỉ khi nông nhàn hay rảnh rỗi mới di cư sang Trung Quốc làm thuê. Do đó, chỉ có 68,33% lao động điều tra có việc làm ngay, số còn lại phải mất 1 khoảng thời gian ngắn để tìm kiếm việc làm.

Điều này chứng tỏ cơ hội việc làm ở Trung Quốc là rất lớn và là một trong những yếu tố thu hút đối với những lao động nông thôn của địa phương. Song bên cạnh đó công việc của lao động di cư lại có tính chất ổn định không cao. 100% lao động điều tra cho biết rằng họ không được ký kết bất cứ bản hợp đồng lao động nào. Vì vậy, khi nhu cầu lao động tăng cao họ sẽ tuyển dụng lao động. Còn khi nhu cầu lao động xuống thấp họ sẽ bỏ rơi người lao động.

4.1.5.3. Thời gian di cư của lao động di cư

Đặc trưng của loại hình di cư mùa vụ là sự kết hợp giữa những công việc trong thời gian căng thẳng do tính chất thời vụ và di cư trong những lúc nông nhàn. Thông qua đặc trưng sản xuất của vùng và lao động di cư cho thấy để đảm bảo thời gian luôn được tận dụng triệt để và đảm bảo đúng tiến độ sản xuất nông nghiệp nên phần lớn người lao động lựa chọn hình thức di cư mùa vụ. Lao động dễ tìm kiếm việc làm, vì những việc họ làm mang tính chất đơn giản, dễ làm, theo thời vụ, công việc không đòi hỏi sự liên tục về mặt thời gian. Họ có thể đi làm ở các thành phố lớn nhưng vẫn đảm bảo được việc đồng áng tại quê nhà. Đặc biệt là khi gia đình, dòng họ có công việc họ vẫn có thể dễ dàng trở về, qua đó thì mối quan hệ làng xã giữa họ vẫn được duy trì.

Bảng 4.6. Thời gian làm việc trong năm của LĐDC

Chỉ tiêu

Nam Nữ Tổng

SL CC SL CC SL CC

(người) (%) (người) (%) (người) (%)

< 3 tháng 5 12,5 4 17,39 9 14,29

Từ 3-6 tháng 11 27,5 10 43,48 21 33,33

Từ 6-9 tháng 20 50 8 34,78 28 44,44

>9 tháng 4 10 1 4,35 5 7,94

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Lao động nhóm 1 có thời gian di cư chủ yếu từ 6 - 9 tháng, một số ít làm việc tới 11 tháng. Những trường hợp lao động làm việc dưới 6 tháng do tại quê nhà có việc phải quay về hoặc do ốm

Thời gian di cư của lao động nhóm 2 chủ yếu trong khoảng 4 tháng, thường tranh thủ lúc nông nhàn để kiếm thêm thu nhập. Đa số lao động di cư từ 6 đến 9 tháng chiếm 44,44% và có 14,29% lao động di cư dưới 3 tháng. Có một số lao động chỉ sang làm việc khoảng 20 ngày, bởi không thích nghi được với công việc, ốm đau hay công việc đột xuất. Thời gian làm việc trong ngày khá vất vả, làm việc quần quật từ sáng tới tối, thời gian nghỉ trưa chỉ 30 phút tới 1 giờ đồng hồ. Những lao động này trong quá trình làm việc không có ngày nghỉ do công việc mang tính chất nông nghiệp.

Những lao động này trong quá trình làm việc không có ngày nghỉ do công việc mang tính chất nông nghiệp. Do đó có nhiều lao động từ Trung Quốc trở về cho biết công việc không nhàn hạ như lời các môi giới lao động quảng cáo, người

lao động làm việc trong các công ty của Trung Quốc phải làm trong môi trường khắc nghiệt, nặng nhọc và độc hại.

Hộp 4.1. Mức độ làm việc của lao động di cư

Nguồn: Phỏng vấn sâu (2015) Những người di cư làm các công việc rất đa dạng như: bốc vác, vận chuyển hàng hóa, làm thuê tại các trang trại lớn trồng cây lương thực, cây ăn quả, bốc vác, trồng rừng, chăn nuôi, làm đồ nhựa, thu hoạch mía, phụ xây, làm gạch, phát nương, làm rẫy, cấy lúa, chặt mía, thu hái nông sản, đào, đãi vàng...

Nam giới và nữ giới có thể làm những công việc như nhau. Hầu hết phụ nữ người dân tộc thiểu số qua bên kia biên giới để làm những công việc thủ công, như: trồng chuối, trồng dứa, phát nương, thu hoạch mía… Một số làm cả những việc nặng nhọc như phụ xây, đóng gạch, bốc vác hàng hóa, làm việc cho các xưởng gỗ, đào đãi vàng.

4.1.5.4. Thông tin về việc làm của Lao động di cư trước khi di cư

Để có thu nhập và nuôi sống bản thân, người lao động cần phải có công ăn việc làm ổn định. Sức ép về lao động việc làm trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng. Theo kết quả điều tra tại địa phương, số lao động có việc làm thường xuyên của huyện chỉ đạt có 86,74%. Lượng lao động mới tăng thêm hàng năm cộng thêm lượng lao động chưa có việc làm trong nhiều năm trước khiến cho nhu cầu tìm việc làm ngày càng cao. Trong khi năng lực thu hút lao động của nền kinh tế địa phương lại quá nhỏ bé.

Kết quả điều tra cho thấy, có 31% lao động di cư không có việc làm thường xuyên. Nhóm 1 có tỉ lệ lao động không có việc làm thường xuyên cao hơn nhóm 2, bởi lao động nhóm 2 chủ yếu là những người có độ tuổi trung bình cao hơn, đã có gia đình và công việc chủ yếu làm nông nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm thường xuyên đã tạo nên một áp lực tương đối lớn với người lao động và cả địa phương. Vì vậy thiếu việc làm đã trở thành một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới quyết định di cư tự do của người lao động.

Tôi làm việc từ sáng đến tối, cả ngày được nghỉ 30 phút để ăn trưa, có hôm vừa ốm dậy, ông chủ bắt đi làm. Khi làm việc thì ông chủ giám sát, bắt tập trung làm việc, không có thời gian nghỉ ngơi. Phụ nữ có khi phải vác cả bao xi măng nặng 50 kg, mệt lắm nhưng vẫn phải cố gắng kiếm tiền để nuôi gia đình, chồng tôi yếu lắm không đi làm được.

Bảng 4.7. Thông tin về việc làm trước di cư của người lao động Chỉ tiêu Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 TỔNG SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1. Việc làm thường xuyên 40 100 23 100 63 100

Có 23 57,50 15 65,21 38 60,32

Không 17 42,50 8 34,79 25 39,68

2. Thời gian lao động

trong 1 năm 40 100 23 100 63 100

Dưới 3 tháng 3 7,50 2 8,69 5 7,94

Từ 3 – 6 tháng 15 37,50 11 47,82 26 41,27

Từ 6 – 9 tháng 17 42,50 9 39,13 26 41,27

Trên 9 tháng 5 12,50 1 4,35 7 1,58

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Sản xuất nông nghiệp vốn mang tính thời vụ cao, thời gian lao động không hợp nhất với thời gian làm việc. Kết quả điều tra cho thấy, thời gian làm việc thực tế của người lao động tại địa phương chỉ đạt từ 50 - 65%. Người lao động chỉ bận rộn vào những lúc mùa vụ thu hoạch, sau khi kết thúc mùa vụ người lao động đều nhàn rỗi. Kết quả điều tra lao động di cư cũng cho thấy, thời gian lao động trong 1 năm chủ yếu từ 6 - 9 tháng (41,27%), làm việc từ 3 - 6 tháng chiếm 41,27%, làm việc trên 9 tháng chiếm 1,58% và 7,94% còn lại làm việc dưới 3 tháng. Nhiều lao động đã lợi dụng quãng thời gian này để di cư qua biên giới làm thêm để nâng cao thu nhập của gia đình. Thông thường người lao động chỉ di cư trong một khoảng thời gian ngắn từ 1 - 4 tháng, sau đó họ quay về quê hương để tiếp tục công việc sản xuất của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)