Đời sống của người lao động khi di cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 70 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Khái quát tình hình chung về di cư lao động theo mùa vụ trên địa bàn

4.1.6. Đời sống của người lao động khi di cư

4.1.6.1. Điều kiện sống của lao động di cư

Do tính chất làm việc xa nhà, di cư tự do không có giấy tờ nên người lao động không được tự ý chọn chỗ ở mà phải ở theo sự bố trí của công ty hay người sử dụng lao động để dễ quản lý. Theo kết quả điều tra tất cả lao động di cư đều do công ty hoặc do người sử dụng lao động bố trí nơi trọ, không có lao động nào tự thuê nhà trọ. Chỗ ở của người lao động di cư là những dãy nhà cấp bốn, phòng chật chội, nhiều người cùng ở chung một phòng được bố trí gần nơi làm việc, giúp người lao động thuận tiện đi làm. Người lao động không có phương tiện đi làm, chủ yếu là đi bộ do khoảng cách gần. Người lao động di cư sống trong những ngôi nhà trọ do công ty hoặc chủ lao động bố trí với điều kiện điện, nước ở mức độ tối thiểu.

Người lao động di cư sang Trung Quốc trung bình phải chi tiêu cho ăn uống và sinh hoạt hàng ngày từ 800 nghìn/tháng đến 1,5 triệu/tháng, phần lớn trong số đó là chi tiêu cho việc ăn uống.

4.1.6.2. Sức khỏe của người lao động di cư

Để có thể di cư sang Trung Quốc làm việc, người lao động phải có sức khỏe tốt. Đánh giá về sức khỏe của lao động bao gồm cả nam và nữ cho thấy phần lớn là ở mức độ tốt với tỷ lệ 53.97% và chỉ có 36.51% ở mức tốt và đáng chú ý là còn một số lao động có tình trạng sức khỏe không tốt (9.52%) (bảng 4.8). Điều này là một trở ngại đối với mong muốn có việc làm ổn định và thu nhập tốt đối với lao động di cư.

Bảng 4.8. Tình trạng sức khỏe của lao động di cư

Chỉ tiêu Nam Nữ Tổng SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tốt 21 52,5 13 56,52 34 53,97 Trung bình 15 37,5 8 34,78 23 36,51 Yếu 4 10,0 2 8,70 6 9,52

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Do di cư bất hợp pháp nên người lao động không có hộ chiếu hay bất kỳ giấy tờ bảo lãnh nào nên khi ốm đau họ thường tự chữa trị vì vậy càng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

4.1.6.3. Những khó khăn của lao động di cư

Di cư bất hợp pháp sang Trung Quốc nên người lao động luôn đứng trước nhiều khó khăn và rủi ro. Kết quả điều tra cho thấy lao động bao gồm cả nam giới và nữ giới gặp phải khó khăn lớn nhất là về giao tiếp do chưa được học tiếng trước khi di cư, tiếp đến là khó khăn về tìm việc làm và khó khăn về phương tiện đi lại (Bảng 4.9).

Lao động di cư còn phải đối mặt với nỗi lo bị công an Trung Quốc bắt. Khi bị bắt, người lao động sẽ bị trả về nước và bị tịch thu hết tài sản mang theo.

Theo kết quả điều tra việc buôn bán người chiếm tỷ lệ không cao bởi hầu hết lao động di cư qua người thân, bạn bè đều có được một số thông tin liên quan đến công việc, tiền lương, chỗ ở cũng như được cảnh báo các rủi ro cần phải đề phòng.

Bảng 4.9. Các khó khăn của lao động di cư tự do sang Trung Quốc Chỉ tiêu Chỉ tiêu Nam Nữ Tổng SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)

Khó khăn về giao tiếp 26 65,00 17 73,91 43 68,25

Khó khăn về phương tiện đi lại 3 7,50 1 4,35 4 6,35

Khó khăn về tìm việc làm 11 27,50 5 21,74 16 25,40

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Những lao động di cư sang Trung Quốc thường tập hợp thành nhóm và quan hệ với nhau trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Khi nhận việc từ chủ họ có thể cử ra một, hai người đã có làm việc ở Trung Quốc nhiều thời gian, có kinh nghiệm trong việc lựa chọn công việc và thỏa thuận tiền lương để trao đổi với chủ lao động hoặc cùng trao đổi với chủ để nhận công việc. Mỗi nhóm có thể bao gồm 3, 5, 7 người hoặc nhiều hơn. Khi làm việc ở ngoài cánh đồng họ có thể quây lều để ở. Ban ngày người lao động cùng làm việc ngoài cánh đồng, tối đến họ cùng nhau về lều nấu ăn, trò chuyện và nghỉ ngơi.

Mối quan hệ giữa lao động với chính quyền nơi đi là rất hạn chế. Họ trốn tránh chính quyền để di cư sang Trung Quốc do đó số lượng người lao động di cư, gặp rủi ro, hoặc bị mua bán có thể còn lớn hơn rất nhiều nhưng chính quyền nơi đi không nắm được chính xác. Khi gặp rủi ro rất cần đến sự giúp đỡ của chính quyền nơi đi, tuy nhiên do tâm lý mặc cảm, tự ti, sợ ảnh hưởng đến danh dự và cuộc sống cá nhân nên thường người lao động không khai báo với các cơ quan chức năng của chính quyền nơi đi mà nhờ bạn bè, người thân giúp đỡ.

Do khi sang Trung Quốc không khai báo với chính quyền nơi đi nên sang đến Trung Quốc, có trường hợp bị tai nạn lao động, có trường hợp tử nạn, nhà chức trách ở đó mới thông báo đại diện gia đình, chính quyền Việt Nam qua nhận thi hài. Họ chỉ hỗ trợ chi phí đi lại, đưa thi hài về nước, ngoài ra không có khoản đền bù nào nên rất thiệt thòi cho người lao động.

Đối với chính quyền nơi đến, những người di cư càng không có điều kiện quan hệ, thậm chí còn phải tìm mọi cách để trốn tránh vì di cư theo hình thức bất hợp pháp. Bên cạnh đó Khi nhận việc, hợp đồng lao động giữa lao động di cư với chủ sử dụng lao động thường ít được kí kết mà chỉ là thỏa thuận miệng về mức lương và điều kiện làm việc. Lý do là chủ lao động không muốn liên đới về pháp luật, ràng buộc trách nhiệm để dễ dàng bóc lột sức lao động và chiếm đoạt tiền công.

Hộp 4.2. Quan hệ của lao động với chính quyền nơi đi

Nguồn: Phỏng vấn sâu (2015)

Không có hợp đồng lao động dẫn tới việc nhiều lao động phải chịu những nguy cơ, rủi ro như thời gian làm việc của họ kéo dài hơn trong một ngày, bị trả mức lương thấp, không đúng thỏa thuận. Một số trường hợp có thể bị nợ lương, quỵt lương, bị quản lý chặt chẽ, đối xử ngược đãi, đánh đập, cưỡng bức lao động. Người đứng đầu nhóm nhận việc, thỏa thuận tiền công với chủ thuê lao động. Khi xong việc khoán hoặc thời vụ sẽ nhận tiền công và chia cho các thành viên trong nhóm. Có người nhận tiền công theo ngày, nhưng đa số đều nhận tiền công theo đợt làm việc từ 10 ngày đến một tháng.

Tuy nhiên có trường hợp lao động bị bắt, bị đánh, bị công an Trung Quốc đẩy trả về nên không lấy được tiền công. Đặc biệt khi người lao động đi qua khu vực biên giới rất dễ bị công an Trung Quốc kiểm tra và thu giữ tiền họ mang theo người, nên phải thuê người làm dịch vụ trung gian chuyển tiền qua biên giới với số phí phải trả cho trung gian. Có trường hợp người làm dịch vụ trung gian bị bắt thì người lao động có thể mất hết tiền công.

Việc thực hiện trả lương đối với một số trường hợp không đúng thỏa thuận, không ổn định, hoặc không tương xứng với công sức bỏ ra, còn bị chủ sử dụng lao động quỵt tiền bằng nhiều thủ đoạn, thậm chí báo công an đến bắt lao động để không phải trả tiền công. Nếu bị bắt giữ thì coi như công sức lao động bỏ ra bao nhiêu tháng trời sẽ trở thành số không. Có chủ lao động vì muốn quỵt tiền công của lao động, đến kỳ trả lương báo với cảnh sát đến kiểm tra, truy đuổi để lao động Việt Nam chạy đi chỗ khác. Nếu lao động bị bắt tại xưởng, chủ lao động phải bỏ tiền nộp phạt, bảo lãnh và sau đó chủ sẽ ép lao động quay trở lại làm việc để trừ vào lương của người lao động. Do đó mà có nhiều người khi trở về sau một thời gian lao động với hai bàn tay trắng.

Có những trường hợp lao động di cư được thỏa thuận đi làm trong cơ sở chế biến gỗ. Tuy nhiên do công việc không đều nên có những ngày lao động lại bị Do lao động chui, chính quyền địa phương không biết nên không lập hồ sơ theo dõi. Có trường hợp người lao động bị người chủ Trung Quốc quỵt lương nhưng do chúng tôi không nắm rõ hồ sơ nên công tác bảo hộ công dân gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài. Hiện nay chúng tôi chỉ có thể giúp đỡ những công dân Việt Nam khó khăn ở Trung Quốc mà chúng tôi biết rõ.

điều đi làm phu hồ ở công trường xây dựng. Theo thỏa thuận, chủ trả công lao động theo tháng nhưng làm việc đến hết tháng thứ 6 mới được trả lương đến tháng thứ 3. Khi người lao động yêu cầu trả lương đúng thời hạn, chủ lao động tỏ ra khó chịu và đưa ra lý do khác nhau để chây ỳ khiến người lao động chán nản và bỏ về nước và chấp nhận mất số tiền công lao động. Tùy công việc mà người lao động nhận được mức thu nhập khác nhau, tuy nhiên trung bình tiền công là 200-300 nghìn đồng/ngày.

Hộp 4.3. Thu nhập của lao động di cư

Nguồn: Phỏng vấn sâu (2015) Do di cư bất hợp pháp nên nhiều người trong quá trình làm thuê không có giấy tờ hợp pháp nên khi bị phát hiện đã bị công an Trung Quốc đuổi về nước hoặc bị nộp phạt, bắt giữ và đẩy về theo các lối mòn biên giới. Đặc biệt, nhiều trường hợp đã bị tai nạn hoặc tử vong trên đất Trung Quốc mà không hề nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chức năng hay doanh nghiệp mà mình đang lao động. Do di cư bất hợp pháp nên họ luôn ở trong điều kiện sống chui lủi nhằm trốn tránh chính quyền nơi đến.

Hộp 4.4. Quan hệ với chính quyền nơi đến

Nguồn: Phỏng vấn sâu (2015) Bên cạnh đó, một bộ phận người lao động sau một thời gian sinh sống và làm việc cùng người lao động Trung Quốc, lao động di cư có thể giao tiếp đơn giản và học hỏi, giao lưu với những người lao động Trung Quốc.

Tùy vào từng công việc tôi làm, lúc trước ở nhà tôi đi phụ hồ lương chỉ được 150 nghìn đồng/ngày. Nhưng khi được bạn bè giới thiệu sang Trung Quốc làm, tôi sang đấy làm lương cũng được 250 nghìn đồng/ngày, mặc dù công việc có vất vả hơn, nhưng kiếm được nhiều tiền hơn ở quê, cuộc sống của gia đình tôi cũng đỡ vất vả hơn trước.

Bác Thắng, xã Thượng Sơn

Sang Trung Quốc làm việc chúng tôi không có giấy tờ thông hành, vì thế phải sống chui sống lủi, ở tạm lán thôi. Khi ngủ dép cũng phải giấu đi, nói chuyện cũng chỉ thì thầm thôi, chứ không cơ quan chức năng người ta bắt được thì người ta cũng áp theo các quy định để phạt lương thì tính trả theo ngày được mấy đồng, mà lại bị các cơ quan chức năng bắt thì chẳng còn đồng nào để gửi về quê nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)