Nguồn: Phỏng vấn sâu (2015)
Không có hợp đồng lao động dẫn tới việc nhiều lao động phải chịu những nguy cơ, rủi ro như thời gian làm việc của họ kéo dài hơn trong một ngày, bị trả mức lương thấp, không đúng thỏa thuận. Một số trường hợp có thể bị nợ lương, quỵt lương, bị quản lý chặt chẽ, đối xử ngược đãi, đánh đập, cưỡng bức lao động. Người đứng đầu nhóm nhận việc, thỏa thuận tiền công với chủ thuê lao động. Khi xong việc khoán hoặc thời vụ sẽ nhận tiền công và chia cho các thành viên trong nhóm. Có người nhận tiền công theo ngày, nhưng đa số đều nhận tiền công theo đợt làm việc từ 10 ngày đến một tháng.
Tuy nhiên có trường hợp lao động bị bắt, bị đánh, bị công an Trung Quốc đẩy trả về nên không lấy được tiền công. Đặc biệt khi người lao động đi qua khu vực biên giới rất dễ bị công an Trung Quốc kiểm tra và thu giữ tiền họ mang theo người, nên phải thuê người làm dịch vụ trung gian chuyển tiền qua biên giới với số phí phải trả cho trung gian. Có trường hợp người làm dịch vụ trung gian bị bắt thì người lao động có thể mất hết tiền công.
Việc thực hiện trả lương đối với một số trường hợp không đúng thỏa thuận, không ổn định, hoặc không tương xứng với công sức bỏ ra, còn bị chủ sử dụng lao động quỵt tiền bằng nhiều thủ đoạn, thậm chí báo công an đến bắt lao động để không phải trả tiền công. Nếu bị bắt giữ thì coi như công sức lao động bỏ ra bao nhiêu tháng trời sẽ trở thành số không. Có chủ lao động vì muốn quỵt tiền công của lao động, đến kỳ trả lương báo với cảnh sát đến kiểm tra, truy đuổi để lao động Việt Nam chạy đi chỗ khác. Nếu lao động bị bắt tại xưởng, chủ lao động phải bỏ tiền nộp phạt, bảo lãnh và sau đó chủ sẽ ép lao động quay trở lại làm việc để trừ vào lương của người lao động. Do đó mà có nhiều người khi trở về sau một thời gian lao động với hai bàn tay trắng.
Có những trường hợp lao động di cư được thỏa thuận đi làm trong cơ sở chế biến gỗ. Tuy nhiên do công việc không đều nên có những ngày lao động lại bị Do lao động chui, chính quyền địa phương không biết nên không lập hồ sơ theo dõi. Có trường hợp người lao động bị người chủ Trung Quốc quỵt lương nhưng do chúng tôi không nắm rõ hồ sơ nên công tác bảo hộ công dân gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài. Hiện nay chúng tôi chỉ có thể giúp đỡ những công dân Việt Nam khó khăn ở Trung Quốc mà chúng tôi biết rõ.
điều đi làm phu hồ ở công trường xây dựng. Theo thỏa thuận, chủ trả công lao động theo tháng nhưng làm việc đến hết tháng thứ 6 mới được trả lương đến tháng thứ 3. Khi người lao động yêu cầu trả lương đúng thời hạn, chủ lao động tỏ ra khó chịu và đưa ra lý do khác nhau để chây ỳ khiến người lao động chán nản và bỏ về nước và chấp nhận mất số tiền công lao động. Tùy công việc mà người lao động nhận được mức thu nhập khác nhau, tuy nhiên trung bình tiền công là 200-300 nghìn đồng/ngày.