Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư mùa vụ của lao động nông thôn
4.2.1. Nhóm yếu tố đẩy
Nhóm yếu tố đẩy, là những hoàn cảnh khó khăn ở nơi đi mà người di cư phải nếm trải, thường là những khó khăn về kinh tế, sự suy thoái về tài nguyên làm mất đi sinh kế của họ, cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Khi mà lực hút và lực đẩy “cộng hưởng” với nhau, thì các dòng chuyển cư có thể diễn ra ồ ạt với quy mô lớn. Khi mà điều kiện tự nhiên khan hiếm khô hạn, đất đai cằn cỗi bạc màu, đất nông nghiệp bị mất dần thay vào đó là sự phát triển cơ sở hạ tầng khiến người dân không có việc làm bị lâm vào cảnh đói nghèo và có sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập của các tầng lớp dân cư, trong sự phát triển giữa các vùng, thì đều dẫn đến tình trạng di cư.
Rời bỏ quê hương sang các nước láng giềng hay các đô thị lớn để kiếm sống là câu chuyện của bao người lao động trong những năm qua. Thu nhập và việc làm là động lực thúc đẩy quá trình di cư của lao động. Trước những rủi ro trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, sự tụt giá của các mặt hàng nông sản trên thị trường, lao động nông thôn không thể chỉ trông chờ vào hạt thóc khi mà ruộng đất thì ngày càng bị thu hẹp, gia đình đông người ăn theo, có cha mẹ già, con nhỏ. Hơn nữa sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn đã thôi thúc những người nông dân phải đi di cư ra thành phố để tìm việc làm.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của 38 hộ có người di cư cho thấy có rất nhiều lý do để những người lao động di cư đi làm ăn xa, trong đó chủ yếu xuất phát từ mục tiêu kinh tế Có tới 81,40% số lao động di cư và hộ cho biết rằng họ đi làm ăn xa vì ở địa phương “thiếu việc làm có thu nhập, thất nghiệp cao”; 79,11% số lao động di cư và hộ cho biết rằng họ đi làm ăn xa vì ở địa phương có “công việc nhưng thu nhập của họ lại thấp”; gần 56,94 % số LĐDC và hộ cho rằng “sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, thời gian nông nhàn quá dài”; 19,44% số LĐDC cho rằng “thiếu đất sản xuất”; và một vài các lý do khác. Như vậy lý do kinh tế là
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định di cư đi làm ăn xa của LĐDC. Trên thực tế, nông dân buộc phải đi di cư làm thêm bởi những chi tiêu bắt buộc cho con cái học hành, đau ốm, chi phí sản xuất, rất nhiều khoản chi tiêu khác...họ không thể kiếm được số tiền đó tại quê hương, buộc người lao động phải di cư, đi làm ăn kiếm sống. Điều đó thể hiện rõ trong đồ thị 4.3.
Hộp 4.5. Việc làm và thu nhập của lao động di cư
Nguồn: Phỏng vấn sâu (2015)
Đồ thị 4.3. Lý do di cư của Lao động di cư
Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Ngoài sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì trong số lao động điều tra, hầu hết đều cho rằng tại nông thôn hầu như không có việc làm thêm để tạo thêm thu nhập. Thu nhập từ nông nghiệp thấp lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, không có việc làm thêm để tăng thu nhập nên họ di cư sang trung quốc làm thêm với mong muốn cải thiện
Quê chỉ có 3 sào ruộng cấy gặt xong rồi lại chơi không, quanh đi quẩn lại cũng hết ngày, tiền thì lại không có mà nhiều thứ phải cần có tiền để mua, một ngày làm không ra một đồng, không đi làm thì chẳng có tiền để tiêu, hàng tháng tiền cho cháu đi học rồi lại tiền thuốc thang cho bố cháu nữa. Mọi thứ tôi phải lo hết, nên tôi phải đi làm kiếm tiền nuôi gia đình và con cái học.
cuộc sống, họ luôn cố gắng kiếm tiền và tiết kiệm tiền. Qua điều tra 63 người di cư họ cho biết rằng họ đều không có việc làm và nó chiếm một tỷ lệ đáng kể 47.22% (trong đó nam giới chiếm 44.64% và nữ giới chiếm 56.25%) những lao động này sau khi học xong không tiếp tục học nữa một phần vì trình độ có hạn, phần khác gia đình không đủ điều kiện, ở quê không có việc làm. Tỷ lệ người LĐDC trước khi di cư có việc làm nhưng không ổn định chiếm 71.43%, phần lớn những lao động này làm trong nông nghiệp, họ đã có gia đình nhưng công việc bấp bênh, có việc thì đi làm, không có việc thì nghỉ dài, không có thu nhập. Mặc dù công việc tạm thời nhưng cũng góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình. Số lượng người không đi làm và những lao động có việc làm ổn định chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể trên 10%. Có sự chênh lệch này là do đặc thù công việc trong nông nghiệp, họ tranh thủ đi làm thêm vào lúc nông nhàn kiếm thêm thu nhập, thời gian còn lại họ làm nông nghiệp, tham gia sản xuất với gia đình.
.
Đồ thị 4.4. Tình trạng công việc của lao động trước khi di cư
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Thu nhập thấp, thu nhập của người lao động trước khi di cư rất thấp và hầu như là không có thu nhập, phần lớn là dựa vào mức thu nhập của hộ gia đình. Với đặc thù là các hộ thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chính chiếm 52.22%, nhóm hộ trung bình chiếm tương đối cao 63.33% và 31.67% số hộ nghèo nên thu nhập của hộ chiếm nhiều nhất với 58.33% ở mức từ 1 – dưới 2 triệu/tháng, từ 2 – 3 triệu/tháng chiếm 21.67%, thu nhập dưới 1 triệu/tháng chiếm 18.33%, và chiếm
một tỷ lệ rất nhỏ dưới 2% số hộ có thu nhập trên 3 triệu/tháng. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế, khi họ chủ yếu xuất thân từ hộ thuần nông với 63.33%, thu nhập của các hộ nông dân chủ yếu từ trồng lúa là chính, cộng với một ít thu nhập từ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong gia đình thì thu nhập của họ sau khi trừ các chi phí đầu vào chỉ còn “lấy công làm lãi”. Đó là chưa kể những rủi ro về thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra hàng năm gây mất mùa và thất bát cho họ. Thu nhập của họ không đủ trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, học hành của con cái, chữa bệnh khi ốm đau.
Vì vậy, di cư để tìm kiếm được những công việc phù hợp với khả năng của mình, tuy mức lương không cao so với những mong đợi của họ nhưng cũng phần nào giúp cải thiện thu nhập cho bản thân người lao động và cho chính gia đình họ, mức thu nhập hàng tháng chính là lý do khiến người lao động quyêt định di cư sang Trung Quốc để làm thuê.
18.33% 58.33% 21.67% 1.67% Dưới 1 triệu Từ 1 - dưới 2 triệu Từ 2 - 3 triệu Trên 3 triệu
Đồ thị 4.5. Thu nhập bình quân/tháng của hộ gia đình trước khi có LĐDC
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Thời gian nông nhàn: sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã diễn ra theo đúng mùa vụ, một năm có hai vụ sản xuất lúa chính và rõ rệt, vụ đông xuân và hè thu, vào thời điểm khoảng cuối tháng 12, đầu tháng 1, giữa tháng 5, đầu tháng 6, cuối tháng 10 tính theo âm lịch là thời điểm người nông dân bắt tay vào sản xuất gieo trồng và thu hoạch, đây là khoảng thời gian căng thẳng cần nhiều lao động nhất, ngoài thời gian đấy ra người dân trong xã có khá nhiều thời gian rảnh rỗi và không có việc làm. Theo đồ thị 4.6 Thông tin về việc làm trước di cư của người lao động ta thấy với 5% số lao động di cư dưới 3 tháng, có đến 55% số lao động
di cư từ 6-9 tháng. Qua đây ta thấy được khoảng thời gian nông nhàn của người nông dân trên địa bàn huyện là rất lớn, vì vậy việc đi lại tìm kiếm việc làm diễn ra với khoảng cách xa hơn, phổ biến hơn với nhiều thời điểm trong năm hơn.
Thiếu đất sản xuất, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/khẩu là 1 (sào/khẩu), nhiều hộ gia đình có đông con được sinh ra nhưng không có ruộng, ăn theo bố mẹ, bởi chính sách chia ruộng đất từ nhiều năm trước. Với diện tích đất nông nghiệp ít chiếm 31,67% (hộ có diện tích từ 1 - 3 sào), tỷ lệ hộ có diện tích đất trung bình chiếm 51,67% trên 3 sào. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đất nông nghiệp dẫn chuyển sang sử dụng vì mục đích khác. Dân số lại tăng khiến lao động trong huyện thiếu đất canh tác, đời sống nông dân gặp không ít khó khăn, việc làm tại quê nhà không có, nên ngoài những thời gian chính vụ thì lao động huyện thường di cư đi nơi khác để tìm kiếm việc làm trong thời gian nông nhàn, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho gia đình, vẫn đảm bảo việc sản xuất nông nghiệp ở quê nhà.
Hộp 4.6. Khó khăn thúc đẩy việc di cư của lao động nông thôn
Ở nhà chỉ làm nông nghiệplà chủ yếu , chăn nuôi thì chẳng được là bao, mà ruộng lại ít con cái hai đứa sinh ra đều không có ruộng, cả nhà 4 người được 2 sào ruộng, chẳng đủ ăn còn phải đi đong thêm gạo để ăn,mà tiền thì không làm ra, suốt ngày quanh quẩn ở nhà cũng chết, chi tiêu thì lại rất cần đến tiền, có tiền mới mua được những vật dụng cần thiết. Nên tôi quyết địnhphải sang Trung Quốc làm để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình, con cái tôi được đi học đầy đủ như chúng bạn
Anh Thắng, 34 tuổi xã Thanh Đức Nguồn: Phỏng vấn sâu (2015) Trên đây là những lý di do quan trọng ‘đẩy; người lao động nông thôn di cư sang Trung Quốc làm thêm với hy vọng kiếm được một khoản thu nhập cao sẽ thay đổi cuộc sống của họ. Nếu xét theo nguyên nhân trực tiếp từ sản xuất nông nghiệp cho thấy, nguyên nhân chính do thu nhập từ sản xuất nông nghiệp rất thấp chiếm 65,52% lao động điều tra. Bình quân thu nhập của lao động nông nghiệp là 6 triệu đồng. Vậy để trang trải cho tất cả các hoạt động, công việc nhu cầu trong gia đình thì số thu nhập bình quân hằng năm của lao động không thể đáp ứng được. Do quá trình CNH-HĐH làm diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dẫn đến thiếu đất sản xuất, các rủi ro do thiên nhiên mang lại cũng được coi là lý do khiến người lao động phải di cư chiếm 20,35% theo số liệu điều tra.
Chúng ta có thể thấy rằng các yếu tố đẩy này có mối quan hệ mật thiết với nhau, yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến kết quả của yếu tố khác. Do thời gian nông nhàn nhiều, đất canh tác lại ít, ruộng đất ngày càng thu hẹp, dân số tăng lên dẫn đến người lao động thiếu việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp. Mặt khác thì kinh doanh, phát triển sản xuất, những ngành nghề phụ khác thì người lao động cũng như hộ gia đình tham gia rất hạn chế, do những ngành nghề này đòi hỏi mức vốn đầu tư ban đầu lớn. Họ phải đi vay ở ngân hàng và trả lãi hàng tháng, nhưng hầu hết số tiền lãi nhận được không đủ trang trải mọi khoản chi tiêu mà họ bỏ ra, ngành nghề phụ không có, tiền lương của các thành viên trong hộ cũng không dẫn đến không có thu nhập. Như vậy các yếu tố đẩy đều quan trọng, phụ thuộc vào nhau, một khi một cái được tháo gỡ thì tất yếu mọi thứ khác sẽ trở nên dễ dàng hơn, mà cái đích cuối cùng họ muốn đạt được chính là mức thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình họ.
Qua đây ta thấy yếu tố quan trọng nhất mà đẩy người lao động di cư đi nơi khác chính là thu nhập thấp và thời gian nông nhàn nhiều dẫn đến thiếu việc làm tại quê nhà.