Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1, Tình hình lao động di cư trên thế giới
Số liệu mới nhất của Vụ Kinh tế và Các vấn đề xã hội của LHQ cho thấy, năm 2013 hiện có hơn 232 triệu người di cư quốc tế chiếm 3,2% dân số thế giới, trong khi năm 2000 chỉ có 175 triệu và năm 1990 là 154 triệu người. Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, dòng di cư Nam-Bắc và Nam-Nam đã tăng lên đáng kể, đạt khoảng 82 triệu người. Ở góc độ châu lục, châu Âu (72 triệu người đến) và châu Á (71 triệu người đến) vẫn là những điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới, chiếm gần hai phần ba số người di cư trên toàn thế giới. Tại châu Âu, Đức và Pháp là nơi có các cộng đồng dân nhập cư lớn nhất bởi Đức và Pháp nằm trên tuyến đường nối giữa châu Âu với Bắc Phi và người di cư đổ về đây để tìm kiếm việc làm. Mỹ vẫn là quốc gia đến nhiều nhất thế giới với 23 triệu người trong giai đoạn 1990 - 2013,
tức mỗi năm có thêm 1 triệu người di cư đến Mỹ. Đứng ở vị trí thứ 2 thế giới là Các Tiểu vương quốc Ả Rập với 7 triệu người và tiếp theo là Tây Ban Nha với 6 triệu người (International Organization for Migration, 2013).
Những điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới
Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, ở góc độ châu lục, châu Âu và châu Á vẫn là những điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới, chiếm gần hai phần ba số người di cư trên toàn thế giới: Châu Âu với 72 triệu người đến và châu Á là 71 triệu người đến trong năm 2013 (Liên hợp quốc - Wu Hongbo, 2013).
Tại châu Âu, Đức và Pháp là nơi có các cộng đồng dân nhập cư lớn nhất bởi Đức và Pháp nằm trên tuyến đường nối giữa châu Âu với Bắc Phi và người di cư đổ về đây để tìm kiếm việc làm. “Có những điểm đi và đến mới nổi lên và trong một số trường hợp những quốc gia này vừa là trọng điểm của nơi xuất cư, trung chuyển và đồng thời là nhập cư” - Trưởng Ban Dân số, ông John Wilmoth nói.
So với các điểm đến khác, số người nhập cư đến với châu Á đã tăng thêm nhiều nhất với khoảng 20 triệu người trong 13 năm qua (tính từ 2000). Sự gia tăng này chủ yếu bởi nhu cầu ngày càng tăng đối với lao động nước ngoài tại các quốc gia dầu mỏ ở Tây Á và các nền kinh tế năng động ở Đông Nam Á như Malaysia, Singapore và Thái Lan (Liên hợp quốc - Wu Hongbo, 2013).
Mỹ vẫn là quốc gia đến nhiều nhất thế giới với 23 triệu người trong giai đoạn 1990-2013, tức mỗi năm có thêm 1 triệu người di cư đến Mỹ. Đứng ở vị trí thứ 2 thế giới là Các Tiểu vương quốc Ả Rập với 7 triệu người và tiếp theo là Tây Ban Nha với 6 triệu người. Số liệu thống kê cũng cho thấy, 74% người di cư quốc tế là ở trong độ tuổi lao động, từ 20 - 64 tuổi. Nếu phân theo giới tính của người di cư thì tương đối đồng đều giữa cả hai giới trong đó nữ giới chiếm 48% và nam giới là 52% (Đặng Nguyên Anh, 2012).
Theo thống kê của các Tổ chức Lao động quốc tế thì trong vòng 25 năm qua, lượng người di cư trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi và dự báo trong thập kỷ tới sẽ tăng tiếp gấp hai lần. Hiện tại, toàn cầu có khoảng trên 200 triệu lao động di cư và riêng trong nội khối ASEAN cũng có khoảng 15 triệu người. Tại VN, lao động di cư trong giai đoạn 2004 - 2009 khoảng 6,7 triệu người. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu thì lao động di cư trong nước ta vẫn có xu hướng tiếp tục tăng trong thập kỷ tới (Đặng Nguyên Anh, 2012).
Malaysia
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở Malaysia diễn ra rất nhanh chóng bởi sự tác động của quá trình CNH - HĐH. Nó khiến làn sóng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị tăng lên mạnh mẽ. Lao động nông nghiệp giảm mạnh từ 60% năm 1957 xuống còn 12% năm 2005. Để quản lý luồng di cư này Malaysia đưa ra chính sách nhằm làm giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị bằng việc phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, cung cấp các điều kiện tốt hơn cho nông thôn, đặc biệt chú ý giáo dục và đào tạo (Lưu Bích Ngọc, 2014).
Chính Phủ Malaysia đưa ra năm nhóm chính sách (bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp) để có thể quản lý lao động di cư. Thứ nhất, phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp, chuyển từ trồng cao su là chính sang phát triển cọ dầu, cây lương thực và một số cây ngắn ngày khác. Tăng cường chế biến công nghiệp đảm bảo liên kết giữa nhà máy chế biến và người trồng nguyên liệu thông qua cơ chế lợi ích, phát triển bền vững gắn với công nghệ sinh học thân thiện với môi trường.
Thứ hai, đẩy mạnh thực hiện chương trình khai hoang để người dân nông thôn có đủ điều kiện cần thiết ổn định cuộc sống, không rơi vào bần cùng hoá. Thứ ba, phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, đặc biệt là các hoạt động truyền thống, cần có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nghệ nhân.
Thứ tư, đầu tư cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các trường học và trường dạy nghề đều nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, học sinh nghèo được miễn học phí và nhận được học bổng của chính phủ. Thứ năm, nhập khẩu lao động để đáp ứng nhu cầu sẩn xuất trong nước, năm 2004 Malaysia đã nhập khẩu 1.359.500 lao động ở nước ngoài (Ma Thị Hằng, 2015).
Trung Quốc
Trong một thời gian dài những năm của thế kỷ XX. Trung Quốc duy trì chính sách kiểm soát di dân thông qua hệ thống đăng kí hộ khẩu, giấy phép và làm việc tạm thời, hệ thống tem phiếu mua lương thực cùng với các biện pháp khác để hạn chế di cư lâu dài, giới hạn tạm thời chuyển dịch di chuyển nông thôn - thành thị. Luồng di cư với quy mô lớn tại Trung Quốc đã trở thành vấn đề xã hội.
Trung Quốc không thể giải quyết hết việc làm cho người lao động vì vậy khoảng 100 - 150 triệu lao động nông thôn buộc phải di chuyển. Thực tế di cư lao động nông thôn ra thành thị đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Các cuộc cải cách đã dẫn đến những thay đổi to lớn về phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng tạo ra
những bất bình đẳng mới, phân hoá ngày càng sâu sắc đặc biệt sau quá trình triệt để hoá cải cách thị trường vào năm 1997 - 1999. Ngoài nguyên nhân bất bình đẳng về thu nhập thuần tuý, còn nguyên nhân về sự khác biệt trong tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội, trợ cấp xã hội, nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ trở nên ngày càng gay gắt khi hình thái kinh tế thị trường được thay thế cho hệ thống sở hữu tập thể cũ ở nông thôn (Mai Thị Lý, 2014).
Chính quyền Trung Quốc đã nhận biết được những vấn đề nảy sinh của việc di dân và xác định những năm cuối của thập niên 90 là thời điểm chín muồi để thực hiện những thay đổi có tính quyết định, bao gồm đánh giá lại vai trò của việc di cư. Lao động di cư được xác định có vai trò chính trong phát triển kinh tế của đất nước, nhờ đó một số khởi xướng về chính sách đã được thực hiện nhằm mục đích khơi thông thị trường lao động trong khắp Trung Quốc, đảm bảo cho công nhân nhập cư được đối xử công bằng hơn, nhằm giải quyết những xung đột giữa người nhập cư từ nông thôn và những người sử dụng lao động ở nơi đến. Những cải cách quan trọng nhất đối với vấn đề di cư nhằm hướng tới tự do hoá thị trường lao động trên khắp Trung Quốc gồm các nội dung về cải cách hệ thống quản lý hộ khẩu, xây dựng thị trường lao động thống nhất, chính sách về đảm bảo đối xử công bằng với lao động di cư (Trần Thị Hải Hà, 2012).
Hàn Quốc
Sự chênh lệch dân số giữa nông thôn và thành thị một phần là do quá trình CNH - HĐH đất nước. Trong những năm 1960 của thế kỉ XX vấn đề di dân tới khu vực đô thị đã gây ra nhiều vấn đề tiêu cực, thậm chí còn cản trở quá trình phát triển nền kinh tế của Hàn Quốc. Biện pháp chính phủ nước này đưa ra là khuyến khích phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn để người dân được tiếp cận tốt hơn với cơ hội việc làm phi nông nghiệp ở ngay tại địa phương mình. Có 5 hướng tạo việc làm phi nông nghiệp mà Hàn Quốc đã sử dụng: thứ nhất, phát triển hoạt động phi nông nghiệp truyền thống ở nông thôn trong đó đặc biệt chú ý đến chế biến nông sản và sử dụng tài nguyên tại chỗ kết hợp với phát triển làng xã thông qua phong trào làng mới, phát triển các thị trấn thị tứ, cơ sở hạ tầng nông thôn; thứ hai, đưa nhà máy về nông thôn, xây dựng các cụm công nghiệp nông thôn; thứ ba, khuyến khích các loại hình kinh doanh du lịch dựa trên khai thác lợi thế về sản xuất nông nghiệp, văn hóa xã hội của cộng đồng nông thôn;
thứ tư, phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện sinh sống và làm việc cho lao động di cư ở nơi đến; thứ năm, nhập khẩu lao động để giải quyết vấn đề thiếu hụt sức lao động trong phát triển nền kinh tế (Trường Giang, 2015).
2.2.2. Tình hình lao động di cư ở Việt Nam
Lao động di cư là một hiện tượng tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Theo điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2013 của tổng cục Thống kê cho thấy, xu hướng di cư năm 2013 có thay đổi nhiều so với các năm trước.
Năm 2013 số lượng người di cư tăng, tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư ở hầu hết các vùng đều tăng (trừ Tây Nguyên). Kết quả này cũng cho thấy di cư giữa các vùng có sự thay đổi và biến động liên lục và không theo một xu hướng nhất định. Trong khi năm 2012, tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư ở tất cả các vùng đều giảm, chỉ duy nhất có Tây Nguyên tăng (Ma Thị Hằng, 2015).
Năm 2012, gần một phần tư số tỉnh (15/63 tỉnh) có tỷ suất di cư thuần dương (số người nhập cư lớn hơn số người xuất cư), trong khi năm 2013, con số này đã tăng lên một phần ba (22/63 tỉnh) có tỷ suất di cư thuần dương, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây (Mai Thị Lý, 2014).
Bình Dương vẫn tiếp tục dẫn đầu cả nước về tỷ suất di cư thuần dương cao nhất, 34,5‰ năm 2013. Bắc Ninh chiếm vị trí thứ 2. Bạc Liêu là tỉnh có tỷ suất di cư thuần âm cao nhất cả nước (-14 người/1000 dân), tiếp đến là Cà Mau (- 9 người/1000 dân), An Giang (-8 người/1000 dân).
Tỷ trọng luồng di cư thành thị-thành thị và nông thôn-thành thị đã giảm nhẹ so với năm 2012. Luồng di cư thành thị-nông thôn tăng từ 9,9% năm 2012 lên 14% năm 2013. Điều này cho thấy áp lực dân số và việc làm với khu vực đô thị có thể đang bắt đầu giảm dần do khu vực nông thôn đang được đầu tư phát triển cả về cơ sở hạ tầng lẫn điều kiện phát triển kinh tế-xã hội nên thu hút được khá nhiều lao động như Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Tiền Giang (Nguyễn Duy, 2014).
Hiện tượng nữ hóa di cư vẫn tiếp tục được duy trì trong nhiều năm. Số luợng nữ di cư vẫn lớn hơn khá nhiều so với nam, lớn nhất là ở luồng di cư nông thôn-nông thôn (230.454 nam/415.361 nữ). Tuy nhiên, khoảng cách về tỷ lệ di cư giữa nam và nữ đã dần được thu hẹp ở tất cả các luồng di cư. Điều này cho thấy nam giới đang tích cực di chuyển để tìm kiếm việc làm.
Bảng 2.1. Các luồng di cư chia theo giới tính ở Việt Nam năm 2013
Luồng di cư Số người di chuyển Tỷ lệ (%)
Nam Nữ Nam Nữ
Nông thôn-thành thị 170.039 220.575 43,5 56,5
Thành thị-thành thị 230.391 273.427 45,7 54,3
Nông thôn-nông thôn 230.454 415.361 35,7 64,3
Thành thị-nông thôn 122.400 127.727 48,9 51,1
Tổng số 753.284 1.037.090 42,1 57,9
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang (2013) Tìm hiểu về các đặc trưng cơ bản của người di cư, năm 2013 tỷ suất di cư của những người trong độ tuổi từ 20-24 vẫn là cao nhất, tiếp đến là những người trong nhóm tuổi từ 25-29 và 15-19. Tỷ suất di cư của nữ giới đạt mức cao nhất ở nhóm tuổi 20-24 (36,3‰), tương tự với nam giới (27,7‰), đây cũng là nhóm tuổi mà khoảng cách giữa tỷ suất di cư của nam và nữ đạt giá trị lớn nhất (8,6 điểm phần nghìn). Nhóm tuổi có tỷ suất di cư thấp nhất là 70-74.
Những người tốt nghiệp trung học phổ thông có tỷ suất di cư cao nhất, tiếp đến là nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tỷ suất di cư thấp nhất là nhóm chưa bao giờ đi học. Tỷ suất di cư của nữ cao hơn nam ở hầu hết các nhóm. Tỷ suất di cư của tất cả các nhóm hôn nhân đều tăng so với năm 2012. Cao nhất vẫn là nhóm chưa vợ/chồng (19,4‰), nhóm những người đã từng có vợ/chồng (bao gồm cả những người đã góa vợ/chồng) luôn có tỷ suất di cư thấp hơn nhiều so với nhóm “tự do” (gồm những người chưa có vợ/chồng hoặc đã ly hôn/ly thân).
Di cư lao động là một hiện tượng tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Dưới đây là thực trạng di cư lao động tại một số tỉnh trong nước.
2.2.2.1. Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc nên tình trạng di cư tại tỉnh diễn ra rất phổ biến, thường là di cư tự do. Đa số người dân di cư đều là người dân tộc thiểu số có tình trạng kinh tế khó khăn hoặc thiếu việc làm và thu nhập thấp tại địa phương nên họ đã tìm đến một phương thức tìm kiếm việc làm với thu nhập cao hơn. Chính vì người dân di cư trái phép và không có tổ chức nên đã xảy ra rất nhiều sự việc và hệ lụy đáng tiếc xảy ra, nguy hiểm đến cả tính
mạng con người. Người dân không những không cải thiện được cuộc sống hiện tại mà còn gặp phải nhiều khó khăn và rủi ro hơn.
Vào dịp nông nhàn, nhiều người dân huyện Thông Nông vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê mong kiếm được ít tiền về để trang trải cuộc sống. Tình trạng này diễn ra phức tạp, gây mất trật tự an ninh trên địa bàn. Từ năm 2005 trở lại đây, tình trạng công dân di cư tự do sang Trung Quốc làm thuê có chiều hướng gia tăng, trong đó có trường hợp đi lâu năm, có trường hợp đi trong ngày, có trường hợp đi theo mùa vụ lúc nông nhàn. Quá trình làm thuê, do cư trú bất hợp pháp đã có nhiều trường hợp bị phía Trung Quốc bắt giữ, phạt tiền, thu gom rồi trao trả lại qua các cửa khẩu hoặc đơn phương đẩy qua các đường mòn biên giới. Từ năm 2011 đến nay đã có 610 người xuất cảnh tự do sang Trung Quốc làm thuê, chủ yếu là nông dân và các dân tộc thiểu số. Trong đó đã có 21 trường hợp được trao trả từ phía Trung Quốc và 2 trường hợp đã bị chết bên Trung Quốc, phía Trung Quốc cũng đã xử lý 52 trường hợp phạt hành chính, thu giữ tài sản (Thế Hậu, 2014).
2.2.2.2 Lạng Sơn
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có đường biên giới dài 253 km tiếp giáp với Trung Quốc. Đó vừa là điều kiện thuận lợi để nhân dân hai nước trao đổi, giao thương hàng hóa, song đây cũng là thử thách không nhỏ trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, thực hiện chính sách an sinh xã hội. Trong đó vấn đề quản lý công dân vượt biên trái phép đã và đang là một thách thức đối với các cấp, các ngành của tỉnh. Theo đánh giá chung, tình hình lao động của tỉnh sang Trung Quốc làm thuê diễn ra ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho phát triển kinh tế, ổn định xã hội của địa phương. Từ năm 2010 đến tháng 5/2015, toàn tỉnh