Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 54 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập dựa trên nguồn số liệu và những thông tin có sẵn, đã được công bố để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Những thông tin thứ cấp thu thập là các thông tin về hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của di cư theo mùa vụ, được thu thập thông qua các sách, báo cáo của tổng cục thống kê, báo cáo tốt nghiệp, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước viết về di cư lao động và các website.

Trong nghiên cứu này, sử dụng thông tin thứ cấp sẽ được dựa trên số liệu sẵn có qua các báo cáo của phòng Thống kê, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện Vị Xuyên.

3.2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là những thông tin mới, chưa được công bố, được thu thập thông qua điều tra thực tế tại các hộ lao động nông thôn trên địa bàn huyện bằng các phương pháp như.

- Chọn mẫu điều tra: Để tìm hiểu ảnh hưởng của di cư mùa vụ của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vị Xuyên tới kinh tế hộ gia đình, chúng tôi tiến hành khảo sát 38 hộ với 63 người di cư trong hộ bao gồm 40 nam và 23 nữ. Đa số họ đều là những người di cư ngắn hạn trong 1 đến 2 tháng, các thành viên trong hộ trong độ tuổi lao động đã và đang đi di cư làm việc tại nơi đến và 22 hộ không có

người di cư nghiên cứu không bao gồm học sinh, sinh viên đang theo học tại các thành phố. Trong tổng số các hộ điều tra có một đặc điểm chung nhất giữa các hộ đều là dân tộc thiểu số mà chủ yếu là dân tộc tày chiếm 33% và các dân tộc khác chiếm 12%, Các hộ điều tra phần lớn thuộc nhóm hộ trung bình và hộ thuần nông là chủ yếu. Tham gia lao động di cư bao gồm cả nam và nữ giới.. Các hộ gia đình được điều tra ngẫu nhiên tại 3 xã: xã Thanh Thủy, xã Thanh Đức, xã Thượng Sơn.

- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn sâu lao động di cư, hộ có người di cư, và hộ không có người di cư. Điều tra và thu thập thông tin của lao động nông thôn thông qua điều tra bằng hệ thống các câu hỏi đã được xây dựng trước đó. Với các thông tin sau:

Đối với hộ không có người di cư, tiến hành điều tra thông tin chung và tình hình kinh tế của hộ.

Đối với hộ có người di cư, tiến hành nghiên cứu sâu hơn về thông tin chung, kinh tế của hộ và thông tin của các lao động nông thôn di cư trong gia đình, thực trạng cuộc sống di cư tại nơi đến của lao động di cư.

Ý kiến đánh giá chung từ các lao động di cư và các hộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến di cư, ảnh hưởng của di cư đến gia đình – xã hội tại cộng đồng nơi xuất cư và xu hướng di cư trong tương lai của lao động di cư.

Phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn): Tiến hành đi nghiên cứu thực địa, quan sát thực tế, phỏng vấn nông dân cơ sở tại địa phương để thu nhập những thông tin liên quan đến tình hình đời sống và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)