Nguồn: Phỏng vấn sâu (2015) Bên cạnh đó, một bộ phận người lao động sau một thời gian sinh sống và làm việc cùng người lao động Trung Quốc, lao động di cư có thể giao tiếp đơn giản và học hỏi, giao lưu với những người lao động Trung Quốc.
Tùy vào từng công việc tôi làm, lúc trước ở nhà tôi đi phụ hồ lương chỉ được 150 nghìn đồng/ngày. Nhưng khi được bạn bè giới thiệu sang Trung Quốc làm, tôi sang đấy làm lương cũng được 250 nghìn đồng/ngày, mặc dù công việc có vất vả hơn, nhưng kiếm được nhiều tiền hơn ở quê, cuộc sống của gia đình tôi cũng đỡ vất vả hơn trước.
Bác Thắng, xã Thượng Sơn
Sang Trung Quốc làm việc chúng tôi không có giấy tờ thông hành, vì thế phải sống chui sống lủi, ở tạm lán thôi. Khi ngủ dép cũng phải giấu đi, nói chuyện cũng chỉ thì thầm thôi, chứ không cơ quan chức năng người ta bắt được thì người ta cũng áp theo các quy định để phạt lương thì tính trả theo ngày được mấy đồng, mà lại bị các cơ quan chức năng bắt thì chẳng còn đồng nào để gửi về quê nữa.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH DI CƯ MÙA VỤ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Quyết định di cư thường được thực hiện trên cơ sở cân nhắc kĩ các rủi ro khi di cư cùng các yếu tố thành công của di cư, các thông tin về nơi định cư mới cũng như lợi ích di cư rất quan trọng với người lao động di cư mùa vụ. Dựa trên quá trình nghiên cứu và đặc điểm của nơi đi và nơi đến chúng tôi đưa ra 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư mùa vụ của lao động nông thôn như sau:
4.2.1. Nhóm yếu tố đẩy
Nhóm yếu tố đẩy, là những hoàn cảnh khó khăn ở nơi đi mà người di cư phải nếm trải, thường là những khó khăn về kinh tế, sự suy thoái về tài nguyên làm mất đi sinh kế của họ, cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Khi mà lực hút và lực đẩy “cộng hưởng” với nhau, thì các dòng chuyển cư có thể diễn ra ồ ạt với quy mô lớn. Khi mà điều kiện tự nhiên khan hiếm khô hạn, đất đai cằn cỗi bạc màu, đất nông nghiệp bị mất dần thay vào đó là sự phát triển cơ sở hạ tầng khiến người dân không có việc làm bị lâm vào cảnh đói nghèo và có sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập của các tầng lớp dân cư, trong sự phát triển giữa các vùng, thì đều dẫn đến tình trạng di cư.
Rời bỏ quê hương sang các nước láng giềng hay các đô thị lớn để kiếm sống là câu chuyện của bao người lao động trong những năm qua. Thu nhập và việc làm là động lực thúc đẩy quá trình di cư của lao động. Trước những rủi ro trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, sự tụt giá của các mặt hàng nông sản trên thị trường, lao động nông thôn không thể chỉ trông chờ vào hạt thóc khi mà ruộng đất thì ngày càng bị thu hẹp, gia đình đông người ăn theo, có cha mẹ già, con nhỏ. Hơn nữa sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn đã thôi thúc những người nông dân phải đi di cư ra thành phố để tìm việc làm.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của 38 hộ có người di cư cho thấy có rất nhiều lý do để những người lao động di cư đi làm ăn xa, trong đó chủ yếu xuất phát từ mục tiêu kinh tế Có tới 81,40% số lao động di cư và hộ cho biết rằng họ đi làm ăn xa vì ở địa phương “thiếu việc làm có thu nhập, thất nghiệp cao”; 79,11% số lao động di cư và hộ cho biết rằng họ đi làm ăn xa vì ở địa phương có “công việc nhưng thu nhập của họ lại thấp”; gần 56,94 % số LĐDC và hộ cho rằng “sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, thời gian nông nhàn quá dài”; 19,44% số LĐDC cho rằng “thiếu đất sản xuất”; và một vài các lý do khác. Như vậy lý do kinh tế là
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định di cư đi làm ăn xa của LĐDC. Trên thực tế, nông dân buộc phải đi di cư làm thêm bởi những chi tiêu bắt buộc cho con cái học hành, đau ốm, chi phí sản xuất, rất nhiều khoản chi tiêu khác...họ không thể kiếm được số tiền đó tại quê hương, buộc người lao động phải di cư, đi làm ăn kiếm sống. Điều đó thể hiện rõ trong đồ thị 4.3.