3.2.1. Sơ đồ khung phân tích của đề tài
Nghiên cứu thực trạng lao động di cư mùa vụ chính là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư theo mùa vụ của lao động nông thôn bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ qua lại với nhau. Căn cứ vào mục tiêu của đề tài nghiên cứu, đề tài sẽ được tiến hành dựa trên khung phân tích, từ diễn biến di cư của lao động di cư trên địa bàn huyện Vị Xuyên đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư của người lao động và đánh giá ảnh hưởng của di cư đến cộng đồng địa phương. Từ đó làm căn cứ khoa học để đưa ra các giải pháp.
Nhóm nội dung tình hình chung về di cư lao động trên địa bàn huyện, chúng tôi tim hiểu tình hình di cư mùa vụ trên địa bàn huyện, thông tin về các hộ gia đình điều tra, thực trạng di cư của lao động di cư. Để giải quyết nội dung này, chúng tôi đã sử dụng các chỉ tiêu tiếp cận là thu nhập, ngành nghề sản xuất, các chỉ tiêu bình quân về nhân khẩu, lao động, diện tích đất sản xuất, các chỉ tiêu về đời sống lao động di cư.
Nhóm nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư, chúng tôi nghiên cứu tính chọn lọc di cư của các hộ gia đình về các yếu tố giới tính, tuổi, hôn nhân, trình độ học vấn. Bên cạnh đó, còn phân tích lực hút và lực đẩy từ cộng đồng nơi xuất cư và nơi nhập cư thông qua các yếu tố thu nhập, việc làm, thời gian nông nhàn, vốn, đất sản xuất hay các yếu tố tự nhiên.
Nhóm nội dung về ảnh hưởng của di cư đến cộng đồng xuất cư được đánh giá trên ảnh hưởng của di cư đến cuộc sống hộ gia đình và ảnh hưởng của di cư đến cộng đồng địa phương nơi xuất cư. Để giải quyết nội dung này, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu tiếp cận về đời sống kinh tế và đời sống phi kinh tế của các hộ gia đình để cung cấp toàn diện về nhận thức của hộ gia đình đối với ảnh hưởng của di cư cũng như của địa phương.
Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư theo mùa vụ của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vị Xuyên được thể hiện qua hình 3.2.
Sơ đồ 3.2. Khung phân tích của đề tài
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2015.) Nghiên cứu thực trạng định di cư theo mùa vụ của lao động
nông thôn huyện Vị Xuyên
Đánh giá ảnh hưởng của di cư đến cộng đồng xuất
cư Khái quát tình hình
chung về di cư lao động huyện Vị Xuyên
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư
của người lao động
Lực đẩy trong quá trình quyết định di cư Lực hút trong quá trình quyết định di cư Tình hình di cư
mùa vụ của lao động nông thôn huyện Vị Xuyên Thông tin về các hộ gia đình ở các thôn điều tra Thực trạng di cư của lao động di cư
Thiếu việc làm Thời gian nông nhàn
Thu nhập thấp Thiếu vốn, đất sản xuất
Thu nhập cao
Nhiều công việc khác
Nuôi con em ăn học trên thành phố
Giải pháp nhằm ổn định cuộc sống của lao động di cư đối với việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương
Tính chọn lọc di cư của hộ gia đình
Ảnh hưởng đến cuộc sống hộ gia đình Ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương nơi xuất cư
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu
Khác với những vùng đồng bằng có nhiều điều kiện phát triển công nghiệp hiện đại thì huyện Vị Xuyên là một huyện có đến hơn 95% diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp. Ngoài thời gian đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp, để tận dụng khoảng thời gian nông nhàn, huyện không thể tránh khỏi việc người dân, lao động di cư tự do tìm kiếm việc làm ở những vùng lân cận hay những vùng có điều kiện phát triển hơn để kiếm sống. Chính đặc điểm này đã quyết định việc nghiên cứu thực trạng di cư tự do theo mùa vụ nơi đây là cần thiết.
Để đảm bảo việc nghiên cứu đem lại kết quả có tính thực tiễn cao, địa bàn nghiên cứu phải đại diện cho vùng trên các phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa – xã hội. Xuất phát từ những đặc điểm đó, chúng tôi quyết định chọn 3 xã đại diện trên địa bàn huyện làm điểm nghiên cứu, các xã đó là thị trấn Thanh Thủy, xã Thanh Đức và xã Thượng Sơn - xã được cán bộ nhìn nhận đánh giá có nhiều lao động di cư và có nhiều thay đổi từ việc di cư.
3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập dựa trên nguồn số liệu và những thông tin có sẵn, đã được công bố để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Những thông tin thứ cấp thu thập là các thông tin về hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của di cư theo mùa vụ, được thu thập thông qua các sách, báo cáo của tổng cục thống kê, báo cáo tốt nghiệp, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước viết về di cư lao động và các website.
Trong nghiên cứu này, sử dụng thông tin thứ cấp sẽ được dựa trên số liệu sẵn có qua các báo cáo của phòng Thống kê, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện Vị Xuyên.
3.2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là những thông tin mới, chưa được công bố, được thu thập thông qua điều tra thực tế tại các hộ lao động nông thôn trên địa bàn huyện bằng các phương pháp như.
- Chọn mẫu điều tra: Để tìm hiểu ảnh hưởng của di cư mùa vụ của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vị Xuyên tới kinh tế hộ gia đình, chúng tôi tiến hành khảo sát 38 hộ với 63 người di cư trong hộ bao gồm 40 nam và 23 nữ. Đa số họ đều là những người di cư ngắn hạn trong 1 đến 2 tháng, các thành viên trong hộ trong độ tuổi lao động đã và đang đi di cư làm việc tại nơi đến và 22 hộ không có
người di cư nghiên cứu không bao gồm học sinh, sinh viên đang theo học tại các thành phố. Trong tổng số các hộ điều tra có một đặc điểm chung nhất giữa các hộ đều là dân tộc thiểu số mà chủ yếu là dân tộc tày chiếm 33% và các dân tộc khác chiếm 12%, Các hộ điều tra phần lớn thuộc nhóm hộ trung bình và hộ thuần nông là chủ yếu. Tham gia lao động di cư bao gồm cả nam và nữ giới.. Các hộ gia đình được điều tra ngẫu nhiên tại 3 xã: xã Thanh Thủy, xã Thanh Đức, xã Thượng Sơn.
- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn sâu lao động di cư, hộ có người di cư, và hộ không có người di cư. Điều tra và thu thập thông tin của lao động nông thôn thông qua điều tra bằng hệ thống các câu hỏi đã được xây dựng trước đó. Với các thông tin sau:
Đối với hộ không có người di cư, tiến hành điều tra thông tin chung và tình hình kinh tế của hộ.
Đối với hộ có người di cư, tiến hành nghiên cứu sâu hơn về thông tin chung, kinh tế của hộ và thông tin của các lao động nông thôn di cư trong gia đình, thực trạng cuộc sống di cư tại nơi đến của lao động di cư.
Ý kiến đánh giá chung từ các lao động di cư và các hộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến di cư, ảnh hưởng của di cư đến gia đình – xã hội tại cộng đồng nơi xuất cư và xu hướng di cư trong tương lai của lao động di cư.
Phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn): Tiến hành đi nghiên cứu thực địa, quan sát thực tế, phỏng vấn nông dân cơ sở tại địa phương để thu nhập những thông tin liên quan đến tình hình đời sống và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
Thông tin thứ cấp: Tiến hành phân loại, sắp xếp các thông tin thứ cấp theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích theo nội dung nghiên cứu đề tài.
Xử lý thông tin sơ cấp: Các thông tin thu thập được kiểm tra tổng hợp, phân loại và tập hợp thành dạng bảng biểu, đồ thị.
3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin
Quá trình xử lý và phân tích thông tin chủ yếu được thực hiện bằng chương trình Excel. Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh các đối tượng điều tra. Đánh giá một cách chính xác thực trạng và rút ra kết luận.
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu, có rất nhiều kỹ thuật được sử dụng. Phương pháp này dùng các con số tương đối, số tuyệt đối, trung bình, bình quân biểu diễn qua các bảng biểu, đồ thị…để đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề di cư mùa vụ của lao động nông thôn.
Phương pháp so sánh, phương pháp này được dùng trong các bảng số liệu để tính toán sự biến động của các chỉ tiêu giữa các kỳ, các giai đoạn rồi so sánh với nhau. Từ đó biết được kết quả kỳ sau so với kỳ trước, hay bình quân giữa các kỳ, đó là cơ sở để có điều chỉnh thích hợp hay đưa ra dự báo trong tương lai.
Phương pháp này nhằm so sánh giữa hộ có người di cư và hộ không có người di cư, so sánh những người di cư là nam giới và nữ giới, so sánh trước khi lao động di cư và sau khi di cư, đặc biệt là so sánh về sự lựa chọn di cư của lao động nông thôn của huyện.
3.2.6. Sơ đồ nghiên cứu
Sơ đồ 3.3. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư theo mùa vụ
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2015) Thu nhập của gia đình thấp
Thiếu việc làm, thất nghiệp
Các yếu tố đẩy Các yếu tố hút Thời gian nông nhàn
Quỹ đất sản xuất
Thu nhập tại nơi đến Cầu lao động tại nơi đến
Sự kêu gọi, thuyết phục di cư của nhứng người di cư trước
Quyết định di cư theo mùa vụ
Các biến kiểm soát: Giới tính, tuổi, học vấn, tỷ lệ người phụ thuộc
Mô hình nghiên cứu được xây dựng với các giả thuyết như sau: Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư theo mùa vụ là nhóm các yếu tố đẩy và nhóm các yếu tố hút.
Nhóm các yếu tố đẩy bao gồm:
- Thu nhập của gia đình: thu nhập của gia đình là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư. Thu nhập của các hộ nông dân thường thấp nên quyết định di cư cao.
- Thiếu việc làm, thất nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định di cư. Tại địa phương thì thiếu việc làm, thất nghiệp càng cao thì quyết định di cư càng cao và ngược lại.
- Thời gian nông nhàn, lao động nông thôn sản xuất với 2 vụ lúa chính nên thời gian nông nhàn cao khiến người lao động tìm mọi cách để tận dụng thời gian nhàn rỗi tăng thêm thu nhập cho gia đình. Chính vì vậy, đã tạo nên một luồng di cư theo tính chất sản xuất mùa vụ.
- Quỹ đất sản xuất nông nghiệp là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến quyết định di cư của lao động nông thôn, nếu quỹ đất sản xuất giảm thì quyết định di cư sẽ cao hơn.
Nhóm các yếu tố hút bao gồm:
- Thu nhập tại nơi đến, quyết định di cư theo mùa vụ có thể được xác định bởi thu nhập tại nơi đến của người lao động.
- Cầu lao động tại nơi đến cũng có thể được đánh giá qua mức độ tìm kiếm việc làm tại nơi đến của người lao động. Mức độ tìm kiếm việc làm càng dễ thì quyết định di cư càng cao.
- Thái độ đối với việc di cư, nếu người lao động di cư đánh giá việc di cư là có lợi ích cao đối với họ thì quyết định di cư sẽ cao hơn.
Ngoài ra, mô hình còn được biểu diễn các biến kiểm soát như: Giới tính, tuổi, học vấn, tỷ lệ người phụ thuộc vào lao động chính.
3.2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm của người lao động di cư: tuổi, giới tính, trình độ học vấn.
- Nhóm chỉ tiêu về sức khỏe, tinh thần của lao động di cư: tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế, tỷ lệ vấn đề sức khỏe tinh thần.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức sống người dân: nhà ở, vật dụng gia đình, kinh tế, chi tiêu.
- Nhóm chỉ tiêu mô tả mạng lưới xã hội di cư: tỷ lệ tiếp cận các thông tin việc làm, nhà ở, các dịch vụ tiền gửi.
- Nhóm chỉ tiêu về yếu tố đẩy: công việc của lao động trước khi di cư, thời gian nông nhàn, đất sản xuất.
- Nhóm chỉ tiêu về yếu tố hút:
+ Thu nhập BQ của 1 LĐDC/tháng = Tổng thu nhập của các LĐ/số LĐ + Chi tiêu BQ 1 LĐDC/tháng = Tổng chi tiêu của LĐDC/số LĐDC
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VỀ DI CƯ LAO ĐỘNG THEO MÙA VỤ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN MÙA VỤ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN
4.1.1. Tình hình di cư mùa vụ của lao động nông thôn huyện
Kể từ khi nước ta bước vào thời kỳ “Đổi Mới”, di cư trong nước và quốc tế đã tác động mạnh mẽ tới quá trình đô thị hóa, trở thành một bộ phận quan trọng của quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam, và trở thành một thành tố không thể thiếu được trong đời sống nông thôn Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, loại hình di dân mùa vụ gia tăng do yêu cầu phát triển và đất đai canh tác ở khu vực nông thôn bị thu hẹp. Thêm vào đó, tình trạng chênh lệch về thu nhập và tiền công lao động giữa đô thị và nông thôn, giữa lao động trong nước và lao động ngoài nước khá lớn kéo theo lực lượng lao động mùa vụ gia tăng theo.
Vị Xuyên là một huyện miền núi và có diện tích đất đồi núi khá lớn, diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người thấp và không tập trung, mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, ít được tái tạo, bổ sung dinh dưỡng nên ngày càng bạc màu. Sản xuất nông nghiệp là chính kết hợp với ngành chăn nuôi nhưng quy mô nhỏ. Trong khi đó dân số của huyện ngày một gia tăng dẫn đến nguồn lao động nông nghiệp khá dồi dào, chiếm khoảng 70% trong tổng số lao động. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nên làm cho lao động thì dư thừa, thời gian nhàn rỗi trong năm lớn, tình trạng thiếu việc làm đang diễn ra và trở thành nỗi lo cho mỗi gia đình, khi thu nhập không tăng mà chi tiêu lại rất lớn. Cuộc sống của người dân trong huyện ngày càng khó khăn hơn họ tìm đủ mọi cách để tận dụng thời gian nông nhàn tạo thêm thu nhập cho gia đình và giải quyết công ăn việc làm cho chính họ.
Với trình độ học vấn, tay nghề thấp, tuổi tác lại bị hạn chế nên người lao động khó có thể đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Vì vậy những người lao động di cư trong huyện họ chấp nhận làm những công việc nặng nhọc mà người dân thành phố, người dân nước ngoài không muốn làm, để kiếm thêm thu nhập và giải quyết việc làm trong lúc nông nhàn. Sự kết hợp giữa sản