Thu nhập bình quân/tháng của hộ gia đình trước khi có LĐDC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 78)

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Thời gian nông nhàn: sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã diễn ra theo đúng mùa vụ, một năm có hai vụ sản xuất lúa chính và rõ rệt, vụ đông xuân và hè thu, vào thời điểm khoảng cuối tháng 12, đầu tháng 1, giữa tháng 5, đầu tháng 6, cuối tháng 10 tính theo âm lịch là thời điểm người nông dân bắt tay vào sản xuất gieo trồng và thu hoạch, đây là khoảng thời gian căng thẳng cần nhiều lao động nhất, ngoài thời gian đấy ra người dân trong xã có khá nhiều thời gian rảnh rỗi và không có việc làm. Theo đồ thị 4.6 Thông tin về việc làm trước di cư của người lao động ta thấy với 5% số lao động di cư dưới 3 tháng, có đến 55% số lao động

di cư từ 6-9 tháng. Qua đây ta thấy được khoảng thời gian nông nhàn của người nông dân trên địa bàn huyện là rất lớn, vì vậy việc đi lại tìm kiếm việc làm diễn ra với khoảng cách xa hơn, phổ biến hơn với nhiều thời điểm trong năm hơn.

Thiếu đất sản xuất, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/khẩu là 1 (sào/khẩu), nhiều hộ gia đình có đông con được sinh ra nhưng không có ruộng, ăn theo bố mẹ, bởi chính sách chia ruộng đất từ nhiều năm trước. Với diện tích đất nông nghiệp ít chiếm 31,67% (hộ có diện tích từ 1 - 3 sào), tỷ lệ hộ có diện tích đất trung bình chiếm 51,67% trên 3 sào. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đất nông nghiệp dẫn chuyển sang sử dụng vì mục đích khác. Dân số lại tăng khiến lao động trong huyện thiếu đất canh tác, đời sống nông dân gặp không ít khó khăn, việc làm tại quê nhà không có, nên ngoài những thời gian chính vụ thì lao động huyện thường di cư đi nơi khác để tìm kiếm việc làm trong thời gian nông nhàn, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho gia đình, vẫn đảm bảo việc sản xuất nông nghiệp ở quê nhà.

Hộp 4.6. Khó khăn thúc đẩy việc di cư của lao động nông thôn

Ở nhà chỉ làm nông nghiệplà chủ yếu , chăn nuôi thì chẳng được là bao, mà ruộng lại ít con cái hai đứa sinh ra đều không có ruộng, cả nhà 4 người được 2 sào ruộng, chẳng đủ ăn còn phải đi đong thêm gạo để ăn,mà tiền thì không làm ra, suốt ngày quanh quẩn ở nhà cũng chết, chi tiêu thì lại rất cần đến tiền, có tiền mới mua được những vật dụng cần thiết. Nên tôi quyết địnhphải sang Trung Quốc làm để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình, con cái tôi được đi học đầy đủ như chúng bạn

Anh Thắng, 34 tuổi xã Thanh Đức Nguồn: Phỏng vấn sâu (2015) Trên đây là những lý di do quan trọng ‘đẩy; người lao động nông thôn di cư sang Trung Quốc làm thêm với hy vọng kiếm được một khoản thu nhập cao sẽ thay đổi cuộc sống của họ. Nếu xét theo nguyên nhân trực tiếp từ sản xuất nông nghiệp cho thấy, nguyên nhân chính do thu nhập từ sản xuất nông nghiệp rất thấp chiếm 65,52% lao động điều tra. Bình quân thu nhập của lao động nông nghiệp là 6 triệu đồng. Vậy để trang trải cho tất cả các hoạt động, công việc nhu cầu trong gia đình thì số thu nhập bình quân hằng năm của lao động không thể đáp ứng được. Do quá trình CNH-HĐH làm diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dẫn đến thiếu đất sản xuất, các rủi ro do thiên nhiên mang lại cũng được coi là lý do khiến người lao động phải di cư chiếm 20,35% theo số liệu điều tra.

Chúng ta có thể thấy rằng các yếu tố đẩy này có mối quan hệ mật thiết với nhau, yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến kết quả của yếu tố khác. Do thời gian nông nhàn nhiều, đất canh tác lại ít, ruộng đất ngày càng thu hẹp, dân số tăng lên dẫn đến người lao động thiếu việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp. Mặt khác thì kinh doanh, phát triển sản xuất, những ngành nghề phụ khác thì người lao động cũng như hộ gia đình tham gia rất hạn chế, do những ngành nghề này đòi hỏi mức vốn đầu tư ban đầu lớn. Họ phải đi vay ở ngân hàng và trả lãi hàng tháng, nhưng hầu hết số tiền lãi nhận được không đủ trang trải mọi khoản chi tiêu mà họ bỏ ra, ngành nghề phụ không có, tiền lương của các thành viên trong hộ cũng không dẫn đến không có thu nhập. Như vậy các yếu tố đẩy đều quan trọng, phụ thuộc vào nhau, một khi một cái được tháo gỡ thì tất yếu mọi thứ khác sẽ trở nên dễ dàng hơn, mà cái đích cuối cùng họ muốn đạt được chính là mức thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình họ.

Qua đây ta thấy yếu tố quan trọng nhất mà đẩy người lao động di cư đi nơi khác chính là thu nhập thấp và thời gian nông nhàn nhiều dẫn đến thiếu việc làm tại quê nhà.

4.2.2. Các yếu tố hút

Ngoài lực đẩy ở địa phương thì lực hút ở nơi đến cũng là yếu tố để người lao động quyết định di chuyển. Nơi đến là các thành phố, đô thị nơi mà nhu cầu lao động nhiều hơn ở khu vực nông thôn, hấp dẫn nhiều loại hình lao động, từ lao động phi chính thức đến lao động giản đơn. Nên khả năng tìm việc ở các thành phố lớn, của người lao động là rất cao, họ kỳ vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình, Trung Quốc là sự lựa chọn của họ.

Những lao động di cư không bị vướng mắc bởi cha/mẹ già, con nhỏ họ chọn di cư Trung Quốc với mức lương cao, nhiều công việc đã thôi thúc họ đi di cư, phần lớn họ chọn di cư bên Trung Quốc vì có nhiều công việc chiếm 80%, có đến 78.33% số lao động di cư họ lựa chọn di cư Trung Quốc vì có thu nhập cao, cũng có một tỷ lệ đáng kể lao động di cư chọn di cư ngoài tỉnh vì lý do con cái học cao chiếm 18.33%, họ xác định mặc dù vất vả đến mấy, nếu như con cái có khả năng học thì họ sẽ cố gắng cho đi học. Họ cho biết rằng con cái học cao nếu chỉ làm quanh quẩn ở trong tỉnh thì sẽ không nuôi nổi con học, họ phải đi làm ăn xa, công việc đều đặn thu nhập hàng tháng cao hơn trong tỉnh, thế họ mới nuôi được con cái họ. Và 11.67% là các lý do khác. kết quả của đồ thị 4.5.

78.33% 80% 18.33% 11.67% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Thu nhập cao Nhiều công việc

khác

Nuôi con ăn học Khác

Đồ thị 4.5. Lý do lựa chọn di cư ngoài tỉnh của LĐDC

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Với thông tin việc làm tại Trung Quốc, người lao động có khả năng có thu nhập cao, điều kiện sống cùng khả năng tìm kiếm việc làm cao.

4.2.2.1. Mức độ tìm kiếm việc làm,

Đa số những lao động di cư là những người nông dân nghèo, trước khi đi di cư luôn thiếu việc làm và không có việc làm, nếu có thì thu nhập rất thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và tình hình chi tiêu trong gia đình. Trước khi di cư họ ở nhà làm ruộng hoặc buôn bán nhỏ, đồng tiền kiếm được không đủ trang trải cho cuộc sống, nhiều lao động đi làm tại các công trình, công ty với mức lương thấp, công việc vất vả. Khi di cư sang Trung Quốc, khối lượng công việc nhiều, có nhiều sự lựa chọn, có đến 51,39% số lao động di cư cho biết rằng tìm việc bên Trung Quốc là dễ, 27,78% số người cho rằng mức tìm kiếm công việc là bình thường, và phần nhỏ số lao động còn lại cho rằng tìm việc bên Trung Quốc là tương đối khó đối với họ. Đây cũng chính là kết quả của đồ thị 4.6.

Ngoài lực hút do nhu cầu lao động phổ thông lớn, một yếu tố hút quan trọng nữa là sự sẵn có của nhiều loại công việc thời vụ tại điểm đến, nhiều công việc được người LĐDC tìm kiếm và làm việc trong thời gian nông nhàn.

Ngoài việc mang lại thu nhập cho người di cư cũng như gia đình họ, thì công việc nơi đến cũng là mối quan tâm của người di cư, hầu hết những công việc mà LĐDC sẽ làm ở thành phố đều nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè chiếm 54.10% còn lại là sự giúp đỡ của gia đình, họ hàng, tự tìm và các nguồn khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Đồ thị 4.6. Mức độ tìm kiếm việc làm tại nơi đến

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Điển hình như tại Hà Nội, Hải phòng và Quảng Ninh là những nơi có nhiều loại hình công việc với nhu cầu lao động lớn theo thời vụ, nhưng do địa bàn huyện cách xa các thành phố lớn nên nhu cầu làm việc tại các thanh phố là rât ít, Trung Quốc là sự lựa chọn nơi di cư nhiều nhất của LĐDC với 56.94% . Số ít lao động họ cho biết rất khó tìm việc chiếm hơn 20,50%, phần lớn các lao động di cư sang Trung Quốc làm việc có tính chất kém ổn định. Đa số lao động di cư có trình độ học vấn thấp, hầu hết không có trình độ chuyên môn, nên khi sang Trung Quốc họ chấp nhận làm những công việc nặng nhọc, vất vả, nhiều rủi ro. Ở quê các công việc nông nghiệp thường vất vả, thu nhập thấp, còn các công việc phi nông nghiệp cũng ít chủ yếu là buôn bán nhỏ, vì vậy mà xu hướng lao động nông thôn di cư sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm ngày càng tăng.

Mỗi công việc đều có những tính chất và đặc trưng công việc khác nhau, hầu hết các công việc mang tính chất tạm thời, bấp bênh không ổn định. Với năng lực, vốn và tay nghề hạn chế, khi tìm kiếm việc làm nơi thành phố, họ phải chấp nhận làm mọi việc dù là những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, cường độ làm việc cao (còn gọi là bán thời gian) vì họ thiếu kiến thức, kỹ năng. Xây dựng và bán hàng rong là những công việc phải làm việc ngoài trời nhiều khói bụi ô nhiễm, ồn ào và cường độ làm việc cao. Những công việc nặng nhọc, vất vả nam giới chiếm nhiều hơn vì họ có sức khỏe, dẻo dai, chịu được sức ép của công việc, những người phụ nữ chân yếu tay mềm họ cũng phải chấp nhận làm những công việc quá với sức khỏe của mình, nhưng vẫn nhẹ nhàng hơn so với nam giới.

4.2.2.2. Thu nhập của lao động di cư

Thu nhập được coi là một chỉ tiêu để đánh giá mức sống của lao động di cư cũng như hộ gia đình. Theo số liệu điều tra cho thấy, thu nhập bình quân/tháng trong 12 tháng gần đây nhất của LĐDC cao nhất chủ yếu nằm trong khoảng từ 2.5 – 5 triệu đồng/tháng chiếm 66.67%, dưới 2.5 triệu đồng chiếm 12.70%, trên 5 triệu đồng chiếm 20.635%. Mặc dù thời gian làm việc trong ngày và số ngày làm việc trong tuần của nam và nữ ở trong huyện và bên Trung Quốc tương đối giống nhau, song nhóm lao động trong huyện vẫn có mức thu nhập thấp hơn nhóm thu nhập ở di cư bên Trung Quốc.

Qua những phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rằng mức thu nhập bình

quân/tháng của LĐDC bên Trung Quốc cao hơn nhiều so với LĐDC ở trong huyện (khoảng 1,5 triệu đồng/tháng), mức thu nhập bình quân/tháng của nam giới cao hơn của nữ giới đấy là một thực tế. Mức thu nhập này so với điều kiện sống đắt đỏ ở nơi đến không cao. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, lao động sau khi đi di cư có mức thu nhập cao hơn ở địa phương. Theo kết quả điều tra mà người lao động di cư cho biết có đến 56.94% số người cho rằng so với thu nhập trước di cư với thu nhập hiện nay của họ là “cao hơn nhiều”, có gần 30% số người cho rằng thu nhập của họ “cao hơn không đáng kể” và còn lại là tỷ lệ người cho rằng mức thu nhập ngang nhau hoặc có thể thấp hơn so với trước khi di cư. Nhưng có lẽ công sức, giá trị mà họ bỏ ra so với đồng lương họ nhận được là chưa thực sự xứng đáng. Đây cũng là lý do mà người LĐDC đi di cư sang Trung Quốc để tìm kiếm việc làm.

Đồ thị 4.7. Mức thu nhập BQ một tháng/tháng của LDDC sau khi đi di cư.

Con cái học cao cũng là vấn đề mà mọi gia đình đều suy nghĩ, con đỗ đại học bố mẹ vui cũng nhiều mà lo cũng nhiều. Khi con cái họ có cơ hội học cao nơi thành phố họ cũng phải bươn chải di cư ra thành phố để kiếm tiền nuôi con ăn học, vì tương lai con em họ, vì mức thu nhập cao nơi thành phố họ quyết định di cư. Và cũng có một số ít lựa chọn di cư do nguyên nhân khác như môi trường sống nơi đến tốt hơn và muốn khẳng định bản thân…

Hộp 4.7. Di cư vì con cái đi học xa

Nguồn: Phỏng vấn sâu (2015) Như vậy nguyên nhân chủ yếu khiến lao động nông thôn di cư sang Trung Quốc hay các địa bàn khác trong nước là mức độ tìm kiếm công việc dễ hơn ở quê, họ có cơ hội tìm được các việc có thu nhập cao hơn. Ngoài khả năng dễ xin việc, thu nhập cao thì hình ảnh về một cuộc sống mới sẽ thu hút người lao động di cư, họ luôn hướng tới cuộc sống tốt đẹp, không nghĩ đến những khó khăn, rủi ro mà họ có thể gặp phải.

4.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của di cư theo mùa vụ đến cộng đồng địa phương

Ảnh hưởng của di cư theo mùa vụ có thể được xem ở các cấp độ khác nhau, từ cấp độ bản thân lao động di cư, gia đình họ hàng, bạn bè cho đến cộng đồng nơi đi/nơi đến. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung xem xét ảnh hưởng cả về mặt kinh tế, xã hội của di cư đối với gia đình và cộng đồng nơi đi.

4.2.3.1. Ảnh hưởng đến cuộc sống hộ gia đình

Tìm hiểu về ảnh hưởng của di cư đến bản thân người di cư và gia đình của họ cho thấy, đa số người được phỏng vấn một cách chủ quan cho rằng di cư có ảnh hưởng đến người di cư chiếm 77,78% và hộ có người di cư chiếm 80,56%. Quan điểm này mang tính phổ biến hơn ở các hộ gia đình có người di cư so với các hộ không có người di cư. Các hộ di cư cho rằng di cư có ảnh hưởng đối với người di cư chiếm 80,83% và đối với các gia đình có người di cư chiếm 81,67%. Trong khi

Con đỗ đại học, khiến người làm cha làm mẹ như chúng tôi vừa mừng vừa lo, điều kiện gia đình khó khăn, vợ chồng tôi đau ốm suốt, nhưng con cái nó học được nên cho nó đi học lấy kiến thức, nó học ở Hà Nội, tôi không theo đi Hà Nội làm được vì gia đình còn có con nhỏ, tôi làm bên Trung Quốc thi thoảng về thăm nhà, đi phụ hồ tiền công cũng chẳng được là bao 3.5 triệu/tháng thì chu cấp cho con 2 triệu. Tháng nào không làm được lo đứng lo ngồi về tiền gửi tháng đấy cho con, dù khó khăn đến mấy tôi cũng phải cố gắng không cho con tôi nghỉ học được.

đó, các hộ không có người di cư cho rằng di cư có ảnh hưởng đối với người di cư chiếm 71,67% và đối với các gia đình có người di cư chiếm 78,33%. Tỷ lệ đánh giá của các hộ di cư cao hơn các hộ không di cư do hộ không di cư chỉ nhìn nhận các mặt tích cực qua những biểu hiện bên ngoài của hộ di cư nên không thể đánh giá chính xác hơn bản thân hộ có người di cư.

Theo phân tích ở những phần trước cho thấy sự khó khăn về kinh tế, thiếu việc làm, đất đai không đủ canh tác đã dẫn đến hệ quả tất yếu là tạo ra dòng di

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)