1.4. Đặc diểm địa bàn nghiên cứu
1.4.2. Một số nét cơ bản về Trung tâm giáo dục và dạy nghề người tàn tật nghệ
2010 toàn tỉnh Nghệ An có hơn 200.000 nghìn người khuyết tật và trẻ khuyết tật, là một trong những tỉnh có tỷ lệ người khuyết tật và trẻ mồ côi lớn trong cả nước. Trong số đó có 4657 TKT trong độ tuổi có thể theo học hòa nhập trong các trường học cơ sở bình thường. Trong đó, số trẻ em tham gia học hòa nhập là 3788 em chiếm tỉ lệ 81%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong số 81% trẻ theo học hòa nhập thì chỉ khoảng 1/3 trẻ thực sự hòa nhập được cùng các bạn. Còn 19% trẻ khuyết tật nặng thì vận động theo học tại trung tâm giáo dục và dạy nghề cho người tàn tật Nghệ An
1.4.2. Một số nét cơ bản về Trung tâm giáo dục và dạy nghề người tàn tật Nghệ An tàn tật Nghệ An
Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An được thành lập vào năm 1979, tên gọi ban đầu là trường tật học I Nghệ Tĩnh tại nhà thờ Tống Nho Liêm, phường Đội Cung, TP Vinh, Nghệ An. Năm 1998, sau khi sát nhập hai sở là sở Lao động và Sở thương binh thành Sở Lao động – Thương binh và xã hội thì trường đã chuyển địa điểm đến Xóm 8, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An, sau đó đổi tên thành Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An. Mô hình hoạt động của trung tâm gồm có tổ chức dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp cho người tàn tật, tư vấn việc làm cho người tàn tật, tập huấn hướng dẫn cho giáo viên dạy nghề cho người tàn tật.
Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An thực hiện theo quyết định số 2729/QĐ.UB ngày 10/7/2008 của UBND Tỉnh Nghệ An:
Tổ chức tuyển sinh, dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp cho người tàn tật, tư vấn việc làm, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho giáo viên dạy nghề người tàn tật. Trung tâm tổ chức các hoạt động dạy và học như kiểm tra, cấp
chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội.
Trung tâm mở rộng liên kết đào tạo nghề phù hợp với đối tượng, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học nghề.
Tổ chức dạy văn hóa cho học sinh tại trung tâm hiện đang còn học văn hóa đến hết bậc tiểu học, sau này chuyển sang đào tạo nghề.
Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trung tâm đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật.
Phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện tốt công tác bảo vệ nội bộ, phòng chống các tệ nạn xã hội. Giữ vững an ninh, trật tự an toàn trong toàn trung tâm.
Trung tâm là cơ sở xã hội dành cho người tàn tật lớn nhất của Tỉnh, hàng năm trung tâm đã tiếp nhận các trường hợp khuyết tật theo quy định được tham gia và giáo dục văn hóa, dạy nghề cho các trường hợp, tạo điều kiện cho người khuyết tật nói chung và TKT nói riêng cơ hội được làm việc và hòa nhập cộng đồng sau khi rời khỏi trung tâm, giúp họ có thể tự lập trong sinh hoạt và có khả năng tự nuôi sống bản thân với ngành nghề đã được đào tạo.
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NGƢỜI
TÀN TẬT NGHỆ AN